Thế nào là danh từ trong chương trình tiếng Việt lớp 4?
Trong chương trình tiếng Việt lớp 4, các bé sẽ được làm quen và biết thêm kiến thức về danh từ, một trong những thành phần quan trọng trong một câu.
Theo tiếng Việt lớp 4 danh từ là gì? Theo khái niệm trong SGK, danh từ được biết đến là những từ dùng để gọi tên những khái niệm, sự vật, sự việc, hiện tượng. Đặc biệt, thành phần câu này không ngừng gia tăng và biến đổi về số lượng để đáp ứng nhu cầu nói và viết của người dùng.
Ví dụ về danh từ tiếng Việt lớp 4:
- Danh từ chỉ sự vật: Xe đạp, xe máy, máy tính, bàn, ghế, bát, đĩa….
- Danh từ chỉ hiện tượng: Mưa, gió, sấm, chớp, mây, trời….
- Danh từ chỉ khái niệm: Báo cáo, bệnh án, thuật ngữ, con người, quốc gia…
Phân loại danh từ khi học tiếng Việt lớp 4
Về kiến thức tiếng Việt lớp 4 danh từ có nhiều loại khác nhau từ danh từ chỉ sự vật, hiện tượng, khái niệm…. Nhưng về cơ bản thì trong tiếng Việt sẽ có 2 loại danh từ chính là sự vật và đơn vị. Cụ thể:
Danh từ dùng để chỉ sự vật/ vật
Danh từ chỉ vật lớp 4 là loại danh từ dùng để nói, miêu tả, chỉ về một sự vật được nhắc đến có thể là bí danh, đồ vật, địa danh, tên gọi,… Trong đó, loại này trong tiếng Việt lớp 4 danh từ chung và danh từ riêng như sau:
Danh từ chung
Đây là những danh từ dùng để gọi chung tên của các sự vật, chúng bao gồm những danh từ trừu tượng và danh từ cụ thể:
- Danh từ cụ thể: Đây là những từ chỉ sự vật có thể cảm nhận được bằng giác quan như các hiện tượng, sự vật, đồ vật, con người, đơn vị. Ví dụ: Bố, me, bàn, ghế, nắng, mưa, cái, con, chiếc, ngày, tháng, nam, mét, kg, thôn, xã, trường, lớp, đàn, dãy, bó, cặp….
- Danh từ trừu tượng: Đây là những khái niệm có tính trừu tượng và chúng tồn tại trong nhận thức con người, thường không thể nhìn được bằng mắt. Ví dụ: đạo đức, hạnh phúc, cách mạng, gia đình, cuộc sống, tình yêu….
Danh từ riêng
Đây thường là những danh từ nói về một địa danh hay tên riêng cụ thể: Ví dụ như: Bác Hồ, Hoàng Hà, Đình Bảo, Gia Hân, Nguyễn Huệ, Đà Lạt, Đà Nẵng, Hà Nội, hồ Ba Bể, sông Hồng….
Cụm danh từ
Ngoài ra, trong danh từ chỉ sự vật còn có thêm cụm danh từ, chính là sự kết hợp giữa từ với mố số từ khác, chúng thường là tổ hợp gồm 2 hay nhiều từ nối với nhau. Trong đó có hai loại là:
- Cụm danh từ với danh từ chính đứng sau: Thường là những danh từ nói về số lượng. Ví dụ: Những bông hoa, mấy bạn học sinh, một chiếc dù….
- Cụm danh từ với danh từ chính đứng trước: Thường là những danh từ bổ sung đặc điểm, tính chất cho một danh từ chính. Ví dụ: Gà trống, mưa rào, áo đỏ, con nuôi, cửa sắt, bố đẻ,….
Danh từ chỉ đơn vị
Thực chất đây cũng là danh từ chỉ sự vật nhưng thường sẽ dùng để xác định về khối lượng, số lượng hay ước lượng một sự vật nào đó. Loại này cũng khá đa dạng và được chia thành nhiều nhóm nhỏ như:
- Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: Thường là những loại đơn vị dùng trong giao tiếp để chỉ số lượng con vật, đồ vật….Ví dụ: cục, cây, hòn, cái, sợi, con, miếng, chiếc….
- Danh từ chỉ đơn vị chính xác: Đây là những danh từ nói về những đơn vị xác định kích thước, trọng lượng, thể tính với tính chính xác tuyệt đối như gram, kg, tấn, tạ, yên, lít, hecta….
