VAS giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non như thế nào?

I. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non là gì?

Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non là một quá trình cung cấp sự hướng dẫn, dạy bảo, tác động có mục đích, nhằm giúp trẻ nhận ra và hướng đến các giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Ngoài việc khám phá cái đẹp, giáo dục thẩm mỹ còn tập trung vào việc hình thành tính cách cho trẻ, giúp trẻ nhận thức được những giá trị đúng sai và nuôi dưỡng khả năng sáng tạo.

Xét từ góc độ mỹ học, giáo dục thẩm mỹ cho trẻ bao gồm các hoạt động và kế hoạch giáo dục giúp trẻ nhận biết, đánh giá và tạo ra cái đẹp. Thông qua thị giác, trẻ sẽ học cách phân biệt giữa cái cũ và cái mới, cái xấu và cái đẹp. Bên cạnh đó, giáo dục thẩm mỹ cho trẻ cũng đóng vai trò quan trọng trong xã hội. Quá trình này giúp trẻ cảm nhận và trải nghiệm vẻ đẹp từ cảm xúc và thị giác. Ngay từ những việc nhỏ như sắp xếp đồ đạc gọn gàng, dọn vệ sinh sạch sẽ và trang trí nhà cửa, trẻ sẽ được tham gia vào các hoạt động thẩm mỹ và hình thành khả năng trang trí và tổ chức, sắp xếp môi trường xung quanh một cách thẩm mỹ.

Qua việc tiếp cận với giáo dục thẩm mỹ, trẻ mầm non không chỉ phát triển tư duy thẩm mỹ, mà còn hình thành tính cách và khả năng sáng tạo. Điều này tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Giáo dục thẩm mỹ giúp trẻ trở nên tự tin hơn

Giáo dục thẩm mỹ giúp trẻ trở nên tự tin hơn

II. Lợi ích của giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non

Trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tuổi, trẻ em mầm non đang trải qua giai đoạn “vàng” của sự phát triển, rất nhạy cảm và tò mò với thế giới xung quanh. Đồng thời, trí tưởng tượng của trẻ cũng phát triển một cách bay bổng và phong phú. Việc áp dụng phương pháp giáo dục thẩm mỹ hợp lý trong giai đoạn này sẽ có tác động tích cực, giúp trẻ phát triển tư duy, khả năng trí tưởng tượng và các năng khiếu liên quan đến nghệ thuật.

1. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc cá nhân

Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non đóng vai trò quan trọng trong việc khơi gợi và phát triển khả năng bộc lộ cảm xúc cá nhân. Khi tham gia vào các hoạt động thẩm mỹ, trẻ em không chỉ trở nên nhạy cảm hơn đối với vẻ đẹp xung quanh mà còn biết cách bộc lộ cảm xúc và tình cảm cá nhân của mình. Thông qua việc tham gia vào các hoạt động thẩm mỹ, trẻ em được khuyến khích để biểu đạt và chia sẻ những cảm xúc của mình một cách tự nhiên và sáng tạo.

Giáo dục thẩm mỹ cũng giúp trẻ phát triển khả năng nhận biết và phản ánh cảm xúc đúng đắn. Trẻ sẽ học cách tự tin diễn đạt những suy nghĩ, cảm xúc và ý kiến cá nhân một cách rõ ràng. Điều này giúp trẻ xây dựng sự tự tin trong việc giao tiếp và tạo ra mối quan hệ tương tác xã hội tốt hơn. Việc trải nghiệm các hoạt động nghệ thuật như vẽ tranh, tạo hình, hát, nhảy múa và thực hiện các hoạt động sáng tạo khác giúp trẻ em mầm non khám phá và biểu đạt cảm xúc của mình một cách tự do. Qua việc học vẽ, trẻ sẽ có cơ hội thể hiện những màu sắc, đường nét và hình ảnh mà các em cảm nhận. Các em có thể sử dụng tranh để diễn đạt những cảm xúc vui sướng, sự hứng thú và thậm chí cả những cảm xúc phức tạp như sự buồn bã hay lo lắng. Đồng thời, khi học hát, trẻ sẽ thể hiện được cảm xúc thông qua giọng ca và những giai điệu.

