THÔNG TIN TIỂU LUẬN
- Trường: Đại học Luật Hà Nội
- Định dạng: WORD
- Số trang: 23 trang (cả bìa)
- Năm: 2024 / Mã số: B0111.
- Pháp luật áp dụng: Bộ luật Dân sự năm 2015
XEM TRƯỚC NỘI DUNG
MỤC LỤC TIỂU LUẬN
MỤC LỤCTrang DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU1 1. Lý do chọn đề tài1 2. Mục tiêu nghiên cứu1 3. Phạm vi nghiên cứu1 4. Phương pháp nghiên cứu2 5. Kết cấu đề tài2 CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC GIAO DỊCH DÂN SỰ3 1.1. Khái niệm giao dịch dân sự3 1.2. Phân loại giao dịch dân sự3 1.2.1. Hợp đồng dân sự3 1.2.2. Hành vi pháp lý đơn phương4 1.2.3. Giao dịch dân sự có điều kiện4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 16 CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ7 2.1. Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập7 2.1.1. Về cá nhân7 2.1.2. Về pháp nhân, hộ gia đình:10 2.2. Chủ thể tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện:11 2.3. Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội12 2.4. Hình thức của giao dịch dân sự13 KẾT LUẬN CHƯƠNG 215 CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:18 KẾT LUẬN19 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO20LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Ngày nay, đất nước ta ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kéo theo các lĩnh vực trong đời sống như kinh tế, xã hội cũng phát triển vượt bậc. Đặc biệt là trong lĩnh vực dân sự, chủ yếu là các giao dịch giữa các chủ thể với nhau. Trong đó, giao dịch dân sự được hiểu là một quan hệ pháp luật phổ biến trong đời sống xã hội được biểu hiện dưới những hình thức nhất định như lời nói, văn bản, hành vi. Giao dịch dân sự là vấn đề quan trọng và phổ biết trong lĩnh vực dân sự, là công cụ hữu hiệu để đáp ứng được yêu cầu về lợi ích, cũng như quyền hợp pháp của các chủ thể. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi số lượng và giá trị tài sản trong giao dịch dân sự ngày càng lớn, đa dạng, phong phú, nên thường xảy ra tình trạng thiệt hại đối với chủ thể tham gia giao dịch dân sự, cũng như những người có liên quan. Vì vậy, cần làm rõ những vấn đề liên quan đến hiệu lực của giao dịch dân sự luôn là nội dung then chốt của giao dịch dân sự, góp phần đảm bảo hiệu quả thực thi của luật, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan. Chúng ta cùng đi tìm hiểu cụ thể hơn về các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự và liên hệ với thực tiễn thông qua bài tiểu luận này.
Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu, phân tích những quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự hiện nay, đồng thời xem xét thực tiễn áp dụng những quy định đó. Từ đó, nhìn nhận những khó khăn, bất cập sẽ phát sinh trong thực tiễn và đưa ra những ý kiến đóng góp hoàn thiện.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong Bộ luật dân sự 2015 và thực tiễn của việc áp dụng quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích luật, phương pháp nghiên cứu trên tài liệu, sách vở; phương pháp tổng hợp và tham khảo từ các tài liệu sách báo có liên quan là những phương pháp chủ yếu để hoàn thành bài tiểu luận.
Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của tiểu luận gồm 03 chương:
Chương 1. Tìm hiểu chung
Chương 2. Quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Chương 3. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC GIAO DỊCH DÂN SỰ
1.1. Khái niệm giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.( Theo Điều 116 Bộ luật dân sự 2015).
Theo đó, ta có thể hiểu giao dịch dân sự có thể thông qua hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương từ một bên chủ thể nhằm thể hiện ý chí của mình.
Giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lí (hành vi pháp lí đơn phương hoặc đa phương - một bên hoặc nhiều bên) làm phát sinh hậu quả pháp lí. Tuỳ từng giao dịch cụ thể mà làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Giao dịch là hành vi có ý thức của chủ thể nhằm đạt được mục đích nhất định, cho nên giao dịch dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao dịch, với những mục đích và động cơ nhất định.
Đặc biệt, trong giao dịch dân sự, việc thể hiện ý chí của mỗi bên chủ thể là rất quan trọng. Ý chí là nguyện vọng, mong muốn chủ quan bên trong của con người mà nội dung của nó được xác định bởi các nhu cầu về sản xuất, tiêu dùng của bản thân họ. Ý chí phải được thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định để các chủ thể khác có thể biết được ý chí của chủ thể muốn tham gia đã tham gia vào một giao dịch dân sự cụ thể. Bởi vậy, giao dịch dân sự phải là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí. Thiếu sự thống nhất này, giao dịch dân sự có thể bị tuyên bố là vô hiệu hoặc sẽ vô hiệu.
1.2. Phân loại giao dịch dân sự
Căn cứ vào các bên tham gia vào giao dịch có thể phân biệt giao dịch dân sự thành hai loại là hợp đồng và hành vi pháp lí đơn phương.
1.2.1. Hợp đồng dân sự
Hợp đồng dân sự là giao dịch trong đó thể hiện ý chí của hai hay nhiều bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Hợp đồng dân sự là loại giao dịch dân sự phổ biến nhất trong đời sống hàng ngày. Thông thường hợp đồng có hai bên tham gia trong đó thể hiện sự thống nhất ý chí của các chủ thể trong một quan hệ cụ thể như mua bán, cho thuê… nhưng cũng tồn tại hợp đồng có nhiều bên tham gia như tổ hợp tác, hộ gia đình….
Mỗi bên trong hợp đồng có thể có một hoặc nhiều chủ thể tham gia. Trong hợp đồng ý chí của một bên đòi hỏi sự đáp lại của bên kia, tạo thành sự thống nhất ý chí của các bên, từ đó mới hình thành được hợp đồng. Do vậy, hợp đồng dân sự là sự thoả thuận ý chí của hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. “Thoả thuận” vừa là nguyên tắc, vừa là đặc trưng của hợp đồng dân sự và được thể hiện trong tất cả các giai đoạn của quan hệ hợp đồng - từ giao kết đến thực hiện hoặc sửa đổi, chấm dứt hợp đồng dân sự.
1.2.2. Hành vi pháp lý đơn phương
Hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch dân sự, trong đó thể hiện ý chí của một bên chủ thể nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình hoặc bên còn lại trong quan hệ. Tuy nhiên, bên kia có thể tham gia hoặc không tham gia giao dịch. Điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan hoặc khách quan.
Ví dụ: Bạn từ bỏ quyền sở hữu, bạn vứt bỏ 1 cái tivi, tủ lạnh chẳng hạn, hành vi này không làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ của 1 chủ thể khác.
Thông thường, hành vi pháp lý đơn phương được xác lập theo ý chí của một bên chủ thể duy nhất.
Lập di chúc, từ chối hưởng thừa kế…Trong nhiều trường hợp, hành vi pháp lý đơn phương chỉ phát sinh hậu quả pháp lý khi những người khác đáp ứng được điều kiện do người xác lập giao dịch đưa ra.
Ví dụ: Hứa thưởng, thi có giải….
TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
[Tiểu luận 2024] Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo Bộ luật Dân sự năm 2015