Giải đáp: Học trái ngành có làm giáo viên được không?

Học trái ngành hoàn toàn có thể làm giáo viên nếu bạn có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp sư phạm
Học trái ngành hoàn toàn có thể làm giáo viên nếu bạn có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp sư phạm

>>> Xem thêm: Quản lý hay quản lí? Viết thế nào mới đúng, ví dụ cụ thể

1 Học trái ngành là gì?

Học trái ngành là việc bạn học một ngành nhưng lại có thiên hướng về một ngành khác. Chẳng hạn như: học ngành Y nhưng lại có đam mê với ngành Nghệ thuật, học ngành Kinh tế nhưng lại muốn làm việc trong lĩnh vực Công nghệ, học ngành Kỹ thuật nhưng lại muốn thử sức sang Kinh doanh,…

Học trái ngành chính là học ngành Kỹ thuật nhưng lại có mong muốn làm giáo viên
Học trái ngành chính là học ngành Kỹ thuật nhưng lại có mong muốn làm giáo viên

Xã hội ngày càng phát triển, việc học trái ngành đã không còn quá xa lạ đối với thế hệ sinh viên ngày nay. Nếu bạn thực sự đam mê và yêu thích một ngành học khác, thì hãy mạnh dạn theo đuổi đam mê của mình. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải có một tinh thần vững vàng và nỗ lực hết mình để vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập và làm việc.

>>> Xem ngay: Giáo viên là công chức hay viên chức? Tại sao?

2 Học trái ngành có làm giáo viên được không?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 43/2019/QH14 có quy định về trình độ tiêu chuẩn được đào tạo của nhà giáo như sau:

“a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;

b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;

d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.”

Như vậy, đối chiếu theo quy định người học trái ngành hoàn toàn có thể làm giáo viên trong trường hợp môn học còn thiếu giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành sư phạm. Tuy nhiên, để có thể đứng lớp bạn cần phải có thêm chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm phù hợp với chương trình đào tạo.

3 Học sư phạm sau làm trái ngành khác có được không?

Học sư phạm sau làm trái ngành khác có được không? Câu trả lời chắc chắn là “CÓ”. Giống như việc học ngành khác nhưng bạn vẫn có thể trở thành giáo viên và ngược lại.

Việc làm trái ngành có thể mang lại cho bạn nhiều cơ hội phát triển bản thân và có một công việc phù hợp với sở thích và năng lực của mình. Đôi khi không phải sở hữu một tấm bằng giỏi là bạn sẽ làm tốt công việc của ngành đó. Bởi chỉ khi đi làm bạn mới nhận ra được bản thân mình có thật sự yêu thích và phù hợp với ngành học đã lựa chọn hay không. Vì vậy, đừng ngần ngại thay đổi. Hãy cố gắng trau dồi thêm vốn kiến thức qua sách vở hoặc thông tin trên internet để thử sức với đam mê đích thực của mình.

Dù học sư phạm nhưng bạn vẫn có thể làm sang ngành khác theo đam mê của mình
Dù học sư phạm nhưng bạn vẫn có thể làm sang ngành khác theo đam mê của mình

>>> Xem ngay: Văn bằng 2 là gì? Lợi ích của văn bằng 2 như thế nào?

Tuy nhiên, khi quyết định việc làm trái ngành bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

>>> Đọc thêm: Trình độ đào tạo là gì? Có những loại trình độ đào tạo nào?

4 Kết luận

Như vậy với những phân tích nêu trên, Liên Việt đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi “Học trái ngành có làm giáo viên được không?. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn cho bản thân.

Không học sư phạm có làm giáo viên được hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là sự nỗ lực và kiên trì của bản thân. Nếu thực sự yêu thích nghề giáo và có đủ quyết tâm, hãy theo đuổi đam mê của mình ngay nhé!

CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC LIÊN VIỆT

Hà Nội

Hồ Chí Minh

Hotline: 1800.6581

Email: lienhe@lienviet.edu.vn

Website: https://lienviet.edu.vn/

Link nội dung: https://pmil.edu.vn/hoc-trai-nganh-co-lam-giao-vien-duoc-khong-a50125.html