Nhãn hiệu và thương hiệu là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau

Xuất phát từ việc hạn chế với lĩnh vực kinh doanh hoặc tiếp nhận thông tin từ những nguồn tin không chính xác mà nhiều người có sự nhầm lẫn trong việc sử dụng cụm từ “nhãn hiệu” và “thương hiệu”. Trên thực tế, hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau, không có giá trị tương đương nên không thể thay thế cho nhau.

1/ Khái niệm

Theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thì Thương hiệu (brand): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.

Trong khi đó, Nhãn hiệu (marks) theo định nghĩa tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Nói một các dễ hiểu thì nhãn hiệu là tên của các sản phầm mà doanh nghiệp tạo ra, thông qua chất lượng, đặc điểm sản phẩm đó mà doanh nghiệp tạo dựng được thương hiệu, hình ảnh của mình trên thị trường để khách hàng dễ dàng ghi nhớ. Trong khi nhãn hiệu dùng để phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác thì thương hiệu giúp khách hàng phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

2/ Nhãn hiệu là đối tượng được bảo hộ còn thương hiệu thì không

Hiện nay, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam chưa có định nghĩa về thương hiệu. Vì vậy, chỉ có nhãn hiệu là đối tượng được bảo hộ bởi Nhà nước. Một doanh nghiệp cạnh tranh chỉ có thể “nhái” được nhãn hiệu. Vì chí có nhãn hiệu là đối tượng của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam nên nhãn hiệu được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận.

Nhãn hiệu được tạo ra chỉ trong thời gian đôi khi là rất ngắn, trong khi để tạo dựng được một thương hiệu (tạo dựng hình ảnh về hàng hóa, dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng) đôi khi là cả cuộc đời của doanh nhân.

Thương hiệu nổi tiếng sẽ tồn tại mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu hàng hóa thì chỉ có giá trị pháp lý trong thời gian nhất định (thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa thường là 10 năm và có thể được kéo dài bằng việc gia hạn). Nhãn hiệu hàng hóa được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận.

Tóm lại, mặc dù pháp luật Việt Nam chỉ công nhận nhãn hiệu là đối tượng được bảo hộ, tuy nhiên, thông qua việc bảo hộ nhãn hiệu thì pháp luật đã gián tiếp bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp khỏi các hành vi sử dụng nhãn hiệu để bôi xấu thương hiệu của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu càng sớm càng tốt để bảo vệ doanh nghiệp của mình trong tương lai.

Dịch vụ Đăng ký nhãn hiệu, logo độc quyền của Công ty Luật Apolo Lawyers:

Thông tin liên hệ Bộ phận Đăng ký nhãn hiệu: Công ty Luật Apolo Lawyers - Trụ sở: Tầng 10, Tòa nhà PaxSky, 51 Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP. Hồ Chí Minh - Tel: (028) 66.701.709 / 0939.486.086 Chi nhánh Bình Thạnh: - Chi nhánh: Tầng 9, K&M Tower, 33 Ung Văn Khiêm, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh - Tel: (028) 35.059.349 / 0908.097.068 Hotline: 0903.600.347 Email: contact@apolo.com.vn Website: www.luatsutructuyen.vn

APOLO LAWYERS

Link nội dung: https://pmil.edu.vn/nhan-hieu-la-gi-a11631.html