Bài viết tham khảo thêm:
- Trong văn bản tự sự, để người đọc | người nghe cần phải suy nghĩ về một vấn đề nào nó, người viết | người kể và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các nhận xét, ý kiến cùng những lí lẽ và dẫn chứng.
- Nội dung đó thường sẽ được diễn tả bằng các hình thức lập luận để làm cho câu chuyện thêm phần triết lý và thuyết phục.
- Lập luận ở trong văn bản tự sự là những cuộc đối thoại, phán đoán hoặc các nhận xét nhằm thuyết phục người đọc | người nghe
- Trong một đoạn văn lập luận người ta thường sử dụng các câu khẳng định, phủ định, các câu có mệnh đề hô ứng như: nếu … thì …, và những từ lập luận.
Đọc kỹ các đoạn trích dưới đây:
Suy nghĩ và thực hiện theo các yêu cầu sau:
a) Nghị luận là nêu lên dẫn chứng, lí lẽ của bản thân để bảo vệ một quan điểm, một tư tưởng (luận điểm) nào đấy.
Dựa vào định nghĩa này, em hãy tìm và chỉ ra những câu, những chữ thể hiện rõ được tính chất nghị luận trong cả hai đoạn trích trên?
b) Từ việc tìm hiểu cả hai đoạn trích, em hãy trao đổi trong nhóm để hiểu về nội dung và vai trò của yếu tố nghị luận ở trong văn bản tự sự nói chung. Yếu tố nghị luận có thể khiến cho văn bản tự sự thêm sâu sắc như thế nào?
(Gợi ý: Để thực hiện được các yêu cầu trên, em cần chú ý mấy điểm sau:
Gợi ý:
a)
Đoạn trích (a) | Lão Hạc:
Đoạn thơ (b) | Truyện Kiều
Lập luận ở trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán chính là lí lẽ của Hoạn Thư. Đây là một người đàn bà sắc sảo, khôn ngoan nên những lí lẽ của Hoạn Thư đưa ra là rất hợp tình, hợp lí như sau:
b) Đặc điểm và dấu hiệu của lập luận ở trong văn bản tự sự
Đoạn trích (a) | Lão Hạc:
- Người viết đã đưa ra các luận điểm:
- Để có thể làm rõ cho các luận điểm, người viết đã đưa ra luận cứ: “Một người đau chân thì có lúc nào quên được cái chân đau của mình để mà nghĩ đến ai được nữa” → Chứng cứ xác đáng, phù hợp.
- Những câu ở trong văn bản tự sự thường là những loại câu trần thuật mang tính chất khẳng định ngắn gọn, những cặp từ hô ứng thường được sử dụng như: nếu… thì.
Đoạn thơ (b) | Truyện Kiều
- Lập luận của nàng Thúy Kiều: Từ xưa đến nay là đàn bà không thì có mấy người cay nghiệt, càng cay nghiệt lắm thì càng gặp phải nhiều oan trái.
- Lập luận của Hoạn Thư:
- Các câu được sử dụng trong văn bản đa phần là các câu trần thuật có tính chất khẳng định và các cặp từ hô ứng như càng… càng.
=> Các yếu tố nghị luận giúp cho văn bản tự sự trở nên thuyết phục, mang tính triết lí cao.
Lời văn trong đoạn trích “Lão Hạc” ở câu 1 - phần I là lời của ai? Người ấy đang cố thuyết phục ai? Thuyết phục về điều gì?
Gợi ý:
- Lời văn ở trong đoạn trích (a) là lời của nhân vật ông Giáo đang cố gắng thuyết phục chính mình và những độc giả của câu chuyện rằng vợ ông không có ác và ông “chỉ buồn chứ không nỡ giận”.
- Ông Giáo đang cố thuyết phục người đọc để dành sự cảm thông cho người vợ của mình, bởi vì thị không ác mà là do hoàn cảnh sống quá cơ cực, đói nghèo nên thị mới phải khép mình với những người xung quanh, bản chất con người tốt đẹp của thị bị những lo lắng của cuộc sống che lấp. Qua đó, ông Giáo đang cố thuyết phục với những người xung quanh rằng: Hãy biết quan tâm và để ý đến tới những người xung quanh, đừng “nhìn mặt mà bắt hình dong” mà hãy cố tìm hiểu để thấy được bản chất tốt đẹp trong họ.
Ở đoạn trích ở câu 1 - phần I, Hoạn Thư đã lập luận như thế nào mà nàng Thúy Kiều phải có lời khen rằng: Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời| ? Hãy tóm tắt lại các nội dung lí lẽ ở trong lời lập luận của Hoạn Thư để làm sáng tỏ được lời khen của nàng Kiều.
Gợi ý:
Cách lập luận vô cùng khéo léo, khôn ngoan khiến nàng Kiều phải khen và rơi vào thế khó xử:
- Trước lời lẽ của nàng Kiều, Hoạn Thư cũng đã “hồn lạc phách xiêu” và sau đó “khấn đầu dưới trướng liệu điều kêu ca” → Chỉ Hoạn Thư đầy sự sợ hãi.
- Nhưng với bản chất khôn ngoan, Hoạn Thư đã nhanh chóng lấy lại được tinh thần để biện minh cho mình:
|Rằng: “Tôi chút phận đàn bà,
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình|.
=> Lí lẽ khi đưa bản thân về phía nàng Kiều tưởng chừng như vô cùng hợp lý: Cùng chung là “phận đàn bà”, việc “ghen tuông” cũng là điều thường tình. Hoạn Thư đưa ra lập luận này để Thúy Kiều thấy mình cũng chỉ là nạn nhân của chế độ đa thê.
- Hoạn Thư sau đó còn kể lại công lao của mình:
|Nghĩ cho khi gác viết kinh,
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo|.
Hai câu thơ trên nhắc lại sự việc Hoạn Thư cho Thúy Kiều ra gác tại Kinh Quan Âm, cũng như không bắt Kiều khi nàng bỏ trốn. Dường như Hoạn Thư từ kẻ tội nhân dần dần trở thành ân nhân của Thúy Kiều → Sự khôn ngoan.
- Cuối cùng, Hoạn Thư nhận hết tất cả tội lỗi về mình:
|Trót lòng gây việc chông gai,
Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng|.
Hoạn Thư đã biết cách khi đánh vào tấm lòng thương người, nhân hậu của Kiều. Điều đó cho thấy được sự “sâu sắc từng trải” cũng như “khôn ngoan đến mức tinh quái”cụ Hoạn Thư.
- Lời lẽ ấy đã khiến Thúy Kiều buộc phải khen:
|Khen cho: Thật đã nên rằng,
Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời|.
=> Sự khó xử của Thúy Kiều, không biết là nên tha thứ hay xử tội.
Vừa rồi là toàn bộ nội dung chi tiết của bài viết Soạn bài Nghị luận trong văn bản tự sự được HOCMAI biên soạn dựa theo các tài liệu đã sưu tầm và yêu cầu trong Ngữ văn 9. Hy vọng các em sẽ sử dụng bài viết này để chuẩn bị tốt nhất phần soạn văn tại nhà của mình.
Link nội dung: https://pmil.edu.vn/soan-van-9-bai-nghi-luan-trong-van-ban-tu-su-a54495.html