Các vấn đề về da thường gặp ở người lớn: Bệnh zona, nổi mề đay và hơn thế nữa

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Thu Hằng - Bác sĩ Da Liễu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Da có nhiều bệnh lý khác nhau cả về triệu chứng, tác nhân gây bệnh và phương pháp điều trị. Một số bệnh chỉ gây ảnh hưởng tạm thời nhưng một số khác lại có ảnh hưởng lâu dài và nguy hiểm khi bị biến chứng. Dưới đây là các bệnh về da ở người trưởng thành.

1. Bệnh zona người lớn (Herpes Zoster)

Biểu hiện của bệnh ở giai đoạn sớm là các ban đỏ trên da, sau đó tiến triển thành mụn kèm theo đau. Bệnh zona khiến da bị bỏng, ngứa ran hoặc trở nên rất nhạy cảm. Bệnh zona có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Biểu hiện trên da thường kéo dài từ 7-10 ngày, nhưng đau dây thần kinh có thể kéo dài hàng tháng.

Mặc dù tình trạng bệnh sẽ được hồi phục, nhưng nó vẫn gây đau, tê và ngứa kéo dài hàng tháng, hàng năm hoặc thậm chí là cả đời. Để điều trị zona bác sĩ thường kê đơn kháng virus, giảm đau, vitamin nhóm B, trường hợp bội nhiễm có thể phả

Bệnh zona người lớn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

2. Phát ban (nổi mề đay người lớn)

Các nốt phát ban có thể ngứa, cảm giác châm chích hoặc như kiến lửa đốt. Các nốt phát ban khác nhau về kích thước và đôi khi kết hợp với nhau tạo thành mảng. Chúng có thể xuất hiện trên bất kỳ phần nào của cơ thể và lan rộng chỉ từ vài phút đến vài ngày.

Nguyên nhân gây ra bao gồm các tác nhân vật lý như nhiệt độ cao, nhiễm trùng như viêm họng liên cầu khuẩn, nhiễm virus và dị ứng với thuốc, thực phẩm và phụ gia thực phẩm. Điều trị bằng thuốc kháng histamine và kem bôi da có thể giúp ích.

Phát ban da có thể do dị ứng

3. Bệnh vẩy nến

Các mảng da dày, đỏ được phủ vảy trắng hoặc bạc là dấu hiệu của bệnh vẩy nến. Bệnh vẩy nến hoạt động khi hệ thống miễn dịch kích hoạt các tế bào da mới phát triển quá nhanh, nhưng nguyên nhân chính gây ra bệnh thì vẫn còn chưa rõ.

Các mảng bám thường xuất hiện trên da đầu, khuỷu tay, đầu gối và lưng dưới. Chúng có thể chữa lành và quay trở lại trong những thời điểm khác của cuộc đời. Phương pháp điều trị bao gồm kem và thuốc mỡ cho da, liệu pháp ánh sáng và thuốc uống, tiêm.

4. Bệnh chàm

Bệnh chàm là một thuật ngữ để thể hiện một số tình trạng viêm da không lây nhiễm. Biểu hiện bệnh là da có màu đỏ, khô và ngứa. Bệnh chàm có tính chất di truyền, các yếu tố gây khởi phát và tăng nặng bệnh gồm căng thẳng thần kinh, tiếp xúc các chất kích thích (như xà phòng), chất gây dị ứng và khí hậu có thể kích hoạt bệnh bùng phát.

Ở người lớn, nó thường xuất hiện ở khuỷu tay, bàn tay và ở nếp gấp da. Một số loại thuốc điều trị bệnh chàm có thể được bôi lên da và một số thuốc đường uống hoặc tiêm.

Bệnh chàm có thể gây ngứa ở khuỷu tay

5. Bệnh trứng cá đỏ

Việc xuất hiện các mụn trên da, sau đó là đỏ trên mũi, cằm, má và trán... Nó có thể trở nên đỏ hơn theo thời gian và có thể nhìn thấy các mao mạch. Da có thể trở nên dày, da gà và mụn mủ. Bệnh thậm chí có thể biểu hiện ở mắt. Có thể điều trị bằng thuốc uống hoặc bôi trên da. Các bác sĩ có thể điều trị giãn mạch và da đỏ hoặc dày lên bằng laser.