Trẻ học được cách bộc lộ cảm xúc nhờ vào giáo dục thẩm mỹ

Trẻ học được cách bộc lộ cảm xúc nhờ vào giáo dục thẩm mỹ

2. Nuôi dưỡng sự sáng tạo của trẻ

Giáo dục thẩm mỹ cũng khuyến khích trẻ em khám phá, nuôi dưỡng khả năng sáng tạo của mình. Việc khuyến khích sự sáng tạo trong giáo dục thẩm mỹ giúp trẻ phát triển khả năng tư duy linh hoạt và khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Nhờ vậy, các em không chỉ hình thành tư duy sáng tạo đối với các vấn đề trong học tập mà cả những vấn đề trong đời sống hàng ngày. Điều này giúp trẻ xây dựng sự tự tin và tư duy sáng tạo từ nhỏ, tạo nền tảng cho sự phát triển tương lai của họ.

Không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo, giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em mầm non còn kích thích trí tưởng tượng và khám phá. Trẻ em được khuyến khích để tạo ra những câu chuyện, những thế giới tưởng tượng riêng. Điều này giúp trẻ phát triển khả năng tưởng tượng và khám phá vô tận của các em, mở rộng tầm nhìn và khám phá thế giới xung quanh một cách sáng tạo.

Thông qua việc khám phá và tạo ra những điều mới mẻ, trẻ được khuyến khích để khám phá và thử nghiệm ý tưởng của mình một cách tự do. Điều này giúp trẻ phát triển sự tự tin và khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo từ nhỏ.

3. Phát triển nhiều kỹ năng khác

Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng quan sát. Khi tham gia vào các hoạt động như vẽ tranh, học hát, hoặc tham gia vào các hoạt động nghệ thuật, trẻ học cách nhìn và nhận biết các yếu tố thẩm mỹ như màu sắc, hình dạng, âm thanh và chuyển động. Kỹ năng quan sát này giúp trẻ nâng cao nhận thức và hiểu biết về thế giới xung quanh một cách sâu sắc, từ đó phát triển khả năng phân tích và đánh giá.

Giáo dục thẩm mỹ còn góp phần quan trọng trong việc phát triển kỹ năng tương tác xã hội của trẻ. Khi tham gia vào các hoạt động nhóm, trẻ học cách làm việc cùng nhau, chia sẻ ý tưởng và hợp tác. Các em học được cách thể hiện ý kiến cá nhân, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. Qua đó, trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, hợp tác và xây dựng mối quan hệ xã hội tích cực.

Ngoài ra, giáo dục thẩm mỹ cũng đóng góp vào việc phát triển khả năng tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề của trẻ. Khi tham gia vào các hoạt động nghệ thuật, trẻ phải tìm cách sắp xếp, tổ chức và kết hợp các yếu tố thẩm mỹ để tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh. Qua quá trình này, trẻ học cách suy nghĩ một cách logic, phân tích và giải quyết các vấn đề một cách sáng tạo.

Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non là hoạt động bổ ích

Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non là hoạt động bổ ích

4. Hình thành giá trị tích cực

Giáo dục thẩm mỹ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các giá trị tích cực cho trẻ em. Bằng cách khám phá và thể hiện cái đẹp qua nghệ thuật, trẻ được trang bị những kỹ năng và ý thức cần thiết để phát triển và áp dụng các giá trị tích cực trong cuộc sống hàng ngày.

Đầu tiên, giáo dục thẩm mỹ còn giúp trẻ nhận thức về giá trị của sự cần cù và kiên nhẫn. Khi trẻ dành thời gian và cố gắng để hoàn thiện một tác phẩm nghệ thuật, các em học được ý nghĩa của sự cống hiến và kiên nhẫn. Giá trị này sẽ gắn kết với trẻ trong cuộc sống hàng ngày, khi các em nhận ra rằng chỉ thông qua nỗ lực và kiên nhẫn mới đạt được kết quả tốt. Đây là giá trị sống tích cực, giúp các em không ngừng phấn đấu, nỗ lực trong tương lai.

Giáo dục thẩm mỹ cũng góp phần xây dựng giá trị đồng cảm và sự nhạy bén với cảm xúc của người khác. Khi trẻ tham gia vào các hoạt động nghệ thuật nhóm như nhảy múa, ca hát cùng nhau, trẻ học cách lắng nghe và chia sẻ cảm xúc của mình. Các em phát triển khả năng đồng cảm và tôn trọng người khác, xây dựng giá trị gắn kết và sự tương tác xã hội tích cực.

Cuối cùng, giáo dục thẩm mỹ giúp trẻ nhận thức về giá trị của cái đẹp và sự tinh tế. Trẻ học cách phân biệt và đánh giá sự khác biệt giữa cái đẹp và xấu, tạo ra sự cảm nhận tích cực và khám phá thú vị về thế giới xung quanh. Giá trị này truyền cảm hứng và khám phá cho trẻ, đồng thời góp phần vào việc phát triển tư duy thẩm mỹ ở trẻ.

5. Rèn luyện sự tự tin cho trẻ

Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non cũng giúp trẻ hình thành sự tự tin và sự tự nhận thức về khả năng, tiềm lực của bản thân. Khi trẻ được khuyến khích để thể hiện bản thân thông qua nghệ thuật, các em nhận ra giá trị của sự độc đáo và cái tôi cá nhân. Điều này giúp trẻ xây dựng lòng tự tin, khám phá và phát triển cái tôi cá nhân của mình. Trẻ tự tin hơn trong việc thể hiện ý kiến và ý tưởng của mình cũng như tự nhận thức về giá trị mà mình đem lại cho thế giới xung quanh.

Giáo dục thẩm mỹ cũng giúp trẻ phát triển kỹ năng xử lý và vượt qua thách thức. Khi trẻ tham gia vào quá trình sáng tạo nghệ thuật, các em sẽ gặp phải các khó khăn và thách thức. Tuy nhiên, thông qua việc vượt qua những trở ngại và tìm ra các giải pháp sáng tạo, trẻ sẽ rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề và sẵn sàng đối mặt với thử thách trong cuộc sống. Kinh nghiệm này giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn trong việc đối diện với những tình huống khác nhau và tin tưởng vào khả năng của mình.

Ngoài ra, giáo dục thẩm mỹ còn tạo ra một môi trường an toàn và khuyến khích cho trẻ thể hiện bản thân. Trong quá trình tạo ra nghệ thuật, trẻ không bị đánh giá dựa trên kết quả cuối cùng mà được khuyến khích tập trung vào quá trình học tập và trải nghiệm. Điều này giúp trẻ thoải mái và tự tin hơn khi thể hiện ý tưởng và khám phá khả năng sáng tạo của mình mà không sợ bị phê phán. Một môi trường học tập, phát triển như thế này giúp trẻ tạo dựng sự tự tin và sẵn lòng thử nghiệm những ý tưởng mới mà không lo lắng về việc sai lầm hay bị chê trách.

Giáo dục thẩm mỹ tạo cơ hội cho trẻ thể hiện góc nhìn cá nhân

Giáo dục thẩm mỹ tạo cơ hội cho trẻ thể hiện góc nhìn cá nhân

III. Nguyên tắc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non tại VAS

Trường quốc tế Việt Úc (VAS) là môi trường giáo dục đạt chuẩn quốc tế, với kinh nghiệm hơn 20 năm trong việc đồng hành, chăm sóc và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các em học sinh từ bậc Mầm non đến hết bậc THPT. Thấu hiểu được đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ nhỏ, tình yêu thương, quan tâm, chăm sóc là một trong những nguyên tắc hàng đầu được VAS áp dụng vào quá trình giáo dục thẩm mỹ cho trẻ.

