Nhiều gia đình trồng cây hoa quỳnh để làm cảnh. Hoa quỳnh trắng muốt, xinh đẹp, hương thơm và thường nở về đêm nên được coi là loài hoa quý. Không nhiều người biết rằng, từ xa xưa cây hoa quỳnh đã được dùng làm vị thuốc chữa bệnh, là một trong các loại thảo dược tốt cho sức khỏe. Nếu chưa biết hoa quỳnh có tác dụng gì, đừng bỏ qua bài viết này bạn nhé!
Hoa quỳnh hay quỳnh hương (Night Blooming Cereus) là loài thực vật họ xương rồng. Cây có nguồn gốc từ các vùng bán sa mạc và sa mạc của Antilles, Mexico, Mỹ. Sau đó, cây được đưa sang châu Âu và nhiều khu vực khác với mục đích chính là trồng làm cảnh.
Thân cây hoa quỳnh dẹt, màu xanh lục, nhìn giống như những chiếc lá lớn và có nhiều đốt. Rìa mép thân có gai và lông tơ nhỏ. Hoa quỳnh có kích cỡ lớn, nở vào ban đêm và hương thơm ngào ngạt nhưng đến sáng lại héo rũ nên ít người được chiêm ngưỡng vẽ đẹp tinh khiết của loài hoa này. Bởi vậy, ngắm hoa quỳnh nở về đêm cũng là một thú vui của thi nhân xưa.
Ở nước ta hiện có 3 loài hoa quỳnh phổ biến nhất gồm có:
Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng ta sẽ chỉ nhắc đến loài hoa quỳnh trắng mà hầu hết chúng ta đều biết.
Hoa quỳnh có tác dụng gì? Loài hoa này được trồng không phải với mục đích duy nhất là làm cảnh. Trong Đông Y, cả thân và bông của cây hoa quỳnh đều được dùng làm vị thuốc. Thân cây có thể thu hái quanh năm nhưng bông cần thu hái khi vừa chớm nở.
Hoa quỳnh có vị ngọt, tính bình, có tác dụng chữa ho, làm loãng đờm, tiêu đờm, làm mát phổi, tiêu viêm, cầm máu. Hoa quỳnh thường có mặt trong các bài thuốc Đông y chữa bệnh về đường hô hấp. Thân cây quỳnh có vị chua xen mặn, tính mát, có tác dụng chống đau, tiêu viêm, tiêu thũng.
Các bộ phận trên của cây hoa quỳnh có thể dùng tươi, có thể dùng khô, có thể bào chế thành dạng dịch chiết, dùng để ngâm rượu hay làm trà. Liều dùng thảo dược này khác nhau với từng người và từng bệnh. Căn cứ vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe,… các thầy thuốc sẽ tư vấn liều dùng phù hợp.
Các bài thuốc từ hoa quỳnh có thể chữa các bệnh như:
Khi đã biết hoa quỳnh có tác dụng gì, bất cứ ai trong chúng ta cũng muốn tìm hiểu ngay các bài thuốc dùng hoa quỳnh trị bệnh. Nếu bạn cũng vậy, hãy tham khảo những bài thuốc sau nhé!
Với bài thuốc này, bạn chỉ cần dùng hoa quỳnh tươi hoặc hoa quỳnh khô ngâm cùng rượu gạo. Sau khi ngâm 15 ngày là có thể dùng được, ngâm càng lâu càng tốt. Mỗi ngày bạn dùng 1 - 2ml rượu hoa quỳnh, chia thành 2 lần để uống. Nếu bị ho rát họng, bạn có thể ngậm 1 thìa cà phê rượu hoa quỳnh cũng sẽ đỡ. Dùng rượu này để xoa lên các vùng da bầm tím cũng làm tan vết bầm nhanh chóng.
Với bài thuốc này, người bệnh dùng hoa quỳnh mới nở, mang thái nhỏ rồi hấp cách thủy cùng mật ong hoặc nấu cùng trứng gà để ăn trong ngày. Nếu là trẻ em, mỗi ngày ăn 1 bông. Người lớn ăn mỗi ngày 2 - 3 bông sẽ trị ho long đờm nhanh chóng.
Người bệnh dùng 10g lá xương xông và 30g hoa quỳnh, thái nhỏ, hấp cách thủy cùng 10ml mật ong. Sau khoảng 30 phút lấy ra để nguội bớt rồi dùng hết cả nước lẫn cái. Áp dụng bài thuốc này hàng ngày trước khi khỏi bệnh.
Khi tìm hiểu hoa quỳnh có tác dụng gì bạn đã biết đây là vị thuốc có thể chữa ho ra máu. Người bị bệnh lao phổi nếu có triệu chứng ho ra máu hãy dùng 3 - 5 bông quỳnh, sắc cùng 15g đường cát trắng lấy nước thuốc uống trong ngày.
Bệnh nhân hen suyễn muốn giảm nhanh cơn hen có thể dùng kim ngân, hoa quỳnh mỗi vị 12g mang sắc nước uống hàng ngày.
Người mắc các bệnh này có thể dùng hoa quỳnh tươi hoặc khô, thái nhỏ, tẩm mật, sao vàng rồi dùng để hãm trà uống hàng ngày. Bạn cũng có thể kết hợp với diếp cá, kim tiền thảo, rễ cỏ tranh để sắc nước thuốc uống hàng ngày.
Dùng thân hoặc bông hoa quỳnh giã nát, đắp lên vết mụn nhọt hoặc sưng đau, các triệu chứng đau nhức sẽ giảm đi đáng kể.
Các bài thuốc chữa bệnh từ hoa quỳnh khá đơn giản, ai cũng có thể áp dụng. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng hoa quỳnh theo bất cứ cách nào nếu đang mang thai, đang mắc bệnh lý nền, đang dùng thuốc trị bệnh,… Khi dùng hoa quỳnh, một số người gặp tác dụng phụ là tiêu chảy, buồn nôn. Một số người bôi trực tiếp hoa quỳnh lên da bị dị ứng. Khi gặp bất cứ tác dụng phụ nào, bạn nên ngưng sử dụng và liên hệ với thầy thuốc của mình.
Hoa quỳnh cũng giống hầu hết dược liệu khác đều có độ lành tính cao. Nhưng điều đó không có nghĩa là khi đã biết hoa quỳnh có tác dụng gì là bạn có thể tùy ý sử dụng. Khi có bất cứ vấn đề nào về sức khỏe, thay vì tự ý áp dụng bài thuốc từ hoa quỳnh, bạn nên đến bệnh viện khám để được đánh giá chi tiết về tình hình bệnh. Sau đó bạn có thể sử dụng hoa quỳnh theo sự tư vấn của thầy thuốc cũng chưa muộn.
Xem thêm:
Link nội dung: https://pmil.edu.vn/hoa-quynh-trang-a54248.html