Phản ứng Fe với HCl ở điều kiện bình thường không tạo thành muối FeCl3 mà tạo thành muối FeCl2 và khí H2. Đây cũng là một trong nhiều phương trình hóa học thường xuyên xuất hiện trong bài kiểm tra, đề thi … nên các em đặc biệt lưu ý nhé!
Fe + HCl → FeCl2 + H2
Trong điều kiện bình thường, sắt tác dụng với axit clohidric tạo thành muối sắt (II) clorua và giải phóng khí hidro.
Trong đó,
Fe - 2e → Fe2+
H+ + 1e → H2
Trong phản ứng trên, sắt đóng vai trò là chất khử khi cho 2 electron để tạo thành Fe2+ và H+ đóng vai trò là chất oxi hóa nhận 1 electron và bắt cặp nguyên tử hidro với nhau tạo thành khí H2.
Khí hidro thoát ra ngoài có thể kiểm chứng bằng cách đốt trong không khí.
Trong điều kiện bình thường, axit clohidric không thể đẩy sắt thành sắt (III) được bởi khi đó HCl chưa đủ mạnh để tạo thành muối sắt (III) nhé các em. Phản ứng trên thường gặp trong đề thi bởi học sinh dễ nhớ nhầm lắm nha.
Trong một số điều kiện nhất định nào đó rất “khắc nghiệt” như nhiệt độ cao, axit đậm đặc . . . thì có thể Fe sẽ phản ứng được với HCl để tạo thành muối FeCl3 còn trong bài học kiến thức cơ sở hay phổ thông các em cần nhớ: Trong điều kiện bình thường, Fe + HCl tào thành FeCl2 và H2.
Một trường hợp nữa mà Fe tạo thành được FeCl3 đó là khi chúng ta cho thêm thành phần là HNO3 vào có tính oxi hóa mạnh sẽ tạo được muối FeCl3. Phản ứng được mô tả dưới phương trình sau đây:
Fe + 3HCl + HNO3 → FeCl3 + NO + 2H2O
Hòa tan bột Fe vào dung dịch X có chứa HNO3 và HCl. Sau khi phản ứng kết thúc hoàn toàn thu được dung dịch Y và chất rắn không tan cùng với 3,36 lít khí (đktc), hỗn hợp X gồn H2 và NO có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2. Cô cạn dung dịch Y thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là?
Link nội dung: https://pmil.edu.vn/hcl-ra-fecl2-a50744.html