Cá hồi được đánh giá cao vì lợi ích sức khỏe mà chúng mang lại. Loại cá béo này chứa nhiều axit béo omega-3 có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải tất cả cá hồi đều có hàm lượng dinh dưỡng như nhau. Ngày nay, phần lớn cá hồi ngoài thị trường không được đánh bắt trong tự nhiên, mà được nhân giống trong các trang trại cá. Bài viết này tìm hiểu sự khác biệt giữa cá hồi hoang dã và nuôi.
Cá hồi hoang dã được đánh bắt trong môi trường tự nhiên như đại dương, sông hồ. Nhưng một nửa số cá hồi được bán trên toàn thế giới hiện nay đến từ các trang trại cá, sử dụng một quá trình nuôi trồng thủy sản. Sản lượng cá hồi nuôi hàng năm trên toàn cầu đã tăng từ 27.000 đến hơn 1 triệu tấn trong hai thập kỷ qua. Trong khi cá hồi hoang dã ăn các sinh vật khác được tìm thấy trong môi trường tự nhiên của chúng, cá hồi nuôi được cung cấp một loại thức ăn giàu chất béo, chế biến cao để tạo ra giống cá lớn.
Cá hồi nuôi được nuôi bằng thức ăn cho cá chế biến, trong khi cá hồi hoang dã ăn nhiều loài động vật khác trong tự nhiên. Vì lý do này, thành phần dinh dưỡng của cá hồi hoang dã và nuôi rất khác nhau.
Sự khác biệt về dinh dưỡng giữa cá hồi hoang dã và nuôi là rất rõ ràng. Cá hồi nuôi có chất béo cao hơn nhiều so với cá hồi hoang, chứa nhiều omega-3 hơn, nhiều omega-6 hơn và gấp ba lần lượng chất béo bão hòa. Đồng thời cũng chứa thêm 46% calo - chủ yếu là từ chất béo. Ngược lại, cá hồi hoang dã có nhiều khoáng chất, bao gồm kali, kẽm và sắt.
Hai chất béo không bão hòa đa chính là axit béo omega-3 và omega-6. Những axit béo này đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người. 2 loại chất béo này còn được gọi là axit béo thiết yếu, hoặc EFA, bởi vì cơ thể cần chúng để hoạt động bình thường. Tuy nhiên, việc cân bằng giữa Omega 3 và Omega 6 là rất quan trọng. Hầu hết người tiêu dùng ngày nay đều tiêu thụ quá nhiều omega-6, làm biến dạng sự cân bằng giữa hai axit béo này.
Nhiều nhà khoa học suy đoán rằng điều này có thể làm tăng tình trạng viêm nhiễm và có thể đóng vai trò trong việc gây ra các bệnh lý mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim. Trong khi cá hồi nuôi có tổng số chất béo gấp ba lần cá hồi hoang dã, một phần lớn các chất béo này là axit béo omega-6. Vì lý do này, tỷ lệ Omega 3 trên Omega 6 cao hơn 3 lần trong cá hồi nuôi so với cá hồi tự nhiên.
Tuy nhiên, tỷ lệ cá hồi 1: 3 này vẫn rất đủ cân bằng và an toàn để tiêu thụ, chỉ kém hơn cá hồi hoang dã với tỷ lệ 1:10. Cả cá hồi nuôi và cá hồi hoang đều cho thấy sự cải thiện lớn về lượng omega-3 đối với người sử dụng. Trong một nghiên cứu kéo dài bốn tuần ở 19 người, ăn cá hồi Đại Tây Dương nuôi hai lần mỗi tuần đã làm tăng nồng độ omega-3 DHA trong máu lên 50%
Loài cá có xu hướng ăn các chất gây ô nhiễm có trong nguồn nước từ đó có khả năng gây hại đến cơ thể người dùng khi sử dụng thực phẩm làm từ cá. Các nghiên cứu được công bố vào năm 2004 và 2005 cho thấy cá hồi nuôi có nồng độ chất gây ô nhiễm cao hơn nhiều so với cá hồi hoang dã.
Các trang trại châu Âu có nhiều chất gây ô nhiễm hơn các trang trại của Mỹ, nhưng các loài từ Chile thường có ít chất gây hại nhất. Một số trong những chất gây ô nhiễm này bao gồm biphenyls polychlorin hóa (PCB), dioxin và một số loại thuốc trừ sâu clo hóa.
