Đối với các bạn thí sinh thi đại học, ngoài việc ôn thi thì quyết định chọn ngành đại học nào cũng là điều vô cùng quan trọng. Điều này giúp bạn có thể phát triển sự nghiệp tốt nhất và không hối hận về sau. Tuy nhiên, nhiều người thường không biết nên chọn ngành học, trường học như thế nào cho phù hợp. Bạn hãy xem ngay những kinh nghiệm chọn ngành đại học được Kênh tin tức Kinh tế Hà Nội chia sẻ dưới đây để đưa ra quyết định lựa chọn đúng đắn nhất nhé.
Khi quyết định lựa chọn ngành học, bạn cần phải tự tìm hiểu và khám phá về bản thân xem mình thích và đam mê điều gì? Mục tiêu và kế hoạch phát triển sự nghiệp ra sao? Từ đó để quyết định học ngành phù hợp nhất.
Hiện nay, khá nhiều bạn trẻ thường không biết nên chọn ngành đại học nào vì không biết mình thích gì, phù hợp với ngành nghề nào. Điều này khiến họ dễ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh, chạy theo những ngành nghề HOT, đăng ký theo trào lưu với bạn bè hay cho cha mẹ lựa chọn. Đây là quyết định sai lầm vì nó không xuất phát từ mong muốn, sở thích của bạn mà do người khác quyết định thay.
Thế nên, bạn cần phải tự đánh giá sở thích, đam mê, kỹ năng và thế mạnh của bản thân là gì, vì nếu xuất phát từ chính mong muốn của bạn thì mới có sự cố gắng, nỗ lực và không dễ dàng bỏ cuộc. Từ đó, giúp quá trình học tập đạt được hiệu quả tốt nhất, làm việc với hiệu suất cao.
Xác định mục tiêu và lên kế hoạch phát triển sự nghiệp mà điều bạn cần thực hiện trước khi tham gia kỳ tuyển sinh đại học. Điều này sẽ giúp bạn định hướng rõ ràng phương hướng để chọn ngành nghề. Khi đã biết bạn muốn gì thì mọi việc sẽ không bị đi lệch hướng, không mất nhiều thời gian và công sức nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao. Thế nên, xác định mục tiêu và kế hoạch là yếu tố then chốt quyết định đến quá trình lựa chọn ngành học của bạn.
Sau khi đã xác định được đam mê của bản thân và định hướng nghề nghiệp, bạn hãy nghiên cứu, tìm hiểu kỹ càng về các ngành học, xem xét cơ hội việc làm để có sự lựa chọn phù hợp nhất.
Tìm hiểu thông tin chi tiết về các ngành học giúp bạn hiểu biết sâu sắc về những lĩnh vực mà bạn sắp theo đuổi. Hiểu rõ nhiệm vụ và mục tiêu của ngành có đóng góp cho nền kinh tế và xã hội như thế nào? Ngành nghề này có phù hợp với sở thích, đam mê của bạn thân hay không? Cơ hội việc làm và phát triển ra sao? Điều này rất quan trọng để bạn có thể đưa ra quyết định chọn ngành đại học đúng đắn và thực hiện kế hoạch nghề nghiệp một cách hiệu quả.
Bạn hãy nghiên cứu và lựa chọn ngành học có triển vọng phát triển tốt và cơ hội việc làm cao. Điều này giúp bạn đảm bảo sự nghiệp ổn định, có công việc tốt và có khả năng thăng tiến trong công việc. Từ đó, bạn sẽ có nguồn thu nhập tốt, có khả năng độc lập tài chính, tự tin trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc chọn ngành học bạn cũng không chỉ dựa vào sự phát triển và cơ hội làm việc. Bạn nên kết hợp với sở thích, đam mê và khả năng của bản thân để đảm bảo rằng bạn có thể phát triển trong lĩnh vực mình chọn lâu dài.
