Trong số các loại mái che hiện đại và đẳng cấp hiện nay thì mái vòm luôn là lựa chọn phù hợp với nhiều công trình lớn. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về loại mái che này. Trong bài viết hôm nay, Việt Nhật sẽ cùng bạn tìm hiểu tất tần tật về mái vòm. Cùng tham khảo nhé!
Mái vòm là loại mái che được chế tạo theo dạng cong hình vòm và có bộ khung được làm từ sắt, thép hay inox. Phần mái được chia thành nhiều tấm dài uốn cong.
Mái che vòm là một điểm nhấn kiến trúc tinh tế, tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho không gian sống. Thiết kế cong của mái vòm không chỉ mang lại sự bảo vệ hiệu quả khỏi thời tiết khắc nghiệt mà còn làm phong phú thêm vẻ đẹp của ngôi nhà hay khu vực xung quanh, ngoại cảnh.
Mái che vòm có cấu tạo phức tạp và đa dạng tùy thuộc vào kiểu dáng và vật liệu sử dụng. Tuy nhiên, dưới đây là một phổ biến cấu tạo của mái che vòm được cấu tạo bởi 3 bộ phận chính gồm:
Bộ phận này rất quan trọng giúp mái che chống lại được sự tác động của ngoại cảnh. Phần mái sẽ được chia thành nhiều tấm ghép lại với nhau. Mỗi tấm có độ uốn khác nhau tùy vào thiết kế, nhu cầu và sở thích của khách hàng.
Vật liệu che phủ mái vòm là lớp vật liệu bảo vệ khỏi tác động của thời tiết. Các vật liệu phổ biến bao gồm polycarbonate, PVC, ETFE hoặc các loại vật liệu chống nắng, chống nước, chống UV.
Phần mái sẽ được nối với bộ khung bằng các mối nối để tạo sự liên kết chặt chẽ. Lúc thi công sẽ sử dụng loại keo chuyên dụng nên rất ít khi hàn chúng lại với nhau.
Bộ khung chính là điểm tựa vững chắc nhất cho phần mái vòm. Trong số các vật liệu thì thép được tin dùng nhiều nhất vì thích hợp với công trình lớn. Còn inox và sắt vẫn được sử dụng nhưng chỉ áp dụng đối với mái che quy mô nhỏ.
Đối với mái che vòm lớn, có thể sử dụng các cột chống để hỗ trợ khung và tăng tính ổn định.
Trên thị trường hiện có rất nhiều loại mái vòm khác nhau, tuy nhiên trong số đó mái vòm bạt căng và mái vòm Polycarbonate lại được ưa chuộng hơn cả. Lý do là vì:
Mái vòm bạt căng là dạng mái che sử dụng cấu trúc Tensile structure dưới hình dạng mái vòm nhờ sử dụng các kỹ thuật chuyên ngành.
Thiết kế linh hoạt cấu trúc căng tensile structure cho phép thiết kế với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, từ những đường cong mềm mại đến những hình dạng độc đáo và phức tạp. của loại mái vòm này có các điểm giữa cao hơn so với các điểm.
Mái vòm bạt căng thường được xử lý chống nước và chống tia UV, bảo vệ không gian dưới mái vòm khỏi thời tiết và tác động của tác nhân môi trường.
Mái vòm bạt căng tận dụng ánh sáng tự nhiên, tạo ra không gian sáng thoáng và tiết kiệm năng lượng.
Mái vòm bạt căng sử dụng vật liệu chống nhiệt độ được sử dụng giúp mái vòm giảm phản xạ nhiệt độ, tạo điều kiện môi trường thoải mái.
Vật liệu chính làm mái vòm bạt căng PVC / PTFE / HDPE / PVDF / PVFE / ETFE / TIO2 / PVC
Mái vòm bạt căng không chỉ đem lại tính thẩm mỹ mà còn chú trọng đến tính tiện ích và hiệu suất trong việc tạo ra các không gian kiến trúc độc đáo và hiện đại.
Xem thêm: Bạt căng - Kiến trúc ngoài trời hiện đại Việt Nhật
Ưu điểm
Nhược điểm
Bước 1: Thiết kế bản vẽ
Kiến trúc sư thông qua các phần mềm thiết kế để lên kế hoạch thiết kế kết cấu dự án. Bao gồm các công đoạn như:
Bước 2: Chọn vật liệu phù hợp
Mái vòm bạt căng có rất nhiều chất liệu màng căng như: ETFE, PTFE, PVDF, ETFE, PVC, HDPE, PVFE, TIO2). Mỗi loại sẽ có những đặc điểm và chi phí khác nhau. Tùy vào mục đích và kiến trúc không gian mà chọn lựa sao cho phù hợp.
Bước 3: Chế tạo kết cấu khung
Kết cấu khung được làm từ các thành phần là thép và sơn phun theo tiêu chuẩn của quốc tế. Trong đó, đơn vị thiết kế sẽ lựa chọn độ dày, màu sơn theo yêu cầu của từng dự án. Kiểm tra mô men xoắn, hạt từ và độ khớp trước khi mang đi lắp ráp.
Bước 4: Gia công phụ kiện liên kết
Phụ kiên liên kết có thể được gia công bởi đơn vị thiết kế hoặc nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Mỗi phụ kiện gia công đều được tiến hành dưới sự giám sát chặt chẽ của chuyên gian giàu kinh nghiệm và lành nghề.
