Sinh 12 Bài 20: Tạo Giống Nhờ Công Nghệ Gen Lý Thuyết & Bài Tập

1. Công nghệ gen là gì?

Để mở đầu cho bài 20 tạo giống nhờ công nghệ gen thì chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm của công nghệ gen.

- Công nghệ gen là quy trình tạo những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc thêm gen mới, sau đó tạo được các cơ thể mới với những đặc điểm mới.

- Trọng tâm của công nghệ gen là kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp hay còn gọi là kỹ thuật chuyển gen.

- Kỹ thuật chuyển gen hay gọi là kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp là quá trình dùng các cách khác nhau để chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận.

- Quy trình tạo giống nhờ công nghệ gen gồm 3 bước như sau:

2. Các bước cần tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen

Trước khi tiến hành các bước trong quy trình tạo giống nhờ công nghệ gen cần chuẩn bị tốt những thành phần tham gia quy trình này. Thành phần tham gia bao gồm:

- Tế bào cho: những tế bào có chứa gen cần chuyển thường là vi khuẩn, thực vật, động vật.

- Tế bào nhận: vi khuẩn, tế bào thực vật như tế bào chồi hay mầm, cũng có thể là tế bào động vật như tế bào trứng, phôi.

- Enzym: gồm enzym cắt giới hạn và enzym nối.

- Thể truyền hay còn gọi là véc tơ chuyển gen.

- ADN tái tổ hợp.

2.1. Tạo ADN tái tổ hợp

- ADN tái tổ hợp là 1 phân tử ADN nhỏ được lắp ráp từ các đoạn ADN được lấy từ các tế bào khác nhau gồm thể truyền và gen cần chuyển.

- Thể truyền hay còn gọi là véc tơ chuyển gen: Là phân tử ADN có khả năng tự nhân đôi, hơn nữa còn có thể tồn tại độc lập trong tế bào và giúp mang gen từ tế bào này sang tế bào khác.

- Các loại thể truyền thường thấy như plasmit, virut, NST nhân tạo, thể thực khuẩn.

- Khi đã chuẩn bị đủ những thành phần tham gia thì sẽ tiến hành các bước tạo ADN tái tổ hợp:

Quá trình tạo ADN tái tổ hợp - kiến thức về tạo giống bằng công nghệ gen

Lưu ý:

2.2. Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận

Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận - kiến thức về tạo giống nhờ công nghệ gen

2.3. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp

Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp - kiến thức về tạo giống nhờ công nghệ gen

Cuối cùng là bước sàng lọc các tế bào có ADN tái tổ hợp với mục đích nhân lên thành dòng. Vi khuẩn sinh sản nhanh nên có khả năng sản sinh ra một lượng lớn sản phẩm của đoạn gen đó. Ta nhận biết được các tế bào có ADN tái tổ hợp bằng cách chọn thể truyền mang gen đánh dấu (gen phát sáng, gen kháng sinh...).

3. Ứng dụng công nghệ gen trong tạo giống biến đổi gen

Tạo giống nhờ công nghệ gen được ứng dụng để tạo nên sinh vật biến đổi gen mang lại lợi ích cho mình.

3.1. Khái niệm sinh vật biến đổi gen

- Khái niệm: Là sinh vật mà hệ gen của chúng được con người làm biến đổi nhằm mục đích tạo sinh vật phù hợp với lợi ích của mình.

- Các cách làm biến đổi hệ gen của sinh vật:

+ Thêm gen lạ đưa vào hệ gen của sinh vật.

+ Biến đổi 1 gen đã sẵn có trong hệ gen của sinh vật.

+ Loại bỏ hoặc có thể làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen của sinh vật.

3.2. Những thành tựu của tạo giống biến đổi gen

3.2.1. Tạo động vật chuyển gen

- Mục tiêu:

- Phương pháp tạo động vật chuyển gen:

- Một số thành tựu tạo động vật chuyển gen:

3.2.2. Tạo giống cây trồng biến đổi gen

- Mục tiêu:

- Phương pháp:

- Một số thành tựu tạo giống cây trồng biến đổi gen:

Giống cây bông kháng sâu bằng kỹ thuật chuyển gen - phương pháp tạo giống bằng công nghệ gen

3.2.3. Tạo dòng vi sinh vật biến đổi gen

- Thành tựu điển hình là tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người:

- Tạo chủng vi khuẩn E.coli giúp sản xuất somatostatin:

- Thành tựu tạo giống vi sinh vật biến đổi gen:

4. Một số bài tập trắc nghiệm tạo giống mới nhờ công nghệ gen

Câu 1: Trong công nghệ ADN tái tổ hợp, đặc điểm nào sau đây không cần thiết đối với một vector chuyển gen?

A. Có vị trí khởi đầu cho quá trình tái bản.

B. Kích thước lớn để mang gen.

C. Có vị trí cắt đặc hiệu của enzyme cắt giới hạn.

D. Có gen giúp cho việc nhận biết việc chuyển gen thành công.

Đáp án: B

Phân tử ADN có khả năng gắn kết với các phân tử ADN có nguồn gốc khác được gọi là vector chuyển gen.

Điều kiện cần và đủ cho một vector chuyển gen là:

- Có vị trí khởi đầu cho quá trình tái bản.

- Có vị trí đặc hiệu cho enzyme cắt giới hạn nhận biết.

- Có gen giúp cho việc nhận biết sau khi đã chuyển gen.

→ Như vậy kích thước không phải là yếu tố quan trọng cho một vector chuyển gen.

Câu 2: Trong quá trình chuyển gen, thể truyền được chọn thường có gen đánh dấu với mục đích để làm gì?

