Văn khấn ông Công ông Táo Tết Giáp Thìn 2024
Văn khấn ông Công ông Táo Tết Giáp Thìn 2024
Dưới đây là bài cúng ông Công ông Táo 2024 theo sách "Văn khấn cổ truyền Việt Nam" của Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật!Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật, chư Phật mười phươngCon kính l...
Ý nghĩa tục cúng ông Công ông Táo
Táo quân là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ, ngoài ra còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy, phong tục cúng ông Công ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ thần Bếp chuyên cai quản việc bếp núc. Ông Táo về trời sẽ tâu với Ngọc hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình ở hạ giới.Cá chép là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời. Vào ngày này, sau khi cúng lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao thả. Việc thả cá chép có ngụ ý "cá vượt vũ môn" hay "cá chép hóa rồng". Cá chép mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi tới thành công.
Lễ vật cúng ông Công ông Táo
Trong phong tục cúng ngày ông Công ông Táo, lễ vật cúng gồm: Mũ ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà; chiếc mũ dành cho các Táo ông có hai cánh chuồn; mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn); hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi.Tùy từng gia đình, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm mâm cỗ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...) để tiễn Táo quân.Những đồ vàng mã như mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp.
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!