Bước 5: Lắp đặt hoàn thiện công trình
Sau khi hoàn thiện các công đoạn chuẩn bị trên sẽ bắt đầu tiến hành lắp đặt mái vòm bạt căng. Cần chú ý tới việc thi công nền móng, lắp đặt kết cấu thép, nâng màng và đo sức căng.
Mái vòm Poly được làm từ nhựa Polycarbonate có khả năng lấy sáng tốt và tạo giá trị thẩm mỹ cao. Hiện mái che có hai loại sử dụng phổ biến nhất là mái che Polycarbonate rỗng ruột có độ dày từ 4.5mm - 10mm và mái che Polycarbonate đặc ruột có độ dày từ 1.2mm, 2.0mm, 2.8mm, 3mm, 4mm đến 10mm.
Polycarbonate, một loại nhựa đặc biệt cường độ cao, được sử dụng rộng rãi trong xây dựng các mái che vòm nhờ vào những đặc tính nổi bật như trọng lượng nhẹ, khả năng truyền sáng, và khả năng chống va đập.
Mái che vòm polycarbonate là một giải pháp kiến trúc hiện đại và đa dạng, mang lại sự kết hợp hoàn hảo giữa tính thẩm mỹ và hiệu suất chức năng.
Hãy cùng khám phá sự đẹp và sự ấn tượng của mái che vòm polycarbonate qua từng góc nhìn và thiết kế độc đáo.
Có thể bạn chưa biết: Polycarbonate là gì?
Ưu điểm
Nhược điểm
Quy trình lắp đặt mái vòm Polycarbonate
Bước 1: Lựa chọn tấm Polycarbonate
Nên chú trọng chọn những tấm có lớp chống tua cực tím theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Độ dày của tấm phải phù hợp với cấu trúc khung và khả năng chịu lực của mái, nhất là tải trọng chịu sức gió khi thời tiết thay đổi.
Bước 2: Thiết kế mái vòm Polycarbonate
Vì mái che được thiết kế theo dạng hình vòm nên tấm Polycarbonate cũng sẽ được lắp đặt theo khung mái. Cần chú ý hướng tấm Polycarbonate đặt cùng nước hướng chảy để nước thoát tốt và nhanh hơn.
Bước 3: Thiết kế khẩu độ mái
Khẩu độ mái là khoảng cách giữa các đà, xà gồ ngang và dọc. Bạn cần tính tới độ chịu tải co giãn của tấm Polycarbonate theo độ dày và phải đáp ứng yêu cầu chịu tải công trình.
Bước 4: Lắp đặt hoàn thiện
Vì tấm Polycarbonate được phủ lớp ngăn tia UV nên trước khi lắp đặt cần xác định được mặt nào sẽ hướng về mặt trời. Mái nên lợp theo hướng từ dưới lên theo thứ tự rồi cố định bằng keo dán, vít, nhôm chữ u…
Trong quá trình lắp đặt tránh bước chân trực tiếp lên tấm Polycarbonate vì có thể gây trầy xước bề mặt và làm giảm tuổi thọ của mái vòm. Sau khi hoàn thiện nên dùng keo silicon để xử lý chống dột làm tăng tuổi thọ của mái che.
Ngoài việc che chắn nắng mưa, thì nó còn có công dụng trang trí ngoại thất làm tôn lên vẻ đẹp của ngôi nhà. Các vật liệu sử dụng như bạt căng, Polycarbonate với nhiều màu sắc và kiểu dáng phong phú sẽ phù hợp với nhiều kiểu kiến trúc.
Xem thêm : Mái vòm sân thượng và những mẫu mái vòm mới nhất nên lựa chọn
Mái vòm nhà xe ngoài việc tạo nên không gian thoáng mát giúp bảo vệ những chiếc xế yêu của bạn trước thời tiết nắng, mưa. Nó còn là công trình hiện đại, sang trọng và mang tính thẩm mỹ cao cho ngôi nhà.
Bể bơi là địa điểm tụ tập của nhiều người vào những ngày hè oi bức. Vì thế việc tạo ra một không gian mát mẻ và thư thái là điều rất cần thiết. Chất liệu sử dụng cho mái vòm bể bơi có thể là Polycarbonate hoặc bạt căng, tùy vào yêu cầu của mỗi công trình.
Xem thêm : 46 Mẫu mái che hồ bơi ĐẸP hiện đại thông dụng NĂM 2023
Mái vòm sân khấu có ưu điểm chống thấm nước tốt, khả năng tản xạ nhiệt hiệu quả. Vật liệu sử dụng thường là bạt căng nên rất phù hợp với các sân khấu ngoài trời.
Bên cạnh đó, mái vòm này còn được ứng dụng cho các công trình khác như: Sân vận động, sân tennis, sân golf, trường học…
Xem thêm : Thiết kế lắp đặt mái che sân khấu BH 36 tháng uy tín
Có thể nói mái vòm là một thiết kế độc đáo và đầy ấn tượng cho không gian. Vì tính ứng dụng cao nên loại mái này hiện đang được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống. Cụ thể:
Việt Nhật là đơn vị luôn đi đầu trong thiết kế và lắp đặt mái vòm cho nhiều công trình khác nhau. Khi có nhu cầu sử dụng và thi công mái che, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi bởi những lý do sau:
Một số công trình mái che của Việt Nhật:
Việt Nhật luôn không ngừng đổi mới và cải tiến để luôn mang tới cho khách hàng những sản phẩm và công trình chất lượng. Hãy nhấc máy và gọi ngay cho chúng tôi từ bây giờ để sớm được tư vấn cụ thể nhé!
Link nội dung: https://pmil.edu.vn/mai-vong-cung-a46259.html