6. Vết loét lạnh (mụn nước sốt)

Virus herpes simplex gây ra các mụn nước nhỏ, đau, chứa đầy chất lỏng trên miệng hoặc mũi. Vết loét lạnh kéo dài khoảng 10 ngày và dễ dàng lây từ người sang người. Các tác nhân kích thích bao gồm sốt, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, căng thẳng và thay đổi nội tiết tố.

Bạn có thể điều trị vết loét lạnh bằng thuốc chống virus hoặc kem. Đi khám bác sĩ nếu vết loét có mủ, đỏ lan rộng, sốt hoặc nếu mắt bị kích thích. Nó cũng có thể được điều trị bằng thuốc theo đơn hoặc thuốc bôi.

7. Phát ban do tiếp xúc với thực vật

Tiếp xúc với lớp phủ dầu từ cây thường xuân, gỗ sồi hoặc sumac gây phát ban ở nhiều người. Nó bắt đầu với các vết đỏ và sưng tại chỗ, và sau đó trở nên ngứa. Mụn nước thường xuất hiện trong vòng 12 đến 72 giờ sau khi bạn chạm vào cây. Phát ban điển hình là trông giống như một đường màu đỏ và hình thành như cây kéo trên da. Bệnh thường kéo dài đến 2 tuần.

Làm dịu ngứa phát ban thực vật: Thuốc kê đơn hoặc thuốc không kê đơn có thể giúp làm dịu cơn ngứa. Bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc cho phát ban nghiêm trọng và thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng. Tìm hiểu để phát hiện những cây nào bạn bị dị ứng để tránh tiếp xúc trực tiếp.

Thuốc kháng sinh được sử dụng trong điều trị phát ban do tiếp xúc với thực vật

8. Dao cạo

Những vết dao cạo nổi bật lên sau khi bạn cạo râu. Điều này có thể gây kích ứng, nổi mụn và thậm chí là sẹo. Để giảm thiểu các vết dao cạo kiểu này, bạn nên tắm nước ấm trước khi cạo râu, kéo lưỡi dao theo hướng râu mọc và không kéo căng da trong khi bạn kéo dao cạo ngang qua nó. Luôn luôn sử dụng kem cạo râu hoặc bọt cạo râu khi cạo. Rửa sạch với nước lạnh, sau đó thoa kem dưỡng ẩm, sau khi cạo râu.

9. Mụn thịt

Những mẫu da nhỏ này có màu thịt hoặc hơi sẫm màu bám trên da. Chúng thường được tìm thấy trên cổ, ngực, lưng, nách, dưới ngực hoặc ở vùng háng. Mụn thịt xuất hiện thường xuyên nhất trên phụ nữ và người già.

Chúng không nguy hiểm và thường không gây đau trừ khi chúng bị kích thích khi quần áo hoặc da gần đó cọ xát với chúng. Bác sĩ có thể cắt, đóng băng hoặc đốt chúng đi.

10. Mụn

Mụn trứng cá bùng phát khi lỗ chân lông bị tắc dầu và tế bào da chết bị viêm. Có 2 loại mụn là mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Lỗ chân lông mở và chuyển sang màu tối được gọi là mụn đầu đen. Lỗ chân lông bị tắc hoàn toàn được gọi là mụn đầu trắng.

Vi khuẩn và các yếu tố kích thích kích hoạt mụn trứng cá hoạt động. Chúng thường xuất hiện trên mặt, ngực và lưng. Bạn cũng có thể bị nổi mụn mủ và u nang. Để giúp kiểm soát mụn trứng cá, hãy giữ cho vùng da dầu sạch sẽ và không nặn mụn (vì nặn mụn có thể gây nhiễm trùng và sẹo).

Mụn trứng cá là bệnh lý về da thường gặp hiện nay

11. Nấm da chân

Nấm da chân làm cho bàn chân bị bong tróc, chuyển sang màu đỏ, ngứa và bỏng rát. Bạn cũng có thể bị phồng rộp và lở loét. Nấm da chânbệnh truyền nhiễm thông qua tiếp xúc trực tiếp. Để ngăn chặn điều đó, đừng dùng chung giày với người bị nhiễm bệnh hoặc không đi chân trần ở những khu vực như phòng thay đồ hoặc gần bể bơi.

