Theo quan niệm dân gian của các bà, các mẹ ngày xưa, và của các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng, mẹ sau sinh KHÔNG NÊN ăn chua.
Kiêng cữ trong ăn uống là điều rất quan trọng với tất cả mẹ sau sinh, dù là sinh thường hay sinh mổ. Bởi một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất, bảo vệ tốt sức khỏe của mẹ. Ngược lại, nếu mẹ ăn phải những thực phẩm “nghèo” dinh dưỡng, thậm chí chứa những chất không tốt cho sức khỏe thì sẽ cực kỳ nguy hiểm. Và một trong những món mẹ cần kiêng sau khi sinh chính là đồ ăn chua.
Đồ chua chứa nhiều axit: Gần như các thực phẩm, đồ ăn có vị chua hoặc lên mua chua đề có tính axit cao. Điều này hoàn toàn không tốt cho hệ tiêu hóa của chúng ta. Đặc biệt với các mẹ sau sinh, sức khỏe đường ruột khá yếu, càng không thể tiêu hóa những loại đồ ăn này.
Đồ chua không tốt cho men răng: Tính axit trong đồ chua còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của các mẹ bỉm sau sinh. Nó có tính ăn mòn, gây ra tình trạng ê buốt và nhức răng miệng.
Nồng độ axit trong cơ thể cao sẽ gây suy giảm hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch của mẹ sau sinh khá kém, nên cần bổ sung nhiều dưỡng chất để tăng cường. Tuy nhiên, tính axit trong thực phẩm chua sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch và ức chế vai trò của những dưỡng chất có lợi khác.
Mất cân bằng độ pH, ảnh hưởng đến chất lượng sữa: Nồng độ axit trong cơ thể mẹ quá cao sẽ dẫn đến mất cân bằng độ pH. Điều này gây ra một số ảnh hưởng đến mùi vị, chất lượng của sữa mẹ. Ngoài ra cũng tác động đến sự mất cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ sau sinh.
Như đã nói ở trên, mẹ bỉm sau sinh nên kiêng ăn chua để bảo vệ sức khỏe. Vậy mẹ sau sinh kiêng ăn chua bao lâu là tốt nhất?
Về cơ bản, thời gian kiêng ăn chua sẽ tùy thuộc vào từng loại thực phẩm. Bởi đồ chua cũng được phân loại theo chua tự nhiên và lên men. Cụ thể.
Một số loại trái cây có vị chua tự nhiên như cam, quýt, chanh, bưởi rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Chúng cung cấp cho cơ thể một hàm lượng phong phú vitamin C giúp tăng sức đề kháng. Và theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ sản khoa, mẹ sau sinh có thể ăn cam, bưởi quýt sau 3 đến 4 ngày sinh em bé.
Ngược lại, một số loại trái cây khác như cóc, xoài, mơ, mận có vị chua gắt, kèm theo tính nóng. Khi ăn những loại này sẽ gây ê buốt răng miệng, nóng sữa. Vì vậy, mẹ mới sinh em bé nên hạn chế chúng để tốt cho sức khỏe. Thời điểm ăn tốt nhất là sau 3 tháng sinh con.
Thực phẩm có vị chua được lên men tự nhiên bao gồm: dưa, cà, bắp cải muối. Đây là những món ăn quen thuộc trong bữa cơm của người Việt, cực kỳ ngon miệng và đưa cơm. Tuy nhiên, mẹ sau sinh tuyệt đối KHÔNG ĂN những món liệt kê ở trên, cực kỳ không tốt cho sức khỏe.
Trong các thực phẩm lên men tự nhiên chứa hợp chất nitrosamine, là một chất gây ung thư. Vì vậy, ăn vào sẽ gây tổn hại đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, vị chua của dưa, cà muối cũng có tính axit cao, không tốt cho đường ruột và răng miệng của mẹ.
Dù mẹ có thèm thế nào đi nữa cũng tuyệt đối kiêng những đồ ăn này để tránh rước họa vào thân. Và sau ít nhất 3 tháng, mẹ có thể ăn một chút để giải cơn nghiện của mình. Tuy nhiên tốt nhất, mẹ nên kiêng hoàn toàn trong thời gian cho con bú để không ảnh hưởng đến chất lượng sữa và sức khỏe của con.
