Quá trình hoạt động của bản thân trong sơ yếu lý lịch là một thông tin không thể thiếu khi xin việc hoặc kê khai giấy tờ. Vậy bạn đã biết cách viết quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch chưa? Bạn hãy tham khảo ngay bài này của JobsGO để hiểu rõ hơn nhé.
1. Quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch gồm những nội dung gì?
Quá trình hoạt động của bản thân là một thành phần không thể thiếu để tạo nên bản sơ yếu lý lịch hoàn chỉnh của mỗi người. Trong phần này sẽ thể hiện toàn bộ quá trình học tập, công tác mà bạn đã trực tiếp trải qua từ khi đi học đến thời điểm hiện tại.
Thông thường nội dung này sẽ chia thành 2 phần đó là: Quá trình hoạt động khi đang đi học và quá trình hoạt động công tác (đã đi làm). Trong đó thể hiện từng thông tin cụ thể như:
- Ngày tháng năm
- Làm công tác gì?
- Ở đâu?
- Giữ chức vụ gì?
Đối với những người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc thì quá trình sẽ dài hơn các bạn sinh viên mới ra trường.
2. Tầm quan trọng của quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch
Quá trình hoạt động của bản thân trong sơ yếu lý lịch tái hiện lại những mốc thời gian điển hình của bạn từ khi đi học đến lúc đi làm. Thông qua đó, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được bạn là người như thế nào, có phải người trong sạch không, ngành nghề và trường bạn học là gì, từng làm việc ở đâu, làm gì,…
Dựa vào những thông tin đó, nhà tuyển dụng biết được bạn có phải ứng viên đáp ứng được các yêu cầu của họ hay không? Ngoài ra, việc ghi chép quá trình hoạt động đầy đủ, chính xác còn thể hiện bạn là người có tác phong chuyên nghiệp, tôn trọng công việc và người xem hồ sơ xin việc.
3. Hướng dẫn cách viết quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch
Tùy từng loại sơ yếu lý lịch mà phần hoạt động sẽ có cách viết quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch ghi khác nhau. Bạn cần nắm rõ mục đích là gì rồi mới viết nhé.
3.1 Với sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên
Sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên là giấy tờ quan trọng với học sinh. Nó giúp thầy cô quản lý, nắm được thông tin của học sinh dễ dàng hơn.
Cách viết quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch này như sau:
Bạn phải ghi toàn bộ quá trình học của bản thân từ cấp tiểu học cho đến cấp bậc đang học. Đối với mốc thời gian thì chỉ ghi theo năm. Còn phần trường học thì phải ghi rõ tên trường, địa điểm của trường học.
Ví dụ:
“Năm 2010 - 2015: Học sinh tiểu học trường Tiểu học Hồ Sơn, địa chỉ tại: Xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.Năm 2015 - 2019: Học sinh THCS tại trường THCS Hồ Sơn, địa chỉ tại: : Xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Năm 2019 - 2021: Học sinh cấp 3 trường THPT Tam Đảo, địa chỉ tại: Xã Tam Quan, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
>> Xem thêm: Cách viết sơ yếu lý lịch
3.2 Với sơ yếu lý lịch cho người xin việc làm
Phần hoạt động của bản thân trong sơ yếu sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm bắt cơ bản quá trình học tập, làm việc của mỗi ứng viên. Dựa vào đó phần nào họ sẽ đưa ra quyết định phỏng vấn và tuyển dụng.
Căn cứ vào thực tế, bạn ghi tóm tắt quá trình của mình từ niên thiếu đến nay. Bạn đã học tập, làm việc ở đâu và giữ chức vụ gì?
Ví dụ:
“Năm 2019 - 2021: Làm content tại công ty Cổ phần ABC, chức vụ nhân viên.Năm 2021 - nay: Làm content marketing tại Công ty ACCC, chức vụ trưởng phòng content.”
>> Xem thêm: Thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch
3.3 Với sơ yếu lý lịch cho cán bộ, công chức
Quá trình hoạt động bản thân trong sơ yếu của cán bộ, công chức sẽ chia thành 2 phần bao gồm: Quá trình học tập, quá trình đào tạo.
Đối với phần đào tạo, bạn ghi rõ thời gian (tháng, năm), tên trường/trung dạy học, ngành học, loại hình đào tạo, loại văn bằng/chứng chỉ. Trong đó sẽ bao gồm toàn bộ quá trình bạn học từ tiểu học đến trung cấp/cao đẳng/đại học/sau đại học.
Ví dụ:
“Năm 2002 - 2006: Học tại trường tiểu học Hồ Sơn.Năm 2007 - 2010: Học trường THCS Hồ Sơn.
Năm 2011 - 2015: Học tại trường THPT Tam Đảo.
Năm 2015 - 2019: Học tại trường Đại học Công Đoàn, ngành Luật, đào tạo chính quy, bằng cử nhân.”
Trong quá trình công tác, bạn hãy ghi rõ thời gian làm việc tại đơn vị, chức vụ đảm nhận.
Ví dụ:
“Năm 2019 - 2021: Làm việc tại Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, chức vụ chuyên viên Công đoàn.Năm 2021 - nay: Làm việc tại Sở nội vụ Hà Nội, chức vụ chuyên viên pháp lý.”
>> Xem thêm: Thành phần bản thân hiện nay
4. Lưu ý khi viết quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch
Trong khi viết hoạt động bản thân bạn cần phải lưu ý như sau:
- Không mắc lỗi chính tả, không nên dùng câu có nghĩa ẩn dụ.
- Viết quá trình hoạt động cẩn thận, rõ ràng, sạch đẹp.
- Đối với quá trình hoạt động trong sơ yếu lý lịch xin việc, bạn nên ưu tiên các công việc liên quan đến vị trí ứng tuyển mới.
- Các thông tin trong nội dung này phải chính xác so với thực tế.
Như vậy, nội dung bài này JobsGO đã hướng dẫn bạn cách viết quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch. Hy vọng bạn sẽ có thông tin bổ ích cho bản thân mình.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Chia sẻ bài viết này trên: