Toán hóa sinh là khối gì? Toán hoá sinh học ngành gì? Toán hóa sinh làm nghề gì? Đó là nhiều thắc mắc của các bạn học sinh và phụ huynh khi lựa chọn khối thi để bước vào kỳ thi THPT quốc gia hàng năm.
Vậy hôm nay hãy cùng Onca tìm hiểu thêm về toán hoá sinh khối nào qua nội dung sau nhé!
✅ Khối B00 ⭐ Toán - Hóa - Sinh ✅ Ngành học ⭐ Y, môi trường, nông nghiệp, khai khoáng ✅ Các trường tuyển sinh ⭐ Đại học Y, Đại học Quốc Gia,… ✅ Công việc sau tốt nghiệp ⭐ Bác sĩ, Y sĩ, nghiên cứu,…Toán Hóa Sinh là tổ hợp môn/ba môn thi của khối B00 hay còn gọi là khối B - một trong những khối thi truyền thống cùng với khối A, C và D. Đăng kí khối B, thí sinh có thể dễ dàng tìm được việc làm ưng ý với những nghề như Y - Dược, Tài nguyên - Địa chất - Khoáng sản hay Thú y…
Khối B là một trong những khối quen thuộc xuất hiện trong phương án tuyển sinh của nhiều trường đại học. Bên cạnh đó khối này đã và đang thu hút sự quan tâm của thí sinh trong nhiều năm.
Bởi đây không chỉ là tổ hợp môn có thể xét tuyển vào nhiều ngành nghề tại nhiều cơ sở đào tạo trên cả nước mà còn là khối khối được đánh giá có cơ hội việc làm rộng mở.
Đây là một tổ hợp chỉ gồm các môn khối tự nhiên. Do đó, đây là tổ hợp môn phù hợp cho các bạn có tư duy logic, khả năng “nhảy số” cao và yêu thích tính toán.
Các bạn xét tuyển bằng khối này sẽ có nhiều sự lựa chọn về trường với ngành nghề từ chuyên ngành Nông Lâm nghiệp, sư phạm và đặc biệt là chuyên ngành sức khỏe.
Khi thi khối B với 3 môn Toán Hoá Sinh thì các bạn có thể học các ngành như:
Các trường tuyển sinh khối B
Với câu hỏi Toán hóa sinh làm nghề gì? thì hiện nay với khối B00 khi ra trường thì bạn có thể làm trong rất nhiều lĩnh vực liên quan tới Y tế và sức khỏe như:
Đây là một trong những nhóm ngành nổi bật trong khối B. Đặc biệt, cơ hội việc làm đối với nhóm ngành này cũng rất rộng mở. Trong bối cảnh, đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe con người ngày càng chú trọng.
Việc khám chữa bệnh không đơn thuần dừng lại ở điều trị mà ở giai đoạn phục hồi chức năng sau điều trị, quan trọng hơn nữa là thực hiện tốt công tác phòng bệnh. Do đó, vai trò của đội ngũ Y bác sĩ ngày càng được khẳng định.
Tại các bệnh viện, các cơ sở Y tế nhà nước, tư nhân đều cần một lực lượng đông đảo nhân viên Y tế thực hiện nhiệm vụ cắt thuốc, xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị,…Vì vậy, sinh viên Y - Dược rất dễ tìm được công việc ưng ý ngay sau khi tốt nghiệp.
Đây là ngành nghề có tiềm năng về cơ hội phát triển rất cao, thu nhập ổn định, đặc biệt trong bối cảnh “khát” nhân sự như hiện nay.
Với kiến thức chuyên môn sâu, được đào tạo bài bản…sinh viên nhóm ngành này trở thành những “viên ngọc quý”, hứa hẹn có thể đưa ra các phương án hỗ trợ tốt nhất cho tình trạng tài nguyên môi trường hiện nay.
Đây là ngành ứng dụng công nghệ cao vào nghiên cứu, vận dụng các thiết bị kỹ thuật, vi sinh vật để tạo ra các sản phẩm sinh học tốt cho con người.
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm nhiều công việc khác nhau: quản lý, điều hành sản xuất tại các công ty Dược, chuyên viên công nghệ sinh học, trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, chuyên gia phân tích mẫu phẩm hoặc làm kỹ thuật viên xét nghiệm tại bệnh viện hoặc các cơ sở Y tế.
Với tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan khó kiểm soát như hiện nay, ngành Công nghệ thực phẩm nhận được sự quan tâm đặc biệt. Với việc áp dụng những công nghệ tiên tiến vào quá trình chế biến thực phẩm mà những sản phẩm mới ra đời ngày càng an toàn và đảm bảo dinh dưỡng.
Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm việc tại các cơ sở chế biến thực phẩm, tham gia nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chế biến, bảo quản thực phẩm đảm bảo nguồn lương thực cho nhân dân và góp phần nâng cao thương hiệu Việt trên trường quốc tế…
Link nội dung: https://pmil.edu.vn/toan-hoa-sinh-a61306.html