Khá nhiều người còn hoang mang vì không biết nên cúng Thần Tài Ông Địa vào ngày nào? Và khi cúng thì cầ chuẩn bị những lễ vật gì cho thích hợp, đúng cách để các ngài ngự dụng và phù hộ cho công việc buôn bán, gia đạo được thuận lợi, bình an và đúng sở nguyện của gia chủ.
Để tìm hiểu những thông tin trên, kính mời quý độc giả cùng tham khảo những bài viết để có câu trả lời chính xác, từ đó sắm sửa, bày biện đủ lễ vật để cầu nhiều may mắn:
Nên cúng Thần Tài - Ông địa vào ngày nào để phát tài lộc?
Theo quan niệm dân gian cũng như phong tục lâu đời của nhân dân ta, trong mỗi gia đình, mỗi cửa hàng đều cần phải thỉnh Thần Tài - Ông Địa cầu may may với những ý nghĩa như sau:
- Thần Tài: Vị thần này thờ cũng để cầu mong ông sẽ giúp gia chủ được nhiều may mắn, mua may bán đắt, hút tài lộc vào nhà, kéo khách vào cửa hàng, mọi việc đều thuận lợi và phát đạt.
- Ông Địa: Đây là vị thần có chức trách giúp gia chủ bảo vệ nhà cửa tránh khỏi những điềm xui xẻo, vận xấu hoặc điều không may, thờ Ông Địa nhằm đảm bảo gia đạo bình an. Có nhiều người còn truyền miệng, nếu nhà có trộm hoặc điềm xấu vào nhà thì ông thổ địa sẽ báo mộng cho giả chủ nhà và bày cách giải vận xui.
Do vậy, việc xem ngày tốt để cúng Thần Tài - Ông Địa là rất quan trọng, vì việc này sẽ giúp năng lực của 2 vị thần này được phát huy tối đa, giúp may mắn, hút tài lộc cho giả chủ, cửa hàng kinh doanh. Nếu cúng vào ngày xấu sẽ làm giảm khả năng của hai vị thần này và thờ cúng kém linh nghiệm.
Các ngày tốt để bạn cúng Thần Tài thổ địa gồm các ngày sau: Đại An, Tốc Hỷ, Tiểu Cát vì những ngày đều có ý nghĩa riêng:
- Ngày Đại An: Cúng 2 vị thần vào ngày này giúp cho gia đạo yên ấm, bình an, cửa hàng không có trộm cắp, làm ăn thua lỗ.
- Ngày Tốc Hỷ: Ngày này sẽ giúp gia chủ thu hút tài lộc, của cải, hút khách vào cửa hàng.
- Ngày Tiểu Cát: Cầu cái gì cũng được như sở nguyện, mọi việc thuận lợi, cầu gì cũng tốt, bình an.
Các chuyên gia phong thủy nói rằng nên vía Thần - Tài ông địa vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm và nên cúng vào buổi sáng lúc giờ Thìn (7 - 9h sáng) là đẹp nhất. Trước khi cúng thì nên lau dọn bàn thờ Thần Tài - Ông Địa cẩn thận.
THAM KHẢO NỘI DUNG: Cúng thần tài ông địa ngày 10 âm lịch
Khi cúng Thần Tài - Ông địa thì cần chuẩn bị những gì?
Lễ vật cúng Thần Tài - Ông Địa bao gồm: Hoa, tôm, cá lóc nướng, cua, heo quay, giấy tiền vàng mã, ngũ quả, rượu để cầu xin làm ăn phát đạt gặp nhiều may mắn và thuận lợi.
Ngoài ra, có một số địa phương rất kỹ lưỡng về vật thực cúng Thần Tài - Ông Địa theo từng tháng:
#Lễ cúng đồ mặn từ tháng 1 đến tháng 6 âm lịch:
- 1 bình bông vạn thọ
- Ngũ quả ( trong đó có trái dừa )
- 5 nén hương
- 5 chum rượu nếp
- 2 cây nến
- 2 điếu thuốc lá
- Gạo, muối hột và nước đầy 3 chum
- Vàng bạc 2 miếng lớn
- Bộ tam sên đã luộc: 1 miếng thịt, 1 trứng vịt, 1 con tôm (cua ).