- Danh từ chỉ thời gian: Ví dụ như giờ, phút, giây, ngày, tháng, năm, thập kỷ, thiên niên kỷ….
- Danh từ chỉ đơn vị mang tính ước lượng: Ở đây loại danh từ này cũng nói về đơn vị nhưng mang tính ước lượng, dự đoán không có tính chính xác về số lượng cụ thể như đàn, bố, tổ, nhóm,…
- Danh từ chỉ tổ chức: Đây là những danh từ nói về tên những đơn vị, tổ chức hành chính như thôn, xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thành phố…
Danh từ chỉ khái niệm
Với loại danh từ này thường sẽ không miêu tả trực tiếp những sự việc, sự vật hay đối tượng cụ thể mà chúng chỉ mô tả dưới dạng định nghĩa mang tính chất trừu tượng. Hay nói cách khác, những danh từ này không tồn tại trong thế giới thức, không thể nhìn nhận bằng các giác quan. Ví dụ như no, đói, hạnh phúc, phong thủy, gia đình,…
Danh từ chỉ hiện tượng
Đây là những danh từ dùng để miêu tả những hiện tượng do thiên nhiên tạo ra hay con người tạo ra với thời gian, không gian. Bao gồm:
- Hiện tượng tự nhiên: Mưa, gió, bão lụt, sấm sét,…
- Hiện tượng xã hội: Giàu sang, nghèo đói, nội chiến, chiến tranh…
Mục đích của việc sử dụng danh từ trong tiếng Việt
Khi học danh từ tiếng Việt lớp 4, các bé cần phải nắm rõ mục đích của việc sử dụng chúng để có thể áp dụng một cách chính xác. Cụ thể:
Trong một câu, danh từ có thể giữ chức năng chủ ngữ hoặc vị ngữ và thậm chí là bổ ngữ. Ví dụ:
- Khi danh từ làm chủ ngữ: Hoàng hôn rất đẹp ("Hoàng hôn” đứng đầu câu vừa là danh từ, vừa làm chủ ngữ trong câu).
- Khi danh từ làm vị ngữ: Anh ấy là ca sĩ. (“ca sĩ” chính là danh từ đứng sau, đảm nhiệm chức vụ vị ngữ).
- Danh từ làm tân ngữ cho ngoại động từ: Cô ấy đang đi xe đạp (“xe đạp” chính là danh từ, cũng như là tân ngữ cho động từ “đi”).
Ngoài ra, danh từ còn có thể kết hợp được với những từ chỉ định ở phía sau, chỉ số lượng ở phía trước hay một số từ khác để tạo nên cụm danh từ. Ví dụ: 5 con mèo, trong đó số 5 sẽ bổ ngữ cho danh từ “con mèo”.
Hay danh từ còn được dùng để xác định vị trí hay biểu thị của sự vật đó trong thời gian hay không gian nhất định.
{{$seeMoreLinks}}
Một số lỗi khi sử dụng danh từ trong tiếng Việt lớp 4
Khi làm bài tập tiếng Việt lớp 4 danh từ các bé thường mắc một số sai lầm như:
- Nhầm lẫn giữa danh từ và các thành phần câu khác: Thường là các bé không nhận biết được danh từ nên dễ bị nhầm lẫn với các thành phần câu khác như chủ ngữ, vị ngữ hay trạng từ.
- Sử dụng danh từ không đúng mục đích của mỗi loại danh từ: Vì danh từ có mục đích sử dụng khá nhiều nên thường khi làm bài tập các bé dễ xác định sai danh từ.
- Sử dụng không đúng loại danh từ: Trong danh từ có nhiều loại nên các bé khi làm bài tập về phân biệt các danh từ dễ bị nhầm lẫn với nhau.
ĐỪNG BỎ LỠ!!
Chương trình xây dựng nền tảng tiếng Việt theo phương pháp hiện đại nhất.
Nhận ưu đãi lên đến 40% NGAY TẠI ĐÂY!
