Băng bó tay sau khi bị thương

Những chấn thương gây ra vết thương ở tay cần được băng bó đúng cách nhằm hạn chế tình trạng sưng nề và bảo vệ xương khớp trong một số trường hợp có tổn thương nặng. Việc băng bó tay sau chấn thương đúng cách là biện pháp hạn chế những tổn thương phát sinh khi di chuyển tới cơ sở y tế trong một số trường hợp.

1. Khi nào cần phải băng bó tay?

Sơ cứu là một biện pháp giúp hạn chế những chấn thương này trở nên nặng nề hơn, một số trường hợp chấn thương cần phải băng bó tay như:

1.1 Gãy xương

Gãy xương tay có thể xảy ra do sự phá vỡ một hoặc nhiều trên tay của bạn, có thể là xương bàn tay hay xương cẳng tay... Khi gặp phải tình trạng tay bị thương hay nghi ngờ gãy tay cần phải băng bó tay. Một số dấu cho thấy bạn bị gãy xương như:

Cần phải băng quấn đôi sau khi đã dùng nẹp cố định vị trí gãy trên và dưới một khớp. Hạn chế cử động sau khi đã được băng bó.

1.2 Bong gân

Bong gân tay là một chấn thương xảy ra khi bị kéo căng dẫn tới rách dây chằng, gân là mô kết nối các xương trong lại với nhau, ở tay thì dễ bị ảnh hưởng tới ngón cái nhiều nhất.

Bong gân thường không phải là những trường hợp cấp cứu y tế, nhưng chúng cần được điều trị đúng cách. Trước khi liên hệ bác sĩ bạn có thể dùng một băng nén giúp duy trì áp lực xung quanh khu vực bị bong gân. Điều này giúp giảm thiểu tình trạng sưng tấy bằng cách ngăn chất lỏng tích tụ tại vị trí bong gân, giúp tay bạn nhanh lành hơn. Đôi khi bác sĩ điều trị có thể đề nghị một thiết bị chuyên dụng để cố định bàn tay của bạn, chẳng hạn như nẹp để cố định vị trí đau tay.

1.3 Sau một chấn thương do kéo căng tay quá sức

Chấn thương hay tay bị thương dẫn tới căng cơ ở tay xảy ra khi bạn kéo căng hoặc làm rách cơ hoặc gân ở tay. Loại chấn thương này gây tổn thương thường gặp ở các gân nối cơ cổ tay, cẳng tay với ngón tay. Nó thường gây ra bởi những hành động lặp lại nhiều lần như gõ hoặc sử dụng chuột.

Giống như bong gân, căng cơ không phải là trường hợp cấp cứu y tế. Có thể liên hệ bác sĩ để được điều trị đúng cách. Nên dùng băng ép sẽ giúp cố định vùng bị thương và duy trì áp lực hay dùng những nẹp chuyên dụng.

Sau chấn thương người bệnh cần được băng bó tay

1.4 Vết thương hở

Các vết thương hở chẳng hạn như vết rách hoặc vết thủng, xảy ra khi da bị rách. Những loại chấn thương này thường gặp ở bàn tay và ngón tay. Chúng thường là kết quả của các vụ tai nạn khi cầm nắm các vật sắc nhọn, chẳng hạn như dao làm bếp.

Nhiều vết thương ở tay nhẹ và thường sẽ tự lành. Tuy nhiên, lưu ý rằng bàn tay của bạn chứa nhiều đầu dây thần kinh, gân và mạch máu trong không gian nhỏ, nên dễ bị tổn thương. Ngay cả một vết thương dù nhỏ ở tay cũng có thể gây ra nhiều tổn thương hơn những gì chúng ta nghĩ. Một số trường hợp cần chăm sóc y tế như:

Cần sử dụng băng giúp giữ sạch các vết thương nhỏ ở tay. Sau khi rửa sạch vết thương nhỏ, hãy băng vết thương bằng băng gạc hay băng cá nhân đối với phần tay bị thương.

1.5 Bỏng

Bỏng là một thương tổn phổ biến khác trên bàn tay và ngón tay do dùng để nấu nướng. Bỏng là do tiếp xúc với nhiệt, bao gồm mặt trời, ngọn lửa hoặc các chất nóng. Các loại bỏng khác có thể gặp là bỏng do lạnh, hóa chất hay bỏng do điện.

Nên tới bệnh viện ngay nếu bị bỏng nặng ở tay. Các dấu hiệu của vết bỏng lớn như:

Băng vết bỏng có thể giúp cải thiện quá trình chữa lành vết bỏng. Sau khi làm mát và ẩm vết bỏng, dùng băng gạc lỏng đắp lên vùng da tay bị bỏng sẽ bảo vệ vùng da bị tổn thương.

2. Cách băng bó những vết thương tại nhà

Với những vết thương nhẹ hay vết bỏng bạn có thể áp dụng biện pháp băng bó tại nhà. Khi băng bó chúng ta cần có băng gạc vô khuẩn, băng cuộn, dây buộc hay kẹp cố định băng.

Các bước băng bó vết thương bàn tay:

Người bệnh cũng có thể băng bó tay tại nhà

3. Một số lưu ý khi băng bó tay

Khi băng bó phần đau tay bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Mỗi loại vết thương lại cần sử dụng những biện pháp băng bó tay sau khi bị thương khác nhau, cho nên bạn cần nhận biết được tình trạng của mình để được băng bó đúng cách, hạn chế những ảnh hưởng tới quá trình lành vết thương.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Link nội dung: https://pmil.edu.vn/hinh-anh-bang-bo-ban-tay-a48042.html