1. Kiên nhẫn, không nóng vội

Hơn ai hết, VAS hiểu rõ vai trò quan trọng của thầy cô giáo trong việc truyền lửa, định hướng và hướng dẫn các em trong việc thực hiện các hoạt động phát triển tư duy thẩm mỹ. Do đó, quy trình tuyển chọn giáo viên tại VAS luôn được thực hiện nghiêm ngặt, các thầy cô phải vừa phải đảm bảo yếu tố chuyên môn nhưng phải thể hiện tinh thần nhiệt huyết, yêu thương và kiên nhẫn khi giảng dạy trẻ mầm non.

Các hoạt động nghệ thuật như vẽ, tạo hình, âm nhạc, diễn xuất hay múa dân gian đòi hỏi sự kiên nhẫn không chỉ của các em mà cả thầy cô hướng dẫn. Nhà trường và thầy cô tại VAS khéo léo xây dựng các bài học và hoạt động mà đòi hỏi trẻ phải đặt mục tiêu, lên kế hoạch và làm việc một cách kiên nhẫn để đạt được kết quả mong muốn.

Thông qua việc thực hiện các dự án nghệ thuật có quy mô lớn, trẻ được khuyến khích không nóng vội trong việc thực hiện công việc. Thầy cô giáo định hình tư duy kiên nhẫn cho trẻ bằng cách hướng dẫn trẻ chú trọng vào quá trình sáng tạo và quá trình hoàn thiện. Trẻ được khuyến khích tận hưởng từng bước trong quá trình tạo ra tác phẩm nghệ thuật, từ việc chọn ý tưởng, lựa chọn chất liệu, thực hiện và chỉnh sửa. Qua đó, trẻ nhận ra rằng quá trình sáng tạo là một hành trình đáng trân trọng và kết quả cuối cùng chỉ là một phần nhỏ trong quá trình đó.

2. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non thông qua các hoạt động gần gũi, thú vị

Một cách thú vị để giúp trẻ hiểu về thẩm mỹ là lồng ghép các khái niệm và nguyên tắc vào những hoạt động hàng ngày của bé. Tại VAS, trẻ em mầm non được phát triển tư duy thẩm mỹ, ươm mầm tài năng thông qua các hoạt động, cuộc thi gần gũi, sinh động và thú vị như âm nhạc, hội hoạ, hoạt động “vẽ phấn sân trường”... Bên cạnh đó, trẻ nhỏ được thầy cô hướng dẫn và giải thích về sự sắp xếp đồ đạc theo một trật tự thẩm mỹ, cách trang trí góc học tập để tạo cảm giác thoải mái và tập trung, hay thậm chí là cách ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.

Việc lồng ghép các khái niệm về thẩm mỹ vào hoạt động hàng ngày giúp trẻ hiểu rõ hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thể hiện thẩm mỹ trong cuộc sống. Trẻ sẽ nhận biết được những điều nên và không nên làm để tạo nên một môi trường sống thẩm mỹ và giao tiếp tốt hơn. Ngoài ra, việc thực hiện các hoạt động này cũng tạo cơ hội cho trẻ rèn luyện kỹ năng quan sát, sự tinh tế trong việc lựa chọn và tổ chức, đồng thời khuyến khích sự sáng tạo và tự chủ của trẻ.

Hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ vô cùng đa dạng, phong phú

Hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ vô cùng đa dạng, phong phú

3. Không cáu gắt với trẻ

Giáo dục thẩm mỹ không chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức về mỹ thuật và nghệ thuật cho trẻ, mà còn có mục tiêu cao hơn là rèn luyện và phát triển những phẩm chất tích cực trong trẻ. Thái độ cáu gắt, nóng giận sẽ làm trẻ mất hứng thú với quá trình học tập, trau dồi tư duy thẩm mỹ. Do đó, các thầy cô luôn kiên nhẫn trong việc giải thích cho trẻ, sử dụng từ ngữ đơn giản, gần gũi, các câu ngắn gọn để trẻ dễ dàng tiếp thu. Bên cạnh đó, khi trò chuyện và giao tiếp với trẻ, các thầy cô luôn nói chậm rãi để các em dễ dàng thu nhận thông tin.