Các dạng bài tập danh từ tiếng Việt lớp 4 thường gặp và có đáp án chi tiết
Trong kiến thức tiếng Việt lớp 4 danh từ có nhiều dạng bài tập khác nhau. Một số bài tập về danh từ tiếng Việt lớp 4 để ba mẹ tham khảo dạy bé là:
Dạng 1: Xác định các danh từ trong câu
Ở dạng bài tập này thường sẽ cho bé một đoạn văn, đoạn thơ và yêu cầu học sinh xác định các danh từ tương ứng có trong câu đó.
Ví dụ: Xác định các danh từ trong đoạn văn theo từng nhóm tương ứng
Tiếng đàn bay ra vườn. Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi. Dưới đường, lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa. Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá. Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. Bóng mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp.
Theo LƯU QUANG VŨ
Trả lời:
- Danh từ chỉ vật: Nhà, chim bồ câu, bóng, hồ, lối đi, hoa mười giờ, cá, lưới, nước mưa, giấy, thuyền, đường, nền đất, ngọc lan, vườn, đàn.
- Danh từ chỉ người: Dân chài, lũ trẻ.
- Danh từ chỉ đơn vị: Mái, con, các, vũng, chiếc, cánh, tiếng.
- Danh từ riêng: Hồ Tây.
- Cụm danh từ: Những mái nhà, bóng mấy con chim bồ câu, các lối đi, những vũng nước mưa, những chiếc thuyền, vài cánh ngọc lan, tiếng đàn.
Dạng 2: Tìm các danh từ theo cấu tạo
Trong các bài tập danh từ tiếng Việt lớp 4, dạng bài tìm các danh từ theo cấu tạo khá phổ biến. Dạng bài này yêu cầu học sinh sẽ tìm những danh từ theo cấu tạo riêng.
Ví dụ: Tìm những danh từ có tiếng “con” trong đó có 5 từ chỉ con vật, 5 từ chỉ người và 5 từ chỉ sự vật.
Trả lời: Với bài tập này sẽ có nhiều đáp án khác nhau nhưng dưới đây là câu trả lời minh họa:
- 5 từ chỉ vật: Con mắt, con tàu, con thuyền, con đường, con gấu bông….
- 5 từ chỉ con người: Con nuôi, con trai, con gái, con rể, con dâu….
- 5 từ chỉ con vật: con mèo, con lợn, con bò, con gà, con nai….
Dạng 3: Tìm các danh từ có dạng đặc biệt
Dạng bài tập danh từ tiếng Việt lớp 4 này sẽ yêu cầu học sinh sẽ đặt câu với những danh từ, những danh từ này sẽ đòi hỏi học sinh phải tự tìm dựa trên đề bài đưa ra.
Ví dụ: tìm 5 danh từ vừa là danh từ riêng, vừa là danh từ chung và đặt câu với mỗi danh từ đó.
Trả lời: 5 danh từ vừa là danh từ riêng, vừa là danh từ chung là:
- Đầm Sen (khu vui chơi)/ đầm sen (đầm lầy trồng sen) -> Cuối tuần, gia đình tôi sẽ đi chơi Đầm Sen/ Mùa hè đến, những đầm sen lại nở hoa đầy rực rỡ.
- Hòa Bình (tên tỉnh)/ hòa bình (không có chiến tranh) -> Hòa Bình là một trong những tỉnh thành có nhiều địa danh du lịch nổi tiếng/ Chúng em mong muốn đất nước luôn hòa bình.
- Gà Chọi (địa điểm du lịch)/ gà chọi (một loại gà) -> Gà Chọi là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Vịnh Hạ Long/ Ông nội em mới mua một chú gà chọi rất mạnh mẽ.
- Hạnh Phúc (tên người)/ hạnh phúc (trạng thái con người) -> Chú Hạnh Phúc là một MC truyền hình nổi tiếng/ Gia đình của em rất hạnh phúc.
- Hàng Gà (tên phố cổ)/ hàng gà (nơi mua bán gà) -> Hàng Gà là một khu phố cổ nổi tiếng ở Hà Nội/ Mẹ em đi ra hàng gà để mua một con gà về nấu ăn.
Dạng 4: Tìm các danh từ điền vào chỗ chấm trong câu
Dạng bài tập danh từ tiếng Việt lớp 4 này thường sẽ cho một đoạn văn nhưng sẽ yêu cầu các bé điền danh từ tương ứng vào chỗ chấm trong câu đó.
Ví dụ: Tìm các danh từ thích hợp điền vào các chỗ chấm để hoàn thành khổ thơ sau:
............... giong ruổi trăm miền
Rù rì .............. nối liền mùa hoa.
