Quản lý giáo dục là có vai trò quan trọng trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước, có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của quốc gia. Vậy quản lý giáo dục là gì? Học ngành quản lý giáo dục ra trường sẽ làm gì? Có những cơ hội nghề nghiệp ra sao? Bài viết dưới đây sẽ là lời giải đáp cho các độc giả quan tâm.
Quản lý giáo dục là gì?
“Quản lý giáo dục là các hoạt động điều hành hệ thống giáo dục với sự hỗ trợ của các chuyên gia và nguồn lực vật chất.”
Các chức năng chính của quản lý giáo dục là phát triển các chính sách giáo dục, tiến hành nghiên cứu hoặc tư vấn để giúp đánh giá và phát triển hệ thống giáo dục.
Cần lưu ý rằng quản lý giáo dục không chỉ giới hạn trong nhà trường; đúng hơn, nó bao gồm tất cả các loại hình tổ chức, bao gồm các trường đại học, trường công lập và trường tư thục.
Trong hệ thống giáo dục, con người được coi là trung tâm của mọi hoạt động. Con người không chỉ là chủ thể mà còn là khách thể quản lý.
“Quản lý giáo dục là một loại hình được hiểu là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất, trích tài liệu “Tổng quan về quản lý giáo dục” của Trường cán bộ quản lý giáo dục - đào tạo.
Quản lý giáo dục có vai trò gì?
Trong xã hội hiện nay, quản lý giáo dục ảnh hưởng đến nhiều hoạt động và giữ vai trò quan trọng. Cụ thể:
- Quản lý giáo dục giúp thiết lập sự thống nhất giữa ý chí và hành động của giáo viên và học sinh trong tổ chức giáo dục. Khi có một mức độ thống nhất cao, tổ chức giáo dục sẽ có được hiệu quả tốt.
- Dựa trên việc xác định mục tiêu chung trong quản lý giáo dục, từ đó hướng tất cả những nỗ lực của giáo viên, học sinh cùng thực hiện giúp thiết lập một tổ chức giáo dục đoàn kết.
- Giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên và nguồn lực trong tổ chức (tài liệu, tài chính, thông tin…) phối hợp một cách nhịp nhàng để đạt được mục tiêu của tổ chức đã đặt ra với hiệu quả cao nhất.
- Giúp các tổ chức giáo dục có thể thích nghi với những thay đổi liên tục trong môi trường. Song song với đó là nắm bắt các cơ hội và thách thức tốt nhất để giảm tác động tiêu cực từ môi trường.
- Dựa vào cơ sở lý luận chung, có thể nói hoạt động quản lý giáo dục giữ một vai trò quan trọng trong quá trình điều phối hoạt động, hành vi của giáo viên và học sinh để việc hình thành nhân cách tốt cho học sinh đạt được hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm: Tuyển Dụng Việc Làm Giáo dục, Đào Tạo, Thư Viện tại Careerlink.vn
Ngành quản lý giáo dục là gì?
Trong bối cảnh đất nước đang trên đà phát triển, nhu cầu về nguồn lực chất lượng cao khiến cho ngành giáo dục ngày càng được trân quý.
Quản lý giáo dục đạt được hiệu quả tốt khi có đội ngũ nhân sự làm công tác giáo dục chuyên nghiệp và có khả năng tiếp cận sự đổi mới hiện tại của giáo dục nước nhà. Do đó, ngành quản lý giáo dục ra đời đáp ứng việc đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo cho các hoạt động quản lý giáo dục được diễn ra hiệu quả.
Người học chuyên ngành quản lý giáo dục sẽ được tập trung đào tạo các quy trình quản lý giáo dục liên quan, tâm lý giáo dục và kiến thức từ tất cả các cấp đến quy trình quản lý của các trường học, bất kể cấu trúc và quy mô. Khối kiến thức chuyên ngành đều được nghiên cứu và giảng dạy chuyên nghiệp, hệ thống nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, khi theo học ngành Quản lý giáo dục, người học cũng được đào tạo các kiến thức về Luật, quy định của nhà nước.