Tìm hiểu về các môn học, chương trình đào tạo của các trường đại học chất lượng trước khi theo học là một phần quan trọng của quá trình lựa chọn ngành học. Khi tìm hiểu kỹ càng, bạn sẽ xác định được ngành học có phù hợp với sở thích, đam mê và mục tiêu nghề nghiệp của bản thân hay không. Nếu biết trước mình cần học những gì, bạn có thể chắc chắn rằng mình thực sự quan tâm và phù hợp với nội dung học tập. Việc tìm hiểu về các môn học và chương trình đào tạo trước khi theo học giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho quá trình học tập của mình.
Để có cái nhìn đa chiều hơn khi lựa chọn ngành đại học, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia và những người đã có kinh nghiệm. Hãy để họ tư vấn chọn ngành thi đại học giúp bạn có những quyết định chính xác nhất.
Các giáo viên và người có kinh nghiệm trong ngành sẽ có có kiến thức chuyên môn về các ngành học và lĩnh vực tương ứng. Họ có thể cung cấp thông tin chi tiết về nội dung học tập, cơ hội nghề nghiệp và các khía cạnh liên quan khác. Những người giàu kinh nghiệm sẽ có cái nhìn thực tế về cuộc sống, học tập và làm việc trong lĩnh vực đó. Họ sẽ chia sẻ kinh nghiệm, sai lầm giúp bạn tránh được các lỗi trùng lặp và có cái nhìn thực tế hơn về quá trình chọn ngành.
Tham khảo các diễn đàn, nhóm chia sẻ kinh nghiệm trước khi chọn trường đại học hay chọn ngành là điều quan trọng để bạn thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau và có cái nhìn toàn diện hơn về ngành học. Các diễn đàn là nơi mọi người chia sẻ kinh nghiệm thực tế về quá trình học tập, cuộc sống sinh viên và nghề nghiệp giúp bạn có cái nhìn thực tế và không bị lạc hướng bởi thông tin quảng cáo.
Bạn có cơ hội nghe ý kiến và trải nghiệm từ nhiều nguồn để có cái nhìn đa chiều về ngành học, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội nghề nghiệp và thách thức của nghề nghiệp. Đồng thời, bạn cũng có thể khám phá những ngành học mới, xu hướng và cơ hội nghề nghiệp nổi bật mà bạn chưa biết đến. Từ đó, bạn đưa ra quyết định lựa chọn ngành học một cách thông minh và tự tin hơn.
Trải nghiệm thực tế là cách chọn ngành đại học bạn không nên bỏ lỡ vì nó sẽ giúp bạn được thử nghiệm ngành học sắp lựa chọn, để bạn biết được ngành nghề có phù hợp với bản thân hay không.
Tham khảo các khóa học, tình nguyện hoặc gắn kết với công việc thực tế trước khi chọn ngành học giúp bạn hiểu rõ hơn về những điều thực sự yêu thích và đam mê để lựa chọn ngành học phù hợp. Tham gia các hoạt động thực tế giúp bạn hiểu rõ hơn về yêu cầu và kỹ năng cần thiết cho công việc trong ngành mình quan tâm để chuẩn bị tốt và phát triển kỹ năng cần thiết từ trước. Các khóa học và gắn kết với công việc thực tế giúp bạn kết nối với các chuyên gia và những người đã có kinh nghiệm, học hỏi từ những tình huống thực tế để phát triển kỹ năng tự nhiên hơn.
Câu chuyện và học hỏi từ những người làm việc trong ngành là một phần quan trọng trong quá trình lựa chọn ngành học phù hợp với mục tiêu và đam mê của bạn. Người làm việc trong ngành sẽ có cái nhìn thực tế về công việc sẽ chia sẻ kiến thức, cơ hội và kinh nghiệm từ xin việc, thăng tiến để bạn định hình rõ hơn về tương lai sau khi tốt nghiệp. Điều này giúp bạn đưa ra quyết định chọn ngành một cách thông minh và tự tin hơn.