Một loại đồ chua cuối cùng được liệt vào danh sách trên chính là sữa chua - một món ăn cực kỳ quen thuộc của chúng ta mỗi ngày. Nếu mẹ phân vân ăn sữa chua có lợi hay hại cho sức khỏe thì hãy đọc ngay thành phần dinh dưỡng có trong sữa chua nhé.
Thành phần của sữa chua:
Protein: Trong mỗi 245g sữa chua có chứa 8.5g protein được chia thành 2 loại là váng sữa và protein không no. Chúng đều cực kỳ có lợi cho sức khỏe của mẹ sau sinh.
Chất béo: Trong protein có chứa tới hơn 400 loại chất béo khác nhau, và chúng đều là loại chất béo bão hòa, tốt cho cơ thể.
Vitamin, khoáng chất: Trong sữa chua có chứa nhiều vitamin nhóm B (B2, B12) và nhóm A cùng một hàm lượng lớn Canxi, Photpho tốt cho quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Những lợi khuẩn có trong sữa chua rất tốt cho sức khỏe đường ruột của mẹ. Ngoài ra, một lợi khuẩn khác có trong sữa chua là Lactobacillus Rhamnosus có tác dụng giảm căng thẳng, lo âu.
Vì vậy có thể khẳng định, mẹ sau sinh CÓ THỂ ăn sữa chua.
Vậy sau sinh bao lâu thì các chị em có thể ăn được? Các bác sĩ khuyến cáo, mẹ sau sinh thường có thể ăn sữa chua sau 3 đến 4 ngày vượt cạn. Với các chị em sinh mổ, thời gian nên ăn sữa chua là 1 tuần sau sinh.
Dưới đây là 3 lưu ý khi ăn đồ chua sau sinh mẹ nên biết. Các mẹ hãy tham khảo thật kỹ để biết cách bảo vệ sức khỏe của mình tốt nhất nhé.
Có một số đồ chua như cam, bưởi, hay sữa chua mẹ có thể ăn được sau sinh. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên ăn vừa đủ, không nên ăn quá nhiều để an toàn cho sức khỏe nhé. Cụ thể, mẹ chỉ nên ăn tối đa 2 quả cam/1 ngày, sau bữa ăn chính khoảng 30 phút. Với bưởi mẹ có thể ăn khoảng 2 múi sau mỗi bữa ăn. Sữa chua mẹ chỉ nên ăn mỗi ngày tối đa 1 hộp. Và lưu ý rằng, không được ăn sữa chua chung với cam và bưởi. Bởi vitamin C trong cam sẽ hạn chế tác dụng và dinh dưỡng có trong sữa chua.
Những mẹ có tiền sử dạ dày nên hạn chế ăn đồ chua, kể cả cam, bưởi. Bởi chúng vẫn có tính axit, và hàm lượng lớn vitamin C không tốt cho người bệnh dạ dày, dễ gây ra hiện tượng trào ngược.
Đồ chua không tốt cho dạ dày và đường ruột nếu bụng đang đói. Bởi tính axit của chúng sẽ gây tổn thương thành ruột khi phải co bóp là làm việc nhiều. Vì vậy, mẹ chỉ nên ăn các đồ chua như cam, bưởi, quýt sau bữa ăn khoảng 30 phút. Và cũng tuyệt đối không được ăn ngay sau bữa ăn, bởi nó sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn của cơ thể nhé.
Trên đây là những kiến thức và thông tin về mẹ sau sinh kiêng ăn chua bao lâu. Với mỗi loại thực phẩm khác nhau, mẹ sẽ cần thời gian kiêng cữ khác nhau. Vì vậy, các mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi ăn để bảo vệ sức khỏe an toàn nhé.
Monkey chúc mẹ và bé có một thời kỳ sau sinh khỏe mạnh.
Link nội dung: https://pmil.edu.vn/sau-sinh-bao-lau-thi-duoc-an-do-chua-a58128.html