Để kinh doanh và ứng dụng triệt để các dịch vụ về logistics và quản lý chuỗi cung ứng tới các đối tác, doanh nghiệp, tập đoàn cần chú trọng đến 7 yếu tố sau đây. Đó được coi là “7 Đúng” trong logistics, là quy tắc bất biến và doanh nghiệp áp dụng thành công 7 quy tắc này chắc chắn đem đến giá trị kinh doanh bền vững. Cùng tìm hiểu chi tiết về chúng cùng những tác động của ngành đến sự phát triển của kinh tế nước ta qua bài viết.
Yếu tố đầu tiên các doanh nghiệp cần để tâm và chú trọng đến là đúng sản phẩm. Đúng ở đây không chỉ mang hàm nghĩa đơn giản là chính xác về số lượng mà còn phải đảm bảo cả về chất lượng. Tại sao lại như vậy? Bởi trong quá trình lựa chọn sản phẩm và vận chuyển, ngoài việc xác định đúng đơn hàng, đúng sản phẩm, doanh nghiệp cũng cần để tâm và xem xét các vấn đề tiềm ẩn có thể phát sinh ở giai đoạn vận chuyển.
Một số vấn đề có thể xảy ra trong quá trình đóng gói và vận chuyển đó là các sản phẩm dễ vỡ hoặc quá khổ cần được yêu cầu đóng gói đặc biệt và điều này ảnh hưởng đến quyết định chọn phương thức vận chuyển nào phù hợp nhất.
Một sản phẩm được thiết kế tốt, được đảm bảo mức độ tiêu chuẩn hóa cụ thể sẽ mang đến thuận lợi cực lớn đối với logistics đặc biệt là việc đóng gói, lưu kho và vận chuyển trở nên dễ dàng hơn.
Chính vì vậy, ngày nay có rất nhiều các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nội thất đã thay đổi trong việc thiết kế, thay vì thiết kế chiếc tủ, chiếc bàn, ….được lắp ráp sẵn, hoàn thiện rất khó vận chuyển thì họ đã tạo nên các sản phẩm IKEA - gồm các chi tiết, bộ phận rời và người mua sẽ tự lắp ráp theo hướng dẫn. Các thiết kế này giúp việc vận chuyển dễ dàng, từ đó, có thể chuyển thêm nhiều sản phẩm hơn trong mỗi lần tải hàng. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ cần ít chuyến hàng hơn, mức tiêu thụ nhiên liệu ít hơn và lượng khí thải cũng ít hơn, vừa tiết kiệm chi phí vận chuyển vừa góp phần bảo vệ môi trường xanh.
Sau khi các sản phẩm đúng được tạo ra, chúng cần phải được giao cho đúng khách hàng. Vấn đề ở đây cần phải xác định khách hàng mục tiêu là ai, họ có đặc điểm như thế nào và hành vi mua diễn ra thế nào? Công việc này chính là công việc trọng tâm của bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm kết hợp với bộ phận Marketing.
Trước tiên cần tiến hành nghiên cứu thị trường để xác định chân dung khách hàng mục tiêu từ đó đưa ra những ý tưởng thiết kế, những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Đồng thời, song song với đó cần phải lên các chiến dịch truyền thông và quảng bá sản phẩm nhằm tăng sự nhận thức, hiểu biết của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp
Xác định đúng và có cái nhìn sâu sắc về khách hàng tiềm năng sẽ giúp các nhà quản trị phân bổ ngân sách cho các chiến lược tiếp thị một cách khôn ngoan. Bằng phương thức này, doanh nghiệp sẽ có thể thu về nhiều khách hàng tiềm năng hơn và tiếp cận được nhiều khách hàng hơn nữa.
Xem thêm: Chuỗi dịch vụ Logistics ở nước ta gồm những gì? Tại đây
Số lượng đúng đóng vai trò quan trọng trong ngành Logistics bởi khi doanh nghiệp xác định được số lượng chính xác và đáp ứng đúng nhu cầu là điểm mấu chốt để nhà sản xuất giữ uy tín và tránh thiệt hại về tiền.
Nếu một doanh nghiệp sản xuất quá nhiều sản phẩm, kho hàng sẽ bị quá tải và các chi phí liên quan khác sẽ tăng theo. Với những công ty ứng dụng tối đa các khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong quản lý vẫn có thể dễ dàng quản lý tất cả số lượng hàng hóa cần giao tuy nhiên vấn đề chi phí kho phát sinh rất lớn trong khi sản phẩm dư thừa, cung lớn hơn cầu dẫn đến giá cả hàng hóa giảm. Điều này khiến cho hiệu quả kinh doanh bị sụt giảm, không đạt như kỳ vọng. Việc xác định đúng số lượng rất quan trọng và cần thiết, vậy nên đừng bỏ qua bước này nhé.
Cung cấp sản phẩm trong điều kiện đúng đề cập đến yếu tố an toàn trong vận chuyển hàng hoá. Chất lượng của sản phẩm nên được duy trì và bao bì phải còn nguyên vẹn khi đến tay người dùng cuối hoặc khách hàng. Bảo vệ chất lượng sản phẩm mà không làm tăng chi phí chung có thể được xem là trách nhiệm của nhóm cung ứng và nhóm phân phối.