Từ những kinh nghiệm chọn ngành đại học phù hợp như hợp như trên, bạn hãy nghiên cứu, tổng kết, đánh giá và đưa ra quyết định chọn ngành học phù hợp nhé.
Hãy lập danh sách tất cả các thông tin, ý kiến và nhận định bạn đã thu thập được và tiến hành phân loại thông tin thành nhiều mục như mô tả ngành, cơ hội nghề nghiệp, môn học, kỹ năng cần thiết, trải nghiệm thực tế… Tiếp đến hãy so sánh và phân tích thông tin, xác định mức độ phù hợp với đam mê, sở thích, khả năng và mục tiêu phát triển sự nghiệp của bạn để chọn ngành phù hợp nhất.
Thông qua quá trình phân tích thông tin như trên sẽ giúp bạn lựa chọn được ngành nghề phù hợp với sở thích và khả năng cả bản thân, phù hợp với nhu cầu xã hội. Quyết định lựa chọn ngành thi đại học là điều quan trọng rất lớn đối với tương lai của bạn. Nó ảnh hưởng đến tương lai, nghề nghiệp, thu nhập và sự hài lòng trong công việc.
HỎI: Hiện nay có rất nhiều ngành nghề để lựa chọn, em băn khoăn không biết nên chọn nghề mà mình yêu thích hay nghề đang “HOT”, có thu nhập cao?
TRẢ LỜI: Bạn phải dựa trên nhiều yếu tố để xác định chọn ngành, chọn nghề. Trước hết phải trả lời câu hỏi bạn muốn làm nghề gì, hình dung xem bạn muốn trở thành người như thế nào trong tương lai. Sau đó mới tìm hiểu nghề nghiệp đó hiện những trường nào đang đào tạo. Cần xem xét sự phù hợp đặc điểm cá nhân của mình đối với ngành nghề, sự phù hợp về mặt tính cách, năng khiếu, sở thích.
Nhưng không phải chỉ thích là được. Còn phải căn cứ vào những điều kiện khác như sức khỏe, hoàn cảnh kinh tế gia đình, nhu cầu xã hội của ngành nghề đó.
***
HỎI: Em có năng khiếu vẽ nhưng lại thích khoa học tự nhiên, muốn đi dạy toán, lý, hóa. Vậy nên chọn ngành nào?
TRẢ LỜI: Khi mình đã thích một công việc nào đó thì sẽ chú tâm vào công việc đó. Còn khi mình có năng khiếu thì thế mạnh năng khiếu đó sẽ giúp mình hoàn thành công việc tốt hơn. Năng khiếu hay sở thích là hai yếu tố quan trọng nhưng chưa phải là yếu tố quyết định. Ví dụ hiện nay rất nhiều bạn trẻ muốn làm ca sĩ nhưng thích là một chuyện, còn trở thành ca sĩ chuyên nghiệp đâu phải dễ. Vậy nếu chúng ta thích làm một việc gì đó thì cứ dành nhiều thời gian cho việc đó.
Còn chọn một nghề nghiệp cho mình thì không chỉ căn cứ vào sở thích, năng khiếu mà phải căn cứ vào thực lực, sức khỏe bản thân, điều kiện gia đình và nhu cầu xã hội. Tuy nhiên nếu bắt buộc phải lựa chọn thì bạn có thể chọn môn mình có năng khiếu. Nếu chỉ bắt đầu từ sở thích sẽ gặp khó khăn hơn trong công việc.
***
HỎI: Em đang học đại học nhưng cảm thấy không hợp với ngành đang học và muốn thi lại trường khác. Tâm lý em hiện rất bối rối, lo lắng vì sợ thi không đậu.
TRẢ LỜI: Bạn phải chuẩn bị kỹ tâm lý, điều này rất quan trọng. Đậu thì sao, rớt thì sao? Phải xác định chắc chắn xem ngôi trường mình đang học có phù hợp với mình không. Sau khi đã chuẩn bị các điều kiện trên, bạn nên đi thi với một tâm lý: đậu thì học, không đậu thì quay về trường cũ. Đừng tạo áp lực cho bản thân.