#Lễ cúng đồ chay từ tháng 7 đến tháng 12 âm lịch: Đồ lễ y như trên (Trừ bộ tam sên) và cũng thêm bánh chay như là bánh ít, bánh tét…
Ngoài ra, dân gian khi cúng xong thường lấy vàng từ bàn thờ Thần Tài - Ông Địa để mang trên người để được nhiều may mắn cả năm.
1. Cách thỉnh Thần Tài - Ông Địa khi cúng
Khi thỉnh tượng Thần Tài - Ông Địa từ ngoài cửa hàng về gói trong giấy đỏ, sau đó đem vào chùa nhờ các sư tụng “Chú nnhập Thần” và chọn ngày tốt đem về nhà an vị. Sau đó nên dùng nước lá bưởi rửa tẩy rửa bàn thờ, đồ cúng và khấn vái bình thường.
Khi thỉnh Thần Tài - Ông Địa nên chọn tượng mặt tươi cười, sáng sủa, phương phi, tượng không nứt vỡ và toát lên vẻ phú quý thì Thần Tài - Ông Địa mới có linh khí, nếu không chỉ là bức tượng bình thường.
2. Những điều cần biết khi cúng Thần Tài - Ông Địa
Việc cầu xin tài lộc và điềm lành còn phụ thuộc và vận may, phước đức cũng như lòng thành của gia chủ khi cúng kiếng cho Thần Tài - Ông Địa:
- Nên đốt nhang từ 6h - 7h sáng và chiều tối, mỗi lần đốt 5 cây nhang.
- Thay nước uống, nước trong lọ hoa, và chưng thờ nải chuối chín.
- Tránh để cho bụi bặm, vật nuôi làm ô uế, quậy phá bàn thờ Thần Tài - Ông Địa.
- Hàng tháng nên lau bàn thờ bằng nước lá bưởi, tắm cho Thần Tài - Ông Địa vào ngày 14 âm lịch và cuối tháng bằng rượu pha nước.
- Gạo, muối khi cúng xong thì cất dùng để trong gia đạo có tài lộc.
- Vàng, bạc đốt ở ngoài, rượu rưới từ cửa ra vào đến trong nhà nhằm mang ý nghĩa đem lộc đến, vật thực như bộ tam sên, bánh trái nên chia nhau dùng.
Xem thêm những mẫu Bàn thờ thần tài ông địa đẹp của chúng tôi sản xuất.
#Những điều lưu ý không để thất lễ khi cúng Thần Tài - Ông Địa:
- Tượng Thần tài - Ông Địa phải luôn giữ sạch sẽ, khô thoáng để thể hiện lòng thành kính. Cần dùng một cái khăn sạch lau riêng cho tượng Thần Tài - Ông Địa.
- Khi cúng Thần Tài - Ông Địa nên ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, không mặc đồ hở hang, rách rưới nhằm thể hiện lòng tôn kính. Kiêng kỵ nói tục chửi thề trước, trong và sau khi cúng.
- Không đặt bàn thờ Thần Tài - Ông Địa trước cửa phòng tắm hoặc gần nơi để thùng rác, tủ quần áo để tránh làm ô uế, vấy bẩn các vị thần.
- Không đặt bàn thờ Thần Tài - Ông Địa ở lối đi lại để tránh ồn ào làm mất sự thanh tịnh và trang trọng của nơi thờ cúng.
⇒ Khi thờ cúng, nên dùng nến hoặc đèn dầu, tránh dùng đèn diện tử nhấp nháy dễ tạo môi trường khí xấu, ảnh hưởng tài vận và việc thờ cúng.