Một nghiên cứu được công bố năm 2004 đã xác định rằng nồng độ PCB trong cá hồi nuôi cao gấp 8 lần so với cá hồi hoang dã. Các mức độ ô nhiễm này được Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) coi là an toàn nhưng không được công nhận bởi Cục Bảo Vệ Môi Sinh (EPA) Hoa Kỳ. Các nhà nghiên cứu cho rằng nếu các hướng dẫn của EPA về nồng độ PCB cho phép được áp dụng, người dùng sẽ được khuyến khích hạn chế tiêu thụ cá hồi không quá một lần mỗi tháng. Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy mức độ của các chất gây ô nhiễm phổ biến, chẳng hạn như PCB, ở Na Uy, cá hồi nuôi đã giảm đáng kể từ năm 1999 đến năm 2011. Những thay đổi này cho thấy mức độ thấp hơn của PCB và các chất gây ô nhiễm khác trong thức ăn cho cá. Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng lợi ích của việc tiêu thụ omega-3 từ cá hồi lớn hơn nguy cơ sức khỏe mà các hợp chất này mang lại..
Hai nghiên cứu lớn đã quan sát thấy rất ít sự khác biệt về mức thủy ngân giữa cá hồi hoang dã và nuôi. Tuy nhiên, một nghiên cứu xác định rằng cá hồi hoang dã có mức độ cao gấp ba lần. Tuy mức độ asen cao hơn trong cá hồi nuôi, nhưng mức độ coban, đồng và cadmium cao hơn trong cá hồi hoang dã. Thực tế, mức độ kim loại vi lượng kể trên thường rất bé và không có ảnh hưởng tới sức khỏe.
Do mật độ cá cao trong môi trường nuôi trồng thủy sản, cá nuôi thường dễ bị nhiễm trùng và mắc bệnh hơn cá hoang dã. Để khắc phục vấn đề này, kháng sinh thường được thêm vào thức ăn cho cá.
Việc sử dụng kháng sinh không được kiểm soát và vô trách nhiệm là một vấn đề trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Sử dụng kháng sinh không chỉ là một vấn đề môi trường, mà nó còn là mối quan tâm đối với sức khỏe của người tiêu dùng. Những loại kháng sinh này có thể gây ra phản ứng dị ứng ở những người nhạy cảm. Việc lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản làm tăng nguy cơ kháng thuốc ở vi khuẩn đường ruột của con người thông qua biến chuyển gen. Việc sử dụng kháng sinh vẫn được quy định lỏng lẻo ở nhiều nước đang phát triển, như Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, cá hồi thường không được nuôi ở các nước này. Nhiều nhà sản xuất cá hồi lớn nhất thế giới, như Na Uy và Canada, được coi là có khung pháp lý hiệu quả. Việc sử dụng kháng sinh được quy định chặt chẽ và mức độ kháng sinh trong thịt cá cần phải dưới giới hạn an toàn khi cá được thu hoạch.
Tuy có sự khác nhau giữa mật độ chất dinh dưỡng. Việc sử dụng cá hồi nuôi vẫn có tác dụng rất tích cực lên sức khỏe. Ngoài ra, cá nuôi thường có xu hướng lớn hơn và cung cấp nhiều omega-3 hơn.
Cá hồi hoang dã có giá thành cao hơn nhiều so với cá nuôi và có thể không phù hợp để tiêu thụ thường xuyên đối với nhiều người. Tuy nhiên, do sự khác biệt về môi trường và chế độ ăn uống, cá hồi nuôi có chứa các chất gây ô nhiễm có khả năng gây hại cao hơn nhiều so với cá hồi hoang dã.
Mặc dù các chất gây ô nhiễm này được cho là an toàn để người bình thường có thể tiêu thụ một lượng vừa phải, một số chuyên gia khuyên rằng trẻ em và phụ nữ mang thai chỉ nên ăn cá hồi hoang dã để đảm bảo tối đa nguy cơ có hại.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bài viết tham khảo: healthline.com
Link nội dung: https://pmil.edu.vn/ca-hoi-a61210.html