Mặt khác, bạn nên thông báo chuyện này cho người thân để cùng cân nhắc, có được lựa chọn đúng nhất.
***
HỎI: Sức học của tôi thuộc dạng trung bình khá, tôi rất muốn thi vào một trường ĐH. Vậy tôi nên chọn trường như thế nào cho phù hợp?
TRẢ LỜI: Học lực của bạn không giỏi, bạn vẫn có cơ hội đậu ĐH nếu bạn chọn khối thi có các môn bạn học tốt nhất. Tuy nhiên, bạn cần xác định: mình thích ngành nghề nào nhất, cân nhắc xem mình có phù hợp với loại công việc cụ thể của nghề đó không, sau đó hãy chọn trường. Mỗi ngành, nghề hiện đang được đào tạo ở nhiều trường khác nhau. Học lực trung bình khá, bạn nên hướng đến nhóm trường ĐH địa phương, các trường CĐ, trung cấp sẽ dễ có cơ hội trúng tuyển hơn.
***
HỎI: Ba mẹ muốn em học kinh tế nhưng em muốn học ngành xã hội: du lịch, ngoại giao hoặc nhà báo. Vậy em phải làm sao?
TRẢ LỜI: Trong việc chọn nghề, đôi khi có những xung đột giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ có cái nhìn rộng hơn. Chúng ta còn trẻ, có thể nông cạn hơn nhưng không phải lúc nào cha mẹ cũng đúng.
Các em nên trình bày vì sao mình chọn ngành đó, đồng thời lắng nghe ý kiến ba mẹ về ngành nghề ba mẹ chọn. Sau đó thống nhất chọn nghề theo những điều hợp lý nhất. Nếu chọn theo ý kiến người khác sau này sẽ khó có hứng thú học, ra trường khó thành công. Em nên cân nhắc thêm giữa những công việc xã hội và việc làm kinh tế xem ngành nào hợp mình hơn.
Khi các em thích làm ngành nghề nào, cần phải xem mình hợp ngành đó hay không. Ví dụ: muốn làm du lịch phải có ngoại ngữ, có sức khỏe để đi xa; muốn làm ngoại giao, quan hệ quốc tế cần khả năng giao tiếp linh hoạt trong ứng xử, khả năng ngoại ngữ… Các em nên lựa chọn theo những khả năng mình sẵn có, điều này giúp các em thành công hơn.
***
HỎI: Em học khá tự nhiên. Em đang phân vân giữa nhóm ngành kinh tế và kĩ thuật. Học quản trị kinh doanh sợ khi ra trường khó xin việc còn kĩ thuật thì em thích điện tử. Em nên chọn ngành nào, trường nào thì cơ hội việc làm cao hơn?
TRẢ LỜI: Em đang phân vân giữa 2 nhóm ngành kinh tế và kỹ thuật, vậy em có thể có 2 cách lựa chọn:
Một là: Em có thể lựa chọn, đợt 1 thi khối kỹ thuật (thường là khối A), đợt 2 thi khối kinh tế (thường là khối: B,C,D).
Hai là: Hiện nay các trường đều có bộ phận tiếp và giải đáp thắc mắc, tư vấn trực tiếp cho thí sinh. Em có thể đến trực tiếp để được tư vấn trước khi chọn thi ngành nào.
Về cơ hội việc làm của từng ngành, em tham khảo trên website của các trường khi công bố thông tin về 3 công khai, có thông tin về cơ hội việc làm cho từng ngành, chuyên ngành đào tạo.
Những kinh nghiệm về cách chọn ngành đại học phù hợp được chia sẻ như trên sẽ giúp bạn biết được ngành học nào tốt nhất. Hãy tự mình quyết định lựa chọn ngành học, phù hợp với đam mê, sở thích của bản thân, hãy tự làm chủ tương lai của mình để không hối hận về sau bạn nhé.
Link nội dung: https://pmil.edu.vn/chon-nganh-dai-hoc-a46503.html