Lý thuyết Tin học 10 Bài 6 (Cánh diều): Câu lệnh rẽ nhánh

A. Lý thuyết Tin học 10 Bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh

1. Cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh (ảnh 6)

Các ngôn ngữ lập trình bậc cao cung cấp công cụ mô tả <điều kiện>, tính giá trị <điều kiện> và thể hiện cấu trúc rẽ nhánh dựa trên giá trị tính được của <điều kiện>.

2. Điều kiện rẽ nhánh

- Trong mô tả thuật toán, <điều kiện> rẽ nhánh là một biểu thức logic True hoặc False.

Bảng 1. Kí hiệu phép so sánh trong Python

So sánh

Kí hiệu trong Python

Lớn hơn

>

Lớn hơn hoặc bằng

>=

Nhỏ hơn

<

Nhỏ hơn hoặc bằng

<=

Bằng

= =

Khác

!=

- Kết nối các biểu thức logic với nhau bằng các phép tính logic (and - và, or - hoặc, not - phủ định) ta lại nhận được một biểu thức logic (Hình 6.2).

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh (ảnh 2)

Hình 6.2: Một số phép toán logic

3. Câu lệnh rẽ nhánh trong chương trình Python

- Python cung cấp hai câu lệnh rẽ nhánh:

+ Câu lệnh rẽ nhánh dạng if

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh (ảnh 3)

Hình 6.3: Cách viết và sơ đồ khối của câu lệnh if

Ví dụ: Minh họa chương trình sử dụng câu lệnh if trong Python

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh (ảnh 4)

Hình 6.4: Chương trình kiểm tra số nguyên dương có hai chữ số

+ Câu lệnh rẽ nhánh if - else:

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh (ảnh 5)

Hình 6.5: Cách viết và sơ đồ khối của câu lệnh if-else

Câu lệnh hoặc các câu lệnh cùng nhóm viết lùi vào trong một số vị trí so với dòng điều kiện và viết thẳng hàng với nhau gọi là một khối lệnh.

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh (ảnh 6)

Hình 6.6: Cách viết các câu lệnh

Lưu ý: Cách viết các câu lệnh trong Python:

- Các câu lệnh ở khối trong viết lùi các đầu dòng nhiều hơn các lệnh khối ngoài.

- Các câu lệnh cùng một khối có khoảng cách đầu dòng như nhau.

B. Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 6 (Cánh diều 2023) có đáp án: Câu lệnh rẽ nhánh

Câu 1. Trong Python, với cấu trúc if - else thì <câu lệnh hay nhóm câu lệnh 1> được thực hiện khi:

A. Điều kiện sai.

B. Điều kiện đúng.

C. Điều kiện bằng 0.

D. Điều kiện khác 0.

Câu 2. Trong Python, đối với cấu trúc if-else thì <câu lệnh hay nhóm câu lệnh 2> được thực hiện khi:

A. Điều kiện sai.

B. Điều kiện đúng.

C. Điều kiện bằng 0.

D. Điều kiện khác 0.

Câu 3. Trong Python, đối với cấu trúc if hoặc if-else thì câu lệnh hoặc nhóm câu lệnh phải được viết như thế nào?

A.Viết thẳng hàng so với điều kiện.

B. Lùi vào trong một số vị trí so với dòng chứa điều kiện và không cần viết thẳng hàng với nhau.

C. Chỉ lùi vào trongmột số vị trí so với dòng chứa điều kiện khi có nhóm lệnh.

D. Lùi vào trong một số vị trí so với dòng chứa điều kiện và viết thẳng hàng với nhau.

Câu 4. Cho đoạn chương trình sau:

if d>0:

x1=-b-math.sqrt(d)/2*a

x1=-b+math.sqrt(d)/2*a

Lỗi sai trong đoạn chương trình trên là:

A. Nhóm lệnh không lùi vào một số vị trí so với dòng chứa điều kiện.

B. Thiều dấu chấm sau mỗi câu lệnh.

C. Không viết hoa chữ cái đầu của mỗi dòng.

D. Không có dấu kết thúc câu.

Câu 5. <Điều kiện> trong câu lệnh rẽ nhánh là:

A. Biểu thức tính toán.

B. Biểu thức logic.

C. Biểu thức quan hệ.

D. Các hàm toán học.

Câu 6. Cho đoạn chương trình sau:

a=2

b=3

if a>b:

a=a*2

else:

b=b*2

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của b là:

A. 4

B. 2

C. 6

D. Không xác định

Câu 7. Câu lệnh if trong chương trình Python có dạng:

A. if <điều kiện>

<câu lệnh hay nhóm câu lệnh>

B. if <điều kiện>:

<câu lệnh hay nhóm câu lệnh>

C. <điều kiện>:

<câu lệnh hay nhóm câu lệnh>

D. if <điều kiện>:

Câu 8. Trong quá trình thực hiện thuật toán, khi nào cần dùng cấu trúc rẽ nhánh?

A. Khi phải dựa trên một điều kiện cụ thể nào đó để xác định bước thực hiện tiếp theo.

B. Khi có các phép tính toán.

C. Khi lặp đi lặp lại một công việc nào đó.

D. Khi sử dụng các hàm toán học.

Câu 9. Câu lệnh rẽ nhánh if-else trong chương trình Python có dạng:

A. if <điều kiện>:

<câu lệnh hay nhóm câu lệnh>

B. if <điều kiện>:

<câu lệnh hay nhóm câu lệnh 1>

else

<câu lệnh hay nhóm câu lệnh 2>

C. if <điều kiện>:

<câu lệnh hay nhóm câu lệnh 1>

else:

<câu lệnh hay nhóm câu lệnh 2>

D. if <điều kiện>

<câu lệnh hay nhóm câu lệnh 1>

else:

<câu lệnh hay nhóm câu lệnh 2>

Câu 10. Trong Python, câu lệnh if <câu lệnh hay nhóm câu lệnh> sẽ thực hiện khi:

A. <Điều kiện> sai.

B. <Điều kiện> đúng.

C. <Điều kiện> bằng 0.

D. <Điều kiện> khác 0.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Tin học 10 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 3: Thực hành làm quen và khám phá Python

Lý thuyết Bài 4: Các kiểu dữ liệu số và câu lệnh vào - ra đơn giản

Lý thuyết Bài 5: Thực hành viết chương trình đơn giản

Lý thuyết Bài 7: Thực hành câu lệnh rẽ nhánh

Lý thuyết Bài 8: Câu lệnh lặp

Link nội dung: https://pmil.edu.vn/viet-cau-lenh-re-nhanh-tinh-a46254.html