Nối rừng hoang với ................
............ nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.
Nếu .............. có ở trời cao
Thì .............. cũng mang vào mật thơm.
NGUYỄN ĐỨC MẬU
Trả lời:
Bầy ong giong ruổi trăm miền
Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa.
Nối rừng hoang với biển xa.
Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.
Nếu hoa có ở trời cao
Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm.
Dạng 5: Phân biệt các danh từ
Ở dạng bài tập này thường sẽ yêu cầu các em học sinh nhận diện danh từ hay các loại danh từ với nhau để chọn được đáp án chính xác.
Ví dụ: Chọn A, B hay C?
a. Danh từ nào dưới đây là danh từ riêng chỉ tên người:
A. Quốc Bảo
B. Dế Chũi
C. Cả A và B đều đúng.
b. Danh từ nào dưới đây là danh từ riêng chỉ tên địa lí:
A. núi Bà Đen
B. Núi lửa
C. Cả A và B đều sai.
Trả lời:
- a. A. Quốc Bảo
- b. A. Núi Bà Đen
Phương pháp giúp bé học tiếng Việt lớp 4 danh từ dễ áp dụng
Để giúp bé chinh phục bài tập danh từ tiếng Việt lớp 4 hiệu quả, tránh mắc sai lầm thì bố mẹ có thể áp dụng ngay một số phương pháp sau đây:
- Đảm bảo bé hiểu được bản chất, đặc điểm danh từ: Bởi vì nếu không nắm vững được kiến thức cơ bản thì không thể nào làm chính xác được bài tập danh từ tiếng việt lớp 4. Nên bố mẹ hãy đảm bảo con mình hiểu được chắc khái niệm, đặc điểm, mục đích, các loại, các dạng bài tập của phần danh từ này.
- Thường xuyên hỏi bé về các sự vật xung quanh liên quan tới danh từ: Bố mẹ có thể đưa ra một danh sách các đồ vật hoặc các từ, cụm từ và hỏi bé xem đâu là danh từ để con hiểu rõ hơn về loại từ này.
- Chơi các trò chơi về tìm danh từ: Thay vì bắt ép bé làm bài tập danh từ, bố mẹ có thể cho con thử sức dưới dạng trò chơi kèm theo phần thưởng để bé có động lực học và chinh phục chúng hơn.
- Học đi đôi với hành: Ngoài việc nắm chắc lý thuyết, bố mẹ có thể cho bé kết hợp thực hành nhiều hơn bằng việc làm nhiều bài tập, đặt nhiều câu hỏi, tìm nhiều ví dụ liên quan,…
- Học tiếng Việt lớp 4 cùng VMonkey: Đây là ứng dụng dạy tiếng Việt online dành cho các bé mầm non và tiểu học, nội dung đa dạng kiến thức từ dễ đến khó phù hợp với năng lực của bé. Cùng với đó, các con sẽ được học bằng âm thanh, hình ảnh sống động cùng trò chơi tương tác giúp mỗi giờ học hứng thú hơn. Nhờ kho truyện tranh tương tác và sách nói khổng lồ, VMonkey sẽ giúp con xây dựng nền tảng và làm giàu vốn từ tiếng Việt, phát triển cảm xúc trí tuệ (EQ) tốt nhất. Tải ngay VMonkey để bé trải nghiệm TẠI ĐÂY, ba mẹ nhé!
Một số dạng bài tập tiếng Việt lớp 4 danh từ để bé luyện tập
Dưới đây là tổng hợp một số bài tập danh từ tiếng Việt lớp 4 để bé có thể tự luyện một cách hiệu quả:
Xem thêm:
- Cẩm nang dạy trẻ viết chính tả lớp 4 chuẩn mà chữ đẹp: Lưu về và áp dụng ngay
- Giúp con làm bài tập tiếng việt lớp 4 chủ ngữ vị ngữ không còn khó nhờ 5 bí quyết này!
Kết luận
Trên đây là tổng hợp những thông tin về kiến thức danh từ tiếng Việt lớp 4. Qua đó có thể thấy đây là thành phần câu khá phổ biến trong cuộc sống, nên bé có thể áp dụng những phương pháp mà Monkey giới thiệu trên để giúp chinh phục bài tập hay các kỳ thi hiệu quả hơn nhé.