Xuất phát từ việc hạn chế với lĩnh vực kinh doanh hoặc tiếp nhận thông tin từ những nguồn tin không chính xác mà nhiều người có sự nhầm lẫn trong việc sử dụng cụm từ “nhãn hiệu” và “thương hiệu”. Trên thực tế, hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau, không có giá trị tương đương nên không thể thay thế cho nhau.
1/ Khái niệm
Theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thì Thương hiệu (brand): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.
Trong khi đó, Nhãn hiệu (marks) theo định nghĩa tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Nói một các dễ hiểu thì nhãn hiệu là tên của các sản phầm mà doanh nghiệp tạo ra, thông qua chất lượng, đặc điểm sản phẩm đó mà doanh nghiệp tạo dựng được thương hiệu, hình ảnh của mình trên thị trường để khách hàng dễ dàng ghi nhớ. Trong khi nhãn hiệu dùng để phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác thì thương hiệu giúp khách hàng phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
2/ Nhãn hiệu là đối tượng được bảo hộ còn thương hiệu thì không
Hiện nay, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam chưa có định nghĩa về thương hiệu. Vì vậy, chỉ có nhãn hiệu là đối tượng được bảo hộ bởi Nhà nước. Một doanh nghiệp cạnh tranh chỉ có thể “nhái” được nhãn hiệu. Vì chí có nhãn hiệu là đối tượng của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam nên nhãn hiệu được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận.
Nhãn hiệu được tạo ra chỉ trong thời gian đôi khi là rất ngắn, trong khi để tạo dựng được một thương hiệu (tạo dựng hình ảnh về hàng hóa, dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng) đôi khi là cả cuộc đời của doanh nhân.
Thương hiệu nổi tiếng sẽ tồn tại mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu hàng hóa thì chỉ có giá trị pháp lý trong thời gian nhất định (thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa thường là 10 năm và có thể được kéo dài bằng việc gia hạn). Nhãn hiệu hàng hóa được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận.
Tóm lại, mặc dù pháp luật Việt Nam chỉ công nhận nhãn hiệu là đối tượng được bảo hộ, tuy nhiên, thông qua việc bảo hộ nhãn hiệu thì pháp luật đã gián tiếp bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp khỏi các hành vi sử dụng nhãn hiệu để bôi xấu thương hiệu của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu càng sớm càng tốt để bảo vệ doanh nghiệp của mình trong tương lai.
Dịch vụ Đăng ký nhãn hiệu, logo độc quyền của Công ty Luật Apolo Lawyers:
- Công ty Luật Apolo Lawyers sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tra cứu sơ bộ nhãn hiệu. Sau khi tra cứu sơ bộ nhãn hiệu nếu chưa tìm được đối chứng tương tự với nhãn hiệu tra cứu doanh nghiệp tiến hành tra cứu chính thức để có kết quả toàn diện xác định phương án nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
- Tư vấn, tra cứu sơ bộ nhãn hiệu của doanh nghiệp nhằm xác định khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu;
- Tư vấn các dấu hiệu tương tự, trùng lặp, gây nhầm lẫn dẫn tới nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ;
- Tư vấn xác định nhóm, phân nhóm cho nhãn hiệu để tránh bị từ chối về mặt hình thức, nội dung trong quá trình xét nghiệm đơn nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Tư vấn phương án sửa đổi đăng ký nhãn hiệu để có khả năng đăng ký cấp văn bằng cho chủ sở hữu;
- Tư vấn hướng dẫn thời điểm xác lập quyền đối với nhãn hiệu: Theo qui định của pháp luật Việt Nam và một số nước nhãn hiệu chỉ được xác lập quyền trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền hoặc công nhận đăng ký quốc tế của Cục Sở hữu trí tuệ. Đây chính là nguyên tắc ưu tiên người đăng ký trước khác với luật sở hữu trí tuệ của Mỹ và một số quốc gia khác nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở chứng minh ưu tiên người sử dụng trước;
- Tư vấn phạm vi bảo hộ của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: Quyền đối với nhãn hiệu nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung được xác nhận phạm vi bảo hộ theo lãnh thổ quốc gia, tức là nhãn hiệu khi đăng ký bảo hộ tại quốc gia nào sẽ được bảo hộ tại quốc gia đó mà không phải cứ đăng ký một quốc gia đương nhiên được bảo hộ trên toàn thế giới. Do vậy, doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh sản phẩm dịch vụ của mình ở các quốc gia khác nhau cần tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp mình ở các quốc gia đó để hàng hóa, dịch vụ của mình không bị tranh chấp về việc sử dụng nhãn hiệu trong quá trình kinh doanh.
- Đại diện cho khách hàng, doanh nghiệp, chủ đơn là người nước ngoài trong việc nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, ghi nhận sửa đổi, gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam và ở nước ngoài;
- Đánh giá hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, logo độc quyền và khả năng vi phạm các quyền nhãn hiệu, logo đang được bảo hộ ở Việt Nam và ở nước ngoài;
- Thực thi các quyền nhãn hiệu đang được bảo hộ: điều tra, giám sát, thương lượng, hòa giải, khởi kiện ra tòa hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác xử lý xâm phạm ở Việt Nam và nước ngoài;
- Xử lý vi phạm nhãn hiệu;
- Khiếu nại các vấn đề liên quan đến xác lập, bảo vệ quyền nhãn hiệu;
Thông tin liên hệ Bộ phận Đăng ký nhãn hiệu: Công ty Luật Apolo Lawyers - Trụ sở: Tầng 10, Tòa nhà PaxSky, 51 Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP. Hồ Chí Minh - Tel: (028) 66.701.709 / 0939.486.086 Chi nhánh Bình Thạnh: - Chi nhánh: Tầng 9, K&M Tower, 33 Ung Văn Khiêm, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh - Tel: (028) 35.059.349 / 0908.097.068 Hotline: 0903.600.347 Email: contact@apolo.com.vn Website: www.luatsutructuyen.vn
APOLO LAWYERS