Học quản lý giáo dục ra trường làm gì?
Công việc dành cho người học ngành Quản lý giáo dục là gì? Sau khi tốt nghiệp bạn có thể giữ các vị trí công việc như:
Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục
Vị trí này thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục…
Chuyên viên văn phòng
Bạn có thể ứng tuyển các vị trí như chuyên viên quản lý cơ sở vật chất, chuyên viên quản lý sinh viên, học sinh, bộ phận đào tạo và các vị trí khác …Có nguyện vọng trở thành một chuyên viên văn phòng, bạn sẽ có cơ hội làm việc tại các phòng Giáo dục, phòng Thanh tra Giáo dục, các trường học, doanh nghiệp đào tạo ngành nghề…
Chuyên viên quản lý đào tạo
Đây là một cơ hội việc làm khác cho những sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý giáo dục. Với vị trí công việc này, bạn có thể đặt nguyện vọng các trường học, trung tâm đào tạo tư nhân… Là một chuyên viên quản lý đào tạo bạn sẽ tham gia vào các công việc phụ trách chung, hành chính, giấy tờ, giải quyết vấn đề với giáo viên, phụ huynh.
Nhân viên/chuyên viên hành chính nhân sự
Tốt nghiệp ngành Quản lý giáo dục không phải ai cũng lựa chọn làm nhà nước vì mức thu nhập đôi khi không như ý và nhu cầu tuyển dụng cũng khá hạn chế. Với kiến thức chuyên môn của chuyên ngành này bạn vẫn có thể tự tin ứng tuyển vào vị trí chuyên viên hành chính nhân sự hoặc làm quản lý ký túc cho các doanh nghiệp lớn.
Chuyên viên phụ trách công tác văn hóa giáo dục
Lựa chọn về làm tại địa phương, cán bộ cấp xã, cấp huyện, tổ chức văn hóa tại cơ sở mà bạn đang sinh sống cũng là một gợi ý cho sinh viên ra trường với tấm bằng ngành Quản lý giáo dục.
Cán bộ nghiên cứu giáo dục
Bạn sẽ có cơ hội làm việc tại các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, trường học để tham gia vào hoạt động nghiên cứu các vấn đề xoay quanh giáo dục và đào tạo.
Giảng viên chuyên ngành quản lý giáo dục
Các cơ sở giáo dục có nhiệm vụ đào tạo và hướng dẫn các học viên, bồi dưỡng cán bộ… là nơi bạn có ứng tuyển.
Nhân viên/chuyên viên tư vấn tuyển sinh
Đây là công việc khá phù hợp khi bạn có tấm bằng Quản lý giáo dục. Bạn có thể là người tư vấn, tuyển sinh trong các trường cao đẳng, đại học, ngoài ra tư vấn du học ở những trung tâm, giới thiệu việc làm.
Ngành Quản lý giáo dục thi khối nào? Trường nào?
Cho đến hiện tại, ngành học Quản lý Giáo dục được xét tuyển theo các khối sau:
- A00: Toán, Vật Lý, Hóa học
- A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh
- C00: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- C04: Toán, Văn, Địa
- C14: Văn, Toán, GDCD
- C20: Văn, Địa, GDCD
- D01: Toán, Anh, Văn
- D14: Văn, Anh, Sử
- D78: Văn, Anh, KHXH
Trường đào tạo ngành Quản lý giáo dục tại khu vực phía Bắc:
- Học viện Quản lý giáo dục
- Đại học Thủ đô Hà Nội
- Đại học Sư phạm Hà Nội
Trường đào tạo ngành Quản lý giáo dục tại khu vực miền Trung:
- Đại học Vinh
- Đại học Quy Nhơn
Trường đào tạo ngành Quản lý giáo dục khu vực miền Nam:
- Đại học Sư phạm TP.HCM
- Đại học Sài Gòn
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những thông tin về quản lý giáo dục là gì, học quản lý giáo dục ra trường làm gì và thi vào bằng khối nào ở trường nào, mong rằng những chia sẻ này sẽ thực sự hữu ích với bạn đọc!
Đoàn Loan