4. Khích lệ và khen ngợi trẻ

Khi được khích lệ và khen ngợi, trẻ cảm thấy tự tin và có động lực để tiếp tục khám phá và phát triển khả năng thẩm mỹ của mình. Do đó, VAS tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi trẻ được khuyến khích thể hiện ý tưởng sáng tạo và sự cố gắng của mình.

Khen ngợi trẻ không chỉ là việc ca ngợi kết quả cuối cùng, mà còn là việc đánh giá và động viên quá trình học tập và cố gắng của trẻ. Bằng cách ghi nhận những thành tựu và nỗ lực của trẻ, nhà trường và thầy cô giáo giúp trẻ tiếp tục nuôi dưỡng niềm đam mê, sự yêu thích của trẻ đối với các hoạt động thẩm mỹ. Bên cạnh đó, VAS tạo ra không gian để trẻ trình bày, trưng bày và chia sẻ tác phẩm nghệ thuật của mình, từ đó nhận được sự tán dương và động viên từ bạn bè xung quanh.

Trẻ em VAS được khuyến khích tự do thể hiện bản thân

Trẻ em VAS được khuyến khích tự do thể hiện bản thân

IV. Các phương pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non tại VAS

1. Tạo cảm hứng thẩm mỹ cho trẻ thông qua các hoạt động gắn liền với thiên nhiên

Thiên nhiên đem lại cho trẻ những trải nghiệm thú vị và gần gũi trong cuộc sống hằng ngày. Đó chính là lý do tại sao giáo dục thẩm mỹ thông qua việc giúp trẻ lắng nghe, quan sát, cảm nhận âm thanh và màu sắc của thiên nhiên là một phương pháp được ứng dụng tại VAS.

Khi tiếp xúc với tự nhiên, các em được chứng kiến vẻ đẹp của cỏ cây, hoa lá và lắng nghe những âm thanh của môi trường tự nhiên. Điều này khơi gợi trong trẻ sự cảm nhận và khám phá vẻ đẹp trong môi trường xung quanh. Những hoạt động truyền cảm hứng thẩm mỹ cho trẻ gắn liền với thiên nhiên tại VAS bao gồm:

- Xây dựng khuôn viên học tập phủ đầy màu xanh của cỏ cây, hoa lá, tạo cho trẻ nhỏ cảm giác gần gũi, yên bình.

- Các hoạt động dã ngoại, khám phá môi trường tự nhiên, giúp các em trở nên gắn kết với thiên nhiên hơn, đằm chìm trong hơi thở của thiên nhiên. Đây còn là cơ hội giúp các em được đặt chân đến và tìm hiểu nhiều hơn về các địa điểm nổi tiếng trên khắp đất nước: vườn Quốc gia Nam Cát Tiên, Thảo Cầm Viên, Đà Lạt…

- Trại hè VAS nơi các em học sinh được tích lũy thêm nhiều trải nghiệm thú vị, với nhiều góc nhìn mới mẻ về thiên nhiên. Bên cạnh đó, các em học sinh còn được phát triển nhiều kỹ năng sống cần thiết, nâng cao ý thức bảo tồn các di sản văn hoá, thiên nhiên của dân tộc.

Hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non thông qua trải nghiệm thực tế tại VAS

Hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non thông qua trải nghiệm thực tế tại VAS

2. Dạy trẻ cảm nhận cái đẹp từ bạn bè, gia đình, thầy cô

Môi trường xung quanh (cha mẹ, người thân, thầy cô) trực tiếp ảnh hưởng đến những gì mà trẻ học được, từ đó tác động trực tiếp đến tính cách, lối sống của trẻ. Do đó, VAS xây dựng mối liên hệ chặt chẽ, gắn kết giữa phụ huynh và nhà trường nhằm hỗ trợ tốt nhất cho quá trình học tập, tiếp thu, phát triển tư duy thẩm mỹ của trẻ nhỏ.

Tại gia đình, cha mẹ có thể dạy cho trẻ về lối sống lễ phép, hòa nhã và biết biểu lộ lòng biết ơn khi nhận được sự giúp đỡ. Hơn nữa, trẻ cần được hướng dẫn về cách chào hỏi, biết xin lỗi và có thái độ tôn trọng trong giao tiếp với người khác. Những điều nhỏ nhặt này sẽ giúp bé xây dựng nhân cách và thái độ tôn trọng lễ phép đối với người lớn, cũng như biết cư xử một cách lịch sự và yêu thương mọi người xung quanh.