Với những sản phẩm có điều kiện bảo quản khó khăn hơn như phải bảo quản trong chân không, giữ lạnh, giữ ấm, …cần phát triển và cải tiến hệ thống bảo quản phù hợp vừa đảm bảo sản phẩm chất lượng tốt nhất đến tay khách hàng vừa phải đảm bảo tối đa hóa chi phí trong việc bảo quản kho và vận chuyển.
Yếu tố quan trọng tiếp theo là đảm bảo các sản phẩm được chuyển đến đúng điểm đích. Ngoài việc sở hữu nhân viên giao hàng có kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, doanh nghiệp cũng cần có hệ thống quản lý vận tải hoặc tối ưu tuyến đường vận chuyển.
Bởi, phần mềm hoặc ứng dụng này sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn đồng thời khách hàng cũng biết được dự kiến đơn hàng sẽ được nhận khi nào, tài xế đang trên đường đi đến gần bạn chưa …..
Hệ thống quản lý cũng giúp doanh nghiệp theo dõi và tổ chức các hoạt động dịch chuyển của hàng hóa, cung cấp cho các nhà quản lý cơ hội xem lại và phân tích các quyết định trong quá khứ thông qua khả năng lưu trữ dữ liệu. Việc xác định tuyến đường tối ưu vừa giúp thời gian giao hàng được rút ngắn vừa tiết kiệm được chi phí nhiên liệu xăng xe.
Thời gian là một yếu tố quan trọng khác khi đề cập đến Logistics, bởi ngày càng có nhiều khách hàng quan tâm đến thời gian giao hàng. Đa số người mua muốn được nhận hàng trong thời gian ngắn nhất, họ không thích cảm giác phải chờ đợi quá lâu. Vậy nên, để duy trì lợi thế cạnh tranh trong ngành, doanh nghiệp không nên chậm trễ trong việc giao sản phẩm đến người tiêu dùng cuối.
Từ sự trợ giúp của Phần mềm tối ưu tuyến đường, doanh nghiệp có thể tối ưu thời gian giao hàng. Bên cạnh đó, để giao hàng đúng thời gian dự kiến hoặc nhanh hơn thì tất cả các yếu tố bên trên cũng cần phải chính xác và chuẩn chỉnh. Bởi như vậy mới đạt được hiệu quả tối đa nhất.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, kết hợp với các yếu tố trước đó, sản phẩm nên được vận chuyển với chi phí phù hợp nhất. Giá trị ở đây không chỉ giá trị hàng hóa, giá trị của doanh nghiệp mà còn là chi phí vận chuyển hay hiểu một cách đơn giản đó chính là phí ship.
Một mức giá hợp lý không chỉ đảm bảo cho lợi nhuận của doanh nghiệp mà còn giúp đạt được vị thế cạnh tranh trên thị trường. Bằng việc tối giản các chi phí phát sinh sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được mức giá hợp lý, cạnh tranh. Từ đó thu hút đông đảo người dùng hơn bởi người tiêu dùng Việt thường rất nhạy cảm về giá đặc biệt là với những hợp đồng hay giá trị đơn hàng lớn.
Nền kinh tế thế giới đang ngày càng phát triển mạnh mẽ với các tiến bộ vượt bậc về Khoa học - Công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa mang đến không ít cơ hội cũng như thách thức cho nền kinh tế Việt Nam. Sự cạnh tranh giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt hơn nên ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng đã dần khẳng định được vị thế và có tiềm năng tăng trưởng to lớn, trở thành một trong những công cụ cạnh tranh đắc lực của Việt Nam trong việc tiếp cận và phát triển các giao dịch quốc tế.
Phát triển dịch vụ logistics đem lại nguồn lợi khổng lồ cho nền kinh tế đất nước. Đối với những nước phát triển logistics đóng góp khoảng 10% GDP. Đối với những nước kém phát triển thì tỷ lệ này có thể cao hơn 30%. Khi logistics phát triển sẽ thúc đẩy các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và giao dịch quốc tế diễn ra dễ dàng hơn, Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội mở rộng quy mô sản xuất ra quốc tế, mang lại nguồn lợi nhuận lớn, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Hơn thế nữa, logistics phát triển sẽ kéo theo rất nhiều ngành khác phát triển vậy nên ngày nay có rất nhiều các bạn trẻ tin chọn và đánh giá rất cao với ngành học Logistics. Để rút ngắn thời gian học và đi làm từ sớm để đón đầu những công việc tốt và cơ hội mới, người học có thể lựa chọn theo học hệ cao đẳng ngành Logistics. Với thời gian chỉ 3 năm cùng chương trình học tối ưu, chú trọng thực hành, lựa chọn gửi gắm tương lai tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội là sự lựa chọn lý tưởng.
Xem thêm: Cao đẳng ngành Logistics Tại đây
Link nội dung: https://pmil.edu.vn/7-right-trong-logistics-a61261.html