Điều trị bằng thuốc bôi chống nấm tại chỗ. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho các trường hợp bệnh nghiêm trọng hơn. Trong quá trình điều trị, bạn sẽ cần giữ cho bàn chân và bên trong giày sạch sẽ và khô ráo.

Nám da chân là một bệnh truyền nhiễm

12. Nốt ruồi

Nốt ruồi thường có màu nâu hoặc đen. Chúng có thể có ở bất cứ đâu trên cơ thể. Chúng có thể xuất hiện một mình hoặc theo nhóm và thường xuất hiện trước tuổi 20. Một số nốt ruồi thay đổi chậm theo năm tháng. Chúng có thể đi từ phẳng đến lớn lên, mọc tóc hoặc thay đổi màu sắc.

Kiểm tra nốt ruồi của bạn mỗi năm bởi bác sĩ da liễu. Bạn nên gặp bác sĩ nếu thấy bất kỳ sự thay đổi về đường viền không đều, màu sắc bất thường hoặc không đồng đều, chảy máu hoặc ngứa.

13. Vết sắc tố lão hóa

Những đốm nâu hoặc xám này thực sự gây ra bởi sự lão hóa và chúng trở nên phổ biến hơn khi bạn già đi. Chúng xuất hiện do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, đó là lý do tại sao chúng có xu hướng xuất hiện trên mặt, tay và cánh tay.

Bạn có thể thử các loại kem tẩy trắng, lột và các phương pháp điều trị bằng ánh sáng để làm mờ chúng. Gặp bác sĩ da liễu để loại trừ các vấn đề nghiêm trọng như khối u ác tính, một loại ung thư da.

Vết sắc tố lão hóa có thể gây ung thư da

14. Bệnh vảy phấn hồng

Đây là một phát ban vô hại, vảy phấn hồng thường bắt đầu như một mảng màu hồng có vảy duy nhất với một đường viền nổi lên. Vài ngày đến vài tuần sau, nó bắt đầu ngứa và lan rộng. Phát ban có thể trải khắp cơ thể.

Hiện nay cơ chế gây bệnh chưa rõ ràng. Nó thường biến mất trong 6 đến 8 tuần mà không cần điều trị. Vảy phấn hồng thường xuất hiện ở độ tuổi từ 10 đến 35.

15. Nám (“Nám bà bầu”)

Nám (chloasma) là các mảng da màu nâu trên má, mũi, trán và cằm. Nó thường được gọi là "nám thai kỳ" bởi vì nó xảy ra ở một nửa số phụ nữ mang thai. Đàn ông cũng có thể bị nám. Nếu nó không tự biến mất sau khi sinh em bé, bạn có thể điều trị bằng kem bôi theo đơn, các sản phẩm không kê đơn hoặc điều trị bằng laser. Ánh sáng mặt trời làm cho nám trở nên tồi tệ hơn, vì vậy luôn luôn sử dụng kem chống nắng có SPF 30.

Nám bà bầu còn được gọi là nám thai kỳ

16. Mụn cóc

Trong hầu hết các trường hợp, mụn cóc thông thường xuất hiện trên ngón tay hoặc bàn tay. Chúng gây ra bởi virus papilloma ở người. Mụn cóc lây lan khi bạn chạm vào thứ gì đó được sử dụng bởi người bị virus. Để ngăn ngừa mụn cóc nhiều hơn, nên điều trị sớm và tránh tự cắt tại nhà.

Chúng thường vô hại và không đau. Bạn có thể điều trị chúng bằng thuốc bôi, hoặc bác sĩ có thể đóng băng hoặc đốt chúng đi. Các kỹ thuật loại bỏ tiên tiến hơn bao gồm phẫu thuật, laser và hóa chất.

17.Dày sừng da dầu

Dày sừng da dầu là một trong các biểu hiện của lão hóa da. Chúng có thể xuất hiện trên nhiều vùng da theo nhóm hoặc đơn lẻ. Chúng có thể tối màu hoặc nhiều màu, và thường có bề mặt sần sùi.

Bạn không cần phải điều trị trừ khi nó bị kích thích hoặc bạn không thích chúng tồn tại trên da bạn. Chúng dễ nhầm với nốt ruồi hoặc ung thư da, nhưng bác sĩ da liễu có thể phân biệt sự khác biệt giữa chúng.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán bệnh Zona

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com

Link nội dung: https://pmil.edu.vn/benh-ve-da-lieu-a46031.html