Trong quá trình giáo dục thẩm mỹ tại VAS, các em sẽ được các thầy cô hướng dẫn rèn luyện đạo đức tốt từ những hành động nhỏ bé, đơn giản nhất. Ví dụ, thầy cô sẽ chỉ dẫn cho các em về cách chào hỏi, phân biệt đúng sai, nhận biết điều tốt và xấu, cũng như những thái độ cần có để được bạn bè và người thân quý mến. Những quy tắc và giá trị này được các thầy cô truyền đạt và lặp lại hàng ngày, từ đó giúp trẻ dần dần hình thành thói quen và nhân cách tốt đẹp. Những giá trị này sẽ đi theo trẻ suốt đời, giúp trẻ trở thành những người tử tế, biết quan tâm và tôn trọng người khác.

Trẻ em mầm non có thể tiếp thu tư duy thẩm mỹ từ môi trường xung quanh

Trẻ em mầm non có thể tiếp thu tư duy thẩm mỹ từ môi trường xung quanh

3. Dạy trẻ cảm nhận vẻ đẹp từ môi trường xung quanh

Trẻ nhỏ luôn có sự hứng thú đặc biệt đối với những đồ vật, đồ chơi sặc sỡ màu sắc và có âm thanh sinh động. VAS tận dụng triệt để những đặc điểm này để giáo dục cho con trẻ khả năng quan sát và nhận biết màu sắc, cảm nhận âm thanh, cũng như hướng dẫn bé cách ứng xử đúng đắn với những đồ vật xung quanh mình.

Bên cạnh đó, nhà trường còn tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan, hay chuyến đi tìm hiểu về các nơi có giá trị thẩm mỹ cao. Trẻ sẽ có cơ hội tiếp xúc với những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, các tác phẩm nghệ thuật độc đáo, hoặc thậm chí tham gia vào các hoạt động sáng tạo như vẽ tranh, điêu khắc, nhảy múa, hát hò, và diễn xuất. Những trải nghiệm này sẽ giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, sự nhạy bén về màu sắc, hình dạng, âm thanh, và cảm xúc.

Đồng thời, việc xây dựng môi trường học tập thẩm mỹ cũng được VAS chú trọng. Hệ thống cơ sở vật chất tại tất cả các cơ sở của VAS (các lớp học, sân chơi, phòng thư viện và các không gian khác) đều được trang trí một cách sáng tạo và hấp dẫn. VAS sử dụng màu sắc, ánh sáng, vật liệu tự nhiên và các tác phẩm nghệ thuật để tạo ra một môi trường học tập thú vị và kích thích trí tưởng tượng của trẻ.

Lớp học kích thích tư duy sáng tạo tại VAS

Lớp học kích thích tư duy sáng tạo tại VAS

4. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non đối với các đồ vật xung quanh

Các đồ vật xung quanh trẻ như đồ chơi, vật liệu học tập, hình ảnh và tác phẩm nghệ thuật được VAS tận dụng để khơi gợi và phát triển sự nhạy bén về thẩm mỹ của trẻ. Thông qua việc sử dụng các đồ vật xung quanh, VAS không chỉ giúp trẻ phát triển tư duy thẩm mỹ mà còn khuyến khích sự sáng tạo, tư duy logic và tư duy phản biện của trẻ. Một số ví dụ về cách các đồ vật giúp trẻ rèn luyện tư duy thẩm mỹ tại VAS:

- Bộ sưu tập tranh ảnh: Một bức tranh tuyệt đẹp hay một bức ảnh chân thực có thể gợi mở trí tưởng tượng và tạo cảm xúc sâu sắc cho trẻ. Thông qua việc quan sát và thảo luận về tranh ảnh, trẻ sẽ phát triển khả năng phân tích, đánh giá và miêu tả cái đẹp.

