Mẫu bảng lương nhân viên là mẫu thống kê thuộc trách nhiệm của bộ phận nhân sự nhằm kiểm soát lương và các khoản khác của nhân viên. Do đó làm thế nào để doanh nghiệp có thể tạo được mẫu bảng lương nhân viên chỉnh chu nhất? Hãy cùng Hãy cùng FASTDO tìm hiểu về mẫu bảng lương này nhé!
1. Tầm quan trọng của việc xây dựng mẫu bảng lương nhân viên
Ngoài quy định bắt buộc, mẫu bảng lương nhân viên còn ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của doanh nghiệp và nhân viên.
- Mẫu bảng lương nhân viên là một trong những loại văn bản hành chính quan trọng nhất đối với người lao động. Thông qua mẫu bảng lương nhân viên này, mỗi cá nhân nắm rõ được đầy đủ thông tin liên quan tới lợi ích của mình. Đồng thời, các bộ phận liên quan trong doanh nghiệp như nhân sự và kế toán cũng được hưởng lợi. Bởi thông qua mẫu bảng lương nhân viên, họ có thể theo dõi và kiểm soát quá trình làm việc của từng nhân sự.
- Về phía người lao động, mẫu bảng lương nhân viên là cơ sở để tự đối chiếu và kiểm tra tiền lương thực nhận. Tổng lương của người lao động có thể bao gồm nhiều khoản tiền khác nhau. Tất cả cần được liệt kê chi tiết và đầy đủ trong bảng lương. Ngoài ra, khi doanh nghiệp có thay đổi trong chính sách lương thì bảng lương mẫu cũng là nơi cập nhật sự thay đổi đầu tiên.
- Về phía doanh nghiệp, với mẫu bảng lương nhân viên các lãnh đạo hoàn toàn có thể linh hoạt trong vấn đề thanh toán lương, đưa ra điều chỉnh để phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp. Ngoài ra, mẫu bảng lương nhân viên cũng là một công cụ hữu hiệu để phòng nhân sự có thể so sánh tương quan giữa các cá nhân với nhau. Cụ thể, nhân viên nào vượt tiến độ, đảm bảo hiệu suất công việc hay chưa đạt KPI, tất cả minh chứng đều thể hiện trong bảng lương. Do đó, công tác quản lý và đánh giá chất lượng lao động trong doanh nghiệp trở nên đơn giản hơn.
>>> ĐỌC NGAY: Các cách tính lương cơ bản trong doanh nghiệp mới nhất năm 2022
2. Nội dung cơ bản của mẫu bảng lương nhân viên
Bạn quan tâm đến các bộ biểu mẫu OKRs bao gồm: quy trình áp dụng vào Doanh nghiệp, form check-in OKRs, timeline áp dụng OKRs,… Nhận bộ biểu mẫu OKRs miễn phí ngay bên dưới.
Nhận Biểu Mẫu OKRs
Mẫu bảng lương nhân viên bằng excel sẽ cần những thành phần như họ và tên, lương, phụ cấp, tổng lương thực tế, số ngày công,… Trong phần đầu tiên của mẫu này, chúng ta sẽ đi qua từng thành phần cần có để cấu thành nên một bảng lương nhân viên đầy đủ và bên cạnh sẽ là những chú ý khi làm từng phần.
- Họ và tên: Tên của từng người lao động cần được đưa vào bảng để kiểm soát và quản lý. Bạn có thể đính kèm theo chức vụ, cách liên lạc (email, số điện thoại,…) nếu cần thiết.
- Lương chính (lương cơ bản): Chưa bao gồm thưởng, phụ cấp và các khoản đi kèm khác. Bạn hãy đưa mức lương đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động vào mục này nhằm đảm bảo tính pháp lý.
Theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng năm 2020 đã tăng lên so với năm trước nên bạn cần cẩn thận cập nhật các thông tin này. Cụ thể:
- Vùng I: 4.420.000 đồng/tháng (tăng 240.000 đồng so với quy định tại Nghị định 157)
- Vùng II: 3.920.000 đồng/tháng (tăng 210.000 đồng/tháng với quy định tại Nghị định 157)
- Vùng III: 3.430.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng/tháng với quy định tại Nghị định 157)
- Vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng (tăng 150.000 đồng/tháng với quy định tại Nghị định 157)
- Phụ cấp: Các loại phụ cấp sẽ bao gồm 2 loại chính, đó là các phụ cấp cần đóng bảo hiểm và các phụ cấp không cần đóng bảo hiểm. Các phụ cấp cần đóng bảo hiểm bao gồm phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay phụ cấp khu vực. Các phụ cấp không yêu cầu đóng bảo hiểm bao gồm tiền điện thoại, hỗ trợ xăng xe, nhà ở, tiền ăn.
