Phát triển tư duy được công nhận là một trong những phương pháp hiệu quả tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nếu các bậc phụ huynh và học sinh chưa biết đến phương pháp này thì hãy tham khảo ngay bài viết về sơ đồ tư duy kỹ năng giao tiếp được Clevai Math chia sẻ sau đây.
1. Sơ đồ tư duy kỹ năng giao tiếp được hiểu như thế nào?
Để hiểu được sơ đồ tư duy kỹ năng giao tiếp là gì thì trước tiên, người đọc cần phải hiểu thế nào là sơ đồ tư duy và kỹ năng giao tiếp được hiểu như thế nào?
Sơ đồ tư duy hay còn được biết đến với cái tên tiếng Anh là Mindmap, là hình thức tự ghi chép lại lên giấy bằng hình ảnh kết hợp với những màu sắc để hình tượng hóa kiến thức.
Kỹ năng giao tiếp còn được viết dưới dạng tiếng Anh Communication skills, đây là tập hợp những quy tắc, các ứng xử, tương tác được đúc kết bằng những kinh nghiệm trong giao tiếp hàng ngày.
Tóm lại, sơ đồ tư duy kỹ năng giao tiếp được hiểu đơn giản là trước khi bước vào trong 1 cuộc họp hay 1 buổi gặp mặt, bạn nên vạch ra cho mình 1 sơ đồ giao tiếp, trong đó sẽ có những nội dung chính của cuộc nói chuyện cùng những câu chuyện bên lề, hình ảnh để cuộc nói chuyện không bị nhàm chán.
2. Khám phá tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp
Có thể nhiều người cho rằng, việc giao tiếp chỉ là 1 việc hết sức bình thường bởi nó diễn ra hàng ngày xung quanh chúng ta thì cần gì phải quan trọng đến nó như thế?
Đó là bởi vì bạn chưa nhận ra tầm quan trọng của việc giao tiếp. Mỗi ngày, tùy vào công việc mà chúng ta phải tiếp xúc với nhiều hoặc ít người. Nhưng nếu bạn cứ chủ quan, không chú tâm vào trong câu chuyện của họ, không để ý đến cảm xúc của người đối diện thì có thể làm ảnh hưởng đến mối quan hệ đó.
Hay nếu gặp bạn bè hoặc khách hàng mà bạn dùng ngôn ngữ và cách nói không phù hợp thì khả năng cao sẽ làm cho tình bạn đi xuống cũng như không thể ký kết hợp đồng với khách hàng của mình.
Chính vì thế, có thể thấy rằng kỹ năng giao tiếp là 1 trong những yếu tố mang đến sự thành công của bạn trong tương lai và nó đáng để bạn phải rèn luyện lại. Khi giao tiếp tốt, chúng ta sẽ chủ động trong cuộc trò chuyện, giúp người đối diện luôn cảm giác mình được quan tâm, tôn trọng.
3. Tìm hiểu sơ đồ tư duy về kỹ năng giao tiếp
Nếu bạn đang muốn rèn luyện kỹ năng giao tiếp của mình trở nên tốt hơn thì hãy để Clevai Math chia sẻ sơ đồ tư duy về kỹ năng giao tiếp cực đơn giản ngay sau đây:
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Trong 1 cuộc trò chuyện, từ dáng đứng, ngồi, ánh mắt hay biểu cảm của bạn đều ảnh hưởng đến người khác. Chính vì thế, bạn cần điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể của mình sao cho phù hợp với hoàn cảnh.
Chẳng hạn như: Đứng thẳng hướng về phía họ, luôn nhìn vào ánh mặt người đối diện khi nói chuyện, mỉm cười,...
Nói với giọng điệu tự tin, quyết đoán
Nói nhỏ nhẹ chính là dấu hiệu của sự thiếu tự tin. Nếu bạn thuộc tuýp người nói chậm thì hãy nên luyện tập cách nói to, nhanh và dứt khoát. Ngẩng cao đầu và nói 1 cách rõ ràng, khẳng khái.
Không nói 1 cách lòng vòng
Khi được hỏi, hãy trả lời vào thẳng vấn đề và trực tiếp. Bạn có thể dành vài giây suy nghĩ nhưng đừng trả lời 1 cách vòng vo, không đúng vào vấn đề mà người đối diện muốn nghe. Tránh trường hợp đi ra ngoài chủ đề của cuộc đối thoại.
Hãy nói 1 cách trực tiếp để chứng tỏ sự tự tin của mình cũng như thể hiện sự tôn trọng về thời gian của đối phương.
Chủ động, biết lắng nghe người nói chuyện
Trong sơ đồ tư duy kỹ năng giao tiếp thì việc chủ động lắng nghe người đối diện nói chuyện là 1 việc làm vô cùng quan trọng. Biết lắng nghe người khác nói chuyện, quan tâm vấn đề đang bàn bạc sẽ giúp bạn cải thiện được kỹ năng giao tiếp cùng các kỹ năng khác cũng như gắn kết mối quan hệ khi giao tiếp.
Để thể hiện sự lắng nghe, bạn nên kết hợp cùng ngôn ngữ cơ thể như mỉm cười, gật đầu, đưa ra những lời góp ý hữu ích,...
Sử dụng ngôn ngữ phù hợp
Các phát âm và chọn lọc từ ngữ khi nói cũng có yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp của bạn. Nếu cảm thấy rụt rè, thiếu tự tin, nói chuyện quá nhỏ hoặc ngược lại, bạn lớn tiếng, nói quá nhanh,... sẽ khiến cho người đối diện khó nắm bắt thông tin mà bạn muốn truyền tải đến họ.
Biết cách điều chỉnh cảm xúc
Sơ đồ tư duy về kỹ năng giao tiếp cuối cùng mà chúng tôi muốn chia sẻ tới người đọc chính là biết điểm khiển cảm xúc của bản thân. Đỉnh cao của kỹ năng giao tiếp chính là sự thông cảm và thấu hiểu. Bởi giao tiếp chính là hoạt động cho và nhận giữa 2 hoặc nhiều người.
Bởi vậy, bạn cần phải thấu hiểu cảm xúc của người khác và điều khiển cảm xúc của chính bản thân mình sao cho phù hợp với hoàn cảnh. Chỉ có làm như vậy thì bạn mới đạt được mục đích của cuộc trò chuyện đó.
Qua những thông tin trên đây, có lẽ những người không giỏi giao tiếp có thể lên sơ đồ tư duy kỹ năng giao tiếp cho bản thân mình rồi đúng không nào. Ngay từ bây giờ, dù bất cứ ở trong lĩnh vực nào thì bạn cũng cần phải lên sơ đồ, kế hoạch trước cũng như rèn luyện kỹ năng mềm để trang bị cho mình sự tin tin và vững bước trên sự nghiệp của mình nhé!