- Đồ chơi xếp hình: Đồ chơi xếp hình không chỉ giúp trẻ rèn luyện khả năng tư duy logic, tư duy không gian mà còn giúp trẻ phát triển khả năng thẩm mỹ. Qua việc xếp hình, trẻ có cơ hội khám phá các hình dáng, màu sắc và kết cấu khác nhau. Các em học cách sắp xếp, tổ chức và tạo ra những mô hình thẩm mỹ. Đồ chơi xếp hình cũng khuyến khích trẻ tư duy sáng tạo và khám phá các cách kết hợp mới, từ đó phát triển khả năng sáng tạo của mình.

- Khuôn viên phủ đầy màu xanh của VAS: Môi trường xanh và sôi động với cây cối và hoa lá tại VAS không chỉ tạo ra một không gian thẩm mỹ mà còn giúp trẻ rèn luyện khả năng quan sát và cảm nhận cái đẹp từ thiên nhiên. Trẻ có thể tương tác với cây cối, quan sát sự phát triển của chúng và học cách chăm sóc, bảo vệ môi trường. Đồng thời, việc tham gia vào các hoạt động vườn trường như trồng cây, tưới nước hay thu hoạch cũng giúp trẻ hiểu về quá trình sinh trưởng và tạo ra một môi trường xanh sạch đẹp hơn.

5. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động vẽ tranh

Trẻ mầm non học tập tại VAS còn được giáo dục tư duy thẩm mỹ thông qua hoạt động vẽ tranh. Đây là hoạt động nghệ thuật thú vị, phản ánh sự tưởng tượng và quan niệm về thế giới của trẻ nhỏ. Thêm vào đó, hoạt động vẽ tranh giúp trẻ phát triển khả năng quan sát, so sánh và thể hiện ý tưởng của mình. Trong quá trình này, các thầy cô giáo cũng dạy cho trẻ những kỹ năng cơ bản về vẽ tranh, như xác định bố cục, tỷ lệ và lựa chọn màu sắc phù hợp. Chẳng hạn, các thầy cô sẽ hướng dẫn trẻ các lựa chọn màu sắc sao cho phù hợp, chính xác nhất với môi trường tự nhiên: lá cây màu xanh lá cây, mặt đất màu nâu, bầu trời màu xanh dương…

Đặc biệt, cuộc thi vẽ tranh Painting Contest là một hoạt động được tổ chức thường niên tại VAS, mang đến cho các em học sinh một sân chơi bổ ích, thú vị. Hơn nữa, cuộc thi này là dịp để các em thể hiện năng khiếu, niềm đam mê, tự do thể hiện những định nghĩa, góc nhìn rất riêng của bản thân về các vấn đề trong cuộc sống. Chủ đề của cuộc thi vẽ tranh vô cùng đa dạng: Thầy cô trong em, VAS through my eyes, What happiness means to you…

Trẻ em mầm non VAS rèn luyện tư duy thẩm mỹ thông qua hoạt động vẽ tranh

Trẻ em mầm non VAS rèn luyện tư duy thẩm mỹ thông qua hoạt động vẽ tranh

6. Hoạt động xé dán, cắt dán

Việc xé, cắt và dán giấy tạo ra cảm giác thú vị và kích thích sự sáng tạo cho trẻ. Trong quá trình thực hiện, trẻ sẽ phải đưa ra quyết định về hình dạng, màu sắc và sắp xếp các mảnh giấy để tạo ra tác phẩm của riêng mình. Điều này khuyến khích trẻ phát triển khả năng quan sát, phối hợp màu sắc và tư duy không gian. Nhiều hoạt động, sân chơi thú vị nhằm phát triển giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động xé dán, cắt dán tại VAS có thể kể đến như:

- Hoạt động chào mừng “Ngày của Mẹ”: các bé mầm non được hướng dẫn cắt dán, tô màu, trang trí những tấm thiệp để gửi lời cảm ơn, thể hiện tình cảm đối với mẹ của mình.