- Thu nhập danh nghĩa: Khoản thu nhập danh nghĩa chính là số tiền tiền trên lý thuyết mà người lao động được hưởng khi cộng các khoản lương cơ bản và phụ cấp khác nhau.
- Số ngày công thực tế: Chỉ số nhằm xác định thời gian thực mà mỗi cá nhân làm việc và được hưởng lương theo những ngày lao động đó.
- Tổng lương thực tế: Hay còn hiểu cách khác đó là lương thực chưa kèm phát sinh mà nhân viên được nhận. Đây là số tiền chính xác mà người nhân viên sẽ được nhận nếu không có bất kỳ phát sinh gì (trích bảo hiểm, tạm ứng, …). Có hai cách tính lương thực tế:
- Cách thứ nhất: Tính theo số ngày công của từng tháng:
Thực nhận = (Thu nhập danh nghĩa/Số ngày công trong tháng) X Số ngày công thực tế
- Cách thứ hai: Tính theo số ngày công được quy định trong quy chế của doanh nghiệp:
- Nếu doanh nghiệp quy định số ngày công là 28:
Thực nhận = (Thu nhập danh nghĩa/28) X Số ngày công thực tế
- Nếu doanh nghiệp quy định số ngày công là 29:
Thực nhận = (Thu nhập danh nghĩa/29) X Số ngày công thực tế
- Lương để đóng bảo hiểm: Ở phần này doanh nghiệp sẽ chia ra thành từng loại bảo hiểm cần đóng bao nhiêu và khấu trừ vào lương của nhân viên.
- Thuế TNCN: Đây là phần thuế cần đóng nếu người lao động ký hợp đồng với công ty có thời hạn từ 3 tháng trở lên.
- Thực lĩnh: Đây là phần lương chính thức sẽ được trao tới tay nhân viên trong kỳ nhận lương của họ. Thực lĩnh sẽ bao gồm tổng lương đã tính phía trên trừ đi các khoản thuế thu nhập cá nhân, đóng bảo hiểm và tạm ứng (nếu có).
Vậy chúng ta đã đi qua các thành phần của một mẫu bảng lương nhân viên đúng chuẩn. Hãy cùng FASTDO tổng hợp 8 mẫu bảng lương nhân viên sẽ được trình bày như thế nào nhé!
>>> XEM NGAY: [TẢI MIỄN PHÍ] - 5 Mẫu quyết định tăng lương mới nhất 2022
3. Tổng hợp 8 mẫu bảng lương nhân viên chi tiết nhất
Dưới đây là tổng hợp 8 mẫu bảng lương nhân viên chi được nhiều doanh nghiệp sử dụng.
>>> TẢI MIỄN PHÍ: MẪU LƯƠNG NHÂN VIÊN
4. Phần mềm chấm công fCheckin thay thế cho bảng công thủ công trong tính lương
Hầu hết trước khi tính lương, bộ phận nhân sự đều tốn khá nhiều thời gian để theo dõi công ca của nhân sự trong tổ chức. Chính vì thế, phần mềm chấm công fCheckin ra đời nhằm giúp tối ưu quá trình chấm công của nhân sự trong Doanh nghiệp.
Khi sử dụng phần mềm fCheckin, Doanh nghiệp sẽ sở hữu ngay một hệ thống bảng công tự động và lịch sử chấm công chuẩn xác. Không cần tốn thời gian nhập liệu file excel khi phần mềm fCheckin cho phép xuất file excel ngay trên hệ thống.
File chấm công này là cơ sở dữ liệu chuẩn nhất dựa trên ghi nhận kết quả chấm công realtime, từ đó tối ưu việc xử lý các sự vụ, sự việc không đáng có. Bảng lương dựa trên bảng công từ phần mềm chấm công online fCheckin sẽ có độ chuẩn xác cao nhất.
Hãy trải nghiệm cách fCheckin giúp bạn tiết kiệm thời gian bằng việc chấm công dễ dàng và tạo báo cáo Excel tự động. Dữ liệu chấm công sẽ được tự động tổng hợp và xuất file Excel, giúp bạn nắm bắt thông tin quan trọng một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Trên đây là những mẫu bảng lương nhân viên mà FASTDO đã tổng hợp được. Hi vọng các mẫu này sẽ giúp bạn có thể áp dụng hiệu quả trong việc tính lương nhân viên.