Nhiều bạn thường lầm tưởng rằng, học ngành báo chí ra trường chỉ làm nghề báo, nhưng trên thực tế công việc của ngành này khá đa dạng với nhiều vị trí công việc khác nhau. Để biết được học ngành Báo chí ra trường có dễ xin việc làm không, chúng ta hãy cùng tham khảo trong nội dung bài viết dưới đây.
Trong bối cảnh tin tức ngày càng bùng nổ mạnh mẽ như hiện nay, ngành Báo chí chiếm một vị trí quan trọng. Sau khi tốt nghiệp ngành Báo chí, sinh viên có thể tham gia nhiều vị trí công việc khác nhau như: phóng viên, biên tập viên, MC truyền hình, tổ chức sự kiện, quảng cáo, chuyên viên truyền thông,...
Từ đó, chúng ta có thể thấy ngành Báo chí có cơ hội việc làm rất rộng mở, người học không lo thất nghiệp nếu có chuyên môn và tay nghề tốt.
Tuy nhiên, nếu bạn xác định theo nghề Báo sau khi ra trường thì phải chuẩn bị cho mình hành trang thật kỹ lưỡng. Nghề báo được đánh giá là một trong những có áp lực cao, luôn đòi hỏi người viết không chỉ tìm hiểu thực tế để viết bài mà còn phải làm ra sản phẩm đúng định kỳ, đúng ngày giờ, đúng thỏa thuận của toà soạn. Đôi khi, giờ giấc làm việc không cố định và phải nhanh nhạy trong nắm bắt vấn đề.
Một số trường đào tạo ngành Báo chí
Học viện Báo chí và Tuyên truyền đang đào tạo các chuyên ngành Báo chí, bao gồm: Báo in, Ảnh báo chí, Báo phát thanh, Báo truyền hình, Quay phim truyền hình, Báo mạng điện tử. Năm nay, điểm chuẩn của các chuyên ngành này dao động từ 33,92 - 37,23 điểm.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) xét tuyển theo 4 phương thức: Xét tuyển thẳng và ưu tiên, xét tuyển kết quả thi đánh giá năng lực, xét tuyển chứng chỉ quốc tế và xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Mức điểm chuẩn năm 2023 của ngành Báo chí dao động từ 25,5 đến 28,5 điểm, với 5 tổ hợp môn xét tuyển: A01 (25,5 điểm), C00 (28,5 điểm), D01 và D04 (26 điểm), D78 (26,5 điểm).
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội - năm 2023 tuyển sinh ngành Báo chí theo 2 phương thức: xét kết quả thi THPT và xét học bạ THPT. Năm nay, mức điểm ngành học này khi xét khối C00 là 26,85 điểm và khối D01; D78; D96; A16; A00 lấy 25,85 điểm.
Học phí trong năm học 2023 - 2024 dự kiến là 286.000 đồng/tín chỉ.
Trường Đại học Khoa học (Đại học Huế) - năm 2022, lấy mức điểm chuẩn trúng tuyển đối với ngành Báo chí là 17 điểm. Đến năm 2023, mức điểm chuẩn lấy cao hơn 0,5 điểm với 3 tổ hợp môn xét tuyển C00; D01; D15. Ngoài ra, thí sinh cũng có sử dụng học bạ cấp THPT để xét tuyển vào ngành học này.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) xét tuyển theo 3 phương thức: xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT, xét tuyển thẳng và ưu tiên, xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực.
Đối với chương trình đào tạo đại trà, mức điểm chuẩn tổ hợp môn xét tuyển C00 là 28 điểm, D01 lấy 26,71 điểm và D14 là 26,81 điểm. Đối với chương trình đào tạo chết lượng cao, điểm chuẩn khối C00 là 27,5 điểm, khối D01, D14 là 26,13 điểm.
Link nội dung: https://pmil.edu.vn/hoc-bao-chi-that-nghiep-a49505.html