A. Giúp chúng ta biết được các tế bào nào đã có được ADN tái tổ hợp.

B. Là để enzim cắt giới hạn (restrictase) nhận ra vị trí cắt trên vector tái tổ hợp.

C. Giúp việc chuyển vector tái tổ hợp vào tế bào nhận một cách dễ dàng hơn.

D. Giúp enzyme ligase hoạt động tốt hơn.

Đáp án: A

Trong quá trình chuyển gen, các nhà khoa học thường chọn vector có chứa gen đánh dấu để nhận ra các tế bào đã có ADN tái tổ hợp.

Các gen như vậy thường là gen kháng kháng sinh. Khi tế bào nhận ADN tái tổ hợp này, chúng sẽ có khả năng kháng lại kháng sinh tương ứng.

Khi đã đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận, chúng ta sẽ nuôi cấy tế bào trong môi trường có chứa kháng sinh phù hợp, những tế bào nào chứa ADN tái tổ hợp sẽ có khả năng sống sót và sinh trưởng được, còn những tế bào nào không nhận được ADN tái tổ hợp sẽ mẫn cảm với kháng sinh và bị tiêu diệt → giúp chọn lọc được dòng tế bào chuyển gen thành công.

Câu 3: Thứ tự các bước để tạo một plasmit ADN tái tổ hợp là:

A. Tinh sạch ADN chứa gen quan tâm - gắn kết đoạn ADN đó vào plasmit.

B. Tinh sạch ADN chứa gen quan tâm - cắt ADN đó và plasmit bằng cùng một enzyme giới hạn - dùng enzyme ligase gắn đoạn ADN mang gen vào plasmit.

C. Tinh sạch ADN chứa gen quan tâm - đưa đoạn ADN đó vào tế bào vi khuẩn - dùng enzyme gắn đoạn ADN này với ADN của chính vi khuẩn.

D. Tinh sạch ADN chứa gen quan tâm - hòa trộn các đoạn ADN đã phân lập với tế bào chủ đã xử lí bằng CaCl2 - gắn đoạn ADN chứa gen vào plasmit của vi khuẩn.

Đáp án: B

Quá trình để tạo ra một ADN tái tổ hợp là:

- Tinh sạch ADN chứa gen mà mình quan tâm.

- Cắt đoạn ADN này và plasmit bởi cùng một enzyme giới hạn.

- Dùng enzyme ligase gắn đoạn ADN chứa gen vào plasmit, đóng vòng ADN plasmit.

Câu 4: Cho các sản phẩm của kĩ thuật chuyển gen sau:

(1) Bất hoạt gen làm chín quả của một giống cà chua.

(2) Sữa dê có chứa protein của người.

(3) Giống lúa có thể sinh tổng hợp β-caroten.

(4) Dưa hấu đa bội.

(5) Giống lúa lai HYT 100 cho năng suất và chất lượng cao, thời gian sinh trưởng tương đối ngắn.

(6) Nho quả to, không có hạt, hàm lượng đường trong quả cao.

(7) Chủng vi khuẩn E.coli có khả năng sinh tổng hợp hormon insulin.

(8) Nhân giống nhanh các loại trồng quý hiếm, tạo ra nhóm cây trồng đồng nhất về kiểu gen.

(9) Giống bông có thể kháng lại sâu hại.

Số sản phẩm được tạo ra nhờ chuyển gen là:

A. 3

B. 4

C. 6

D. 5

Đáp án D

Các sản phẩm được tạo bằng phương chuyển gen là: (1) (2) (3) (7) (9)

Còn (4) (6) (8) là thành tựu từ công nghệ tế bào

(5) là nhờ kỹ thuật lai giống.

Câu 5: Ở mức quy mô công nghiệp, việc sản xuất insulin cần phải chuyển gen mã hóa cho insulin của người vào vi khuẩn E. coli bắt đầu tự việc phiên mã ngược phân tử mARN của đoạn gen đó thành cADN sau đó ADN tái tổ hợp mới được tạo thành rồi đưa vào E. coli. Những giải thích sau về việc làm trên là:

1. ADN của người ở trong nhân nên không thể nào hoạt động bình thường trong tế bào của vi khuẩn.

2. Tế bào vi khuẩn không có bộ máy phiên mã thích hợp cho gen của người.

3. Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của E. coli không thích hợp với ADN tái tổ hợp mang gen của người nên sẽ không tạo ra được sản phẩm mong muốn.

4. Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của E. coli không thích hợp với hệ gen ở người nên sẽ không tạo ra được sản phẩm như mong muốn.

Giải thích hợp lý là:

A. 3

B. 2

C. 4

D. 1

Đáp án: D

Hệ gen của E.coli có cấu trúc không phân mảnh (không chứa intron), còn các gen ở người hầu như đều có cấu trúc phân mảnh nên cần phải có một cơ chế cắt - nối để hoàn thiện mARN. Tuy nhiên ở sinh vật nhân sơ thì lại không có cơ chế này nên mARN mà vi khuẩn tạo ra không được hoàn thiện vì thế sản phẩm tạo ra sẽ không như kì vọng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết về phương pháp tạo giống nhờ công nghệ gen. Phần kiến thức này giúp các em hiểu về sinh vật biến đổi gen, cách tạo nên chúng và một số thành tựu của công nghệ gen. Để ôn tập tốt hơn sinh 12, em có thể truy cập ngay Vuihoc.vn để đăng ký tài khoản hoặc liên hệ trung tâm hỗ trợ để nhận thêm nhiều bài học hay và chuẩn bị được kiến thức tốt nhất cho kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới nhé!

>> Xem thêm:

Link nội dung: https://pmil.edu.vn/cac-buoc-tien-hanh-trong-ki-thuat-chuyen-gen-a51123.html