- Ngày hội Art Day: đây là một sân chơi sáng tạo dành cho trẻ em mầm non được vui chơi thỏa thích, phát huy trí tưởng tượng thông qua nhiều hoạt động đặc sắc như cắt dán, làm thủ công, vẽ màu nước…

- Tiết học tạo hình xe đạp bằng vật liệu mở: với những vật liệu được cung cấp sẵn (bút lông, sáp màu, giấy thủ công, kéo, ống hút…), các em sẽ tự cắt dán và trang trí chiếc xe đạp theo trí tưởng tượng của bản thân.

Nhiều hoạt động cắt dán, xé dán thú vị cho trẻ em mầm non tại VAS

Nhiều hoạt động cắt dán, xé dán thú vị cho trẻ em mầm non tại VAS

7. Phát triển tư duy thẩm mỹ thông qua âm nhạc

Việc tiếp xúc với âm nhạc từ nhỏ giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ và giao tiếp. Thông qua việc hát, vỗ tay, nhảy múa và tham gia các hoạt động âm nhạc, trẻ sẽ rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ, phản xạ và thể hiện cảm xúc của mình. Những giai điệu và lời bài hát cùng những hoạt động nhịp điệu sẽ giúp trẻ tăng cường khả năng nghe hiểu, ghi nhớ và phát triển trí thông minh cảm xúc.

Tại VAS, âm nhạc là phương tiện để các thầy cô giáo truyền đạt kiến thức và giáo dục giá trị sống cho trẻ. Với những bài hát có nội dung giáo dục, trẻ được bồi đắp về giá trị gia đình, tình yêu thương, tôn trọng và sự đa dạng. Những giai điệu và lời ca sẽ gắn kết và khắc sâu vào trí nhớ của trẻ, giúp trẻ hình thành nhận thức và ý thức về những giá trị quan trọng trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở vật chất của VAS với các phòng âm nhạc, studio… giúp trẻ có thể rèn luyện, bồi dưỡng năng khiếu âm nhạc. Ngoài ra, VAS cũng tổ chức các cuộc thi để trẻ có thể tỏa sáng với niềm đam mê âm nhạc của bản thân như VAS’s Got Talent, Hội Xuân.

8. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non thông qua văn học

Văn học mang đến cơ hội cho trẻ khám phá những vùng đất mới. Những câu chuyện kỳ diệu và các nhân vật độc đáo trong sách truyện giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo và tưởng tượng. Trẻ có thể tạo ra các tác phẩm nghệ thuật nhỏ như vẽ tranh, viết câu chuyện hoặc diễn xuất dựa trên những gì các em đã đọc, khám phá và cảm nhận.

Đọc sách cho trẻ mầm non là hoạt động được VAS chú trọng thực hiện. Thông qua hoạt động này, VAS mong muốn các bé mầm non không chỉ được mở rộng kiến thức mà còn khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ và từ vựng của trẻ. Qua việc khám phá những câu chuyện, trẻ sẽ được tiếp cận với những tình huống, nhân vật và cảm xúc đa dạng, từ đó mở rộng tri thức và khả năng hiểu biết về thế giới xung quanh.

Văn học mang trẻ đến những vùng đất chưa từng đặt chân tới

Văn học mang trẻ đến những vùng đất chưa từng đặt chân tới

Hy vọng qua bài viết trên của VAS, phụ huynh đã hiểu rõ hơn về vai trò của giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Nuôi dưỡng, bồi đắp tư duy thẩm mỹ cho trẻ là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau, và đặc biệt là một môi trường giáo dục phù hợp. Là hệ thống trường quốc tế với hơn 19 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và đồng hành cùng nhiều thế hệ học sinh, VAS giúp trẻ tự do khám phá bản thân, hình thành và phát triển tư duy thẩm mỹ toàn diện. Để tìm hiểu chi tiết về môi trường giáo dục tại VAS, Quý phụ huynh và các bạn học sinh có thể liên hệ tại: www.vas.edu.vn - 0911 26 77 55.

>>>Xem thêm:Hướng dẫn cách định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho các em học sinh

Tổng hợp cách dạy con tuổi dậy thì

Link nội dung: https://pmil.edu.vn/giao-duc-tham-my-la-gi-a50982.html