Doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Khái niệm, điều kiện thành lập năm 2024

Với tiềm năng lớn của thị trường xuất nhập khẩu tại Việt Nam trong giai đoạn kinh tế số, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mọc lên ngày càng nhiều. Khung pháp lý và các quy định liên quan được đặc biệt quan tâm: Điều kiện kinh doanh, ngành nghề, đăng ký thành lập,... là những vấn đề căn bản mà doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cần nắm vững.

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Khái niệm doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

1. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu là gì?

Hoạt động xuất khẩu (hoạt động ngoại thương) là hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong nước và nước ngoài thông qua việc mua bán qua biên giới giữa các quốc gia. Mục tiêu của xuất nhập khẩu là xây dựng cầu nối thương mại cung cầu giữa thị trường trong nước và quốc tế.

Căn cứ theo Khoản 10, Điều 4, Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản và trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật với mục đích kinh doanh.

Như vậy, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng là loại hình doanh nghiệp có tên riêng, tài sản và trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của quy định pháp luật dưới loại hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh nhằm mục đích kinh doanh liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.

>> Tham khảo: Uỷ thác xuất nhập khẩu là gì?

2. Điều kiện thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Điều kiện thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Có 3 điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu.

Có 3 điều kiện chủ yếu để doanh nghiệp thành lập công ty xuất nhập khẩu:

2.1. Điều kiện về thương nhân

Để thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thương nhân phải đảm bảo:

- Là cá nhân kinh doanh, hộ gia đình, hợp tác xã và phải có đăng ký kinh doanh.

- Thương nhân thành lập công ty xuất nhập khẩu có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành xuất nhập khẩu phải đảm bảo thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2.2. Điều kiện về vốn

Pháp luật không quy định cụ thể điều kiện về mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Vì vậy, số vốn để thành lập doanh nghiệp hoàn toàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp.

Tuy nhiên, có một số ngành nghề đặc biệt có quy định về vốn ký quỹ và vốn pháp định như bảo hiểm, bảo vệ, sản xuất phim,... Trong các lĩnh vực này, mức tối thiểu vốn điều lệ phải bằng với hai loại vốn này theo quy định.

Lưu ý: Vốn điều lệ của các công ty xuất nhập khẩu không bị ràng buộc bởi các loại vốn khác.

2.3. Điều kiện về hàng hóa xuất nhập khẩu

Điều kiện về hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP, cụ thể:

- Hàng hóa đăng ký phải không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, không được quyền xuất khẩu theo các Điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên.

- Riêng với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nằm trong danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện tại Phụ lục III, Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì phải có giấy phép được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền kèm theo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1, Điều 4, Nghị định 69/2018/NĐ-CP.

- Đối với các hàng hóa phải thông qua kiểm dịch, đảm bảo quy chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm: Phải có sự kiểm tra và chấp thuận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thực hiện xuất nhập khẩu.

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Hóa đơn đầu vào hộ kinh doanh cá thể.

2.4. Các điều kiện khác

Một số điều kiện khác được quy định tại Các Điều 37, 38, 38, 40 và Điều 41, Luật Doanh nghiệp năm 2020. Đồng thời khi đặt tên doanh nghiệp cần lưu ý:

- Không trùng hoặc đặt tên gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó (tính trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam).

- Không được sử dụng ngôn từ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục Việt Nam.

- Không sử dụng các cụm từ trong cơ quan đoàn thể của Nhà nước.

Theo Điều 42, Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Điều 6, Luật Nhà ở năm 2014, khi đặt trụ sở, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng cần lưu ý:

- Trụ sở phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới hành chính, có số điện thoại và thư điện tử (nếu có).

- Địa chỉ phải xác định rõ ràng số nhà, ngách, hẻm, ngõ, phố, thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Không đặt trụ sở công ty tại địa chỉ là căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể.

3. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu có phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu không?

Đăng ký ngành nghề

Không cần đăng ký ngành nghề xuất nhập khẩu.

Căn cứ theo Khoản 4, Điều 8, Luật Doanh nghiệp năm 2020: “Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu" là quyền của doanh nghiệp.

Mặt khác, theo Điều 3, Nghị định 69/2018/NĐ-CP:

“1. Thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh Mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.

2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi Điều chỉnh của Nghị định này phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh Mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.”

>> Tham khảo: Thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa tại chỗ.

Như vậy, xuất nhập khẩu không được quy định là ngành nghề kinh doanh nên khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu.

Trên đây là khái niệm doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các quy định về điều kiện thành lập, đăng ký ngành nghề kinh doanh. Kinh tế mở cửa, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có tiềm năng dồi dào về khả năng phát triển nên cần phải nắm được khung pháp lý để làm tiền đề thành lập và xây dựng doanh nghiệp vững chắc.

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm khai báo hải quan ECUS, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

Link nội dung: https://pmil.edu.vn/cong-ty-xuat-nhap-khau-la-gi-a64310.html