Ung thư hậu môn: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Ung thư hậu môn là bệnh lý ác tính tương đối hiếm gặp nhưng lại có khả năng di căn cao. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh có tiên lượng khá tốt và ít xảy ra biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về ung thư hậu môn qua bài viết dưới đây nhé!

1Ung thư hậu môn là gì?

Hậu môn là một ống dài từ 3 - 5cm, nằm ở phần cuối cùng của đường tiêu hóa. Nó nối tiếp trực tràng dẫn đến lỗ hậu môn ở giữa hai mông, có nhiệm vụ đưa phân ra ngoài cơ thể.

Ung thư hậu môn là tình trạng các tế bào hậu môn tăng sinh liên tục, không tuân theo cơ chế kiểm soát của cơ thể. Khối ung thư hậu môn có thể xuất hiện ở phần da rìa lỗ hậu môn, dễ quan sát hoặc bắt đầu ở bên trong ống hậu môn khiến việc phát hiện bệnh khó khăn hơn.[1]

Tuy theo loại tế bào của khối ung thư mà người ta có thể chia ung thư hậu môn thành 2 nhóm chính:[2]

Ung thư hậu môn là tình trạng các tế bào hậu môn tăng sinh không kiểm soát

Ung thư hậu môn là tình trạng các tế bào hậu môn tăng sinh không kiểm soát

2Nguyên nhân gây ung thư hậu môn

Hiện nay, nguyên nhân gây ung thư hậu môn vẫn chưa được tìm hiểu một cách rõ ràng. Tuy nhiên, bệnh có nguy cơ xuất hiện cao hơn nếu kèm theo các yếu tố sau:[1][2]

Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn

Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn

3Dấu hiệu ung thư hậu môn

Các biểu hiện sớm của ung thư hậu môn thường không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với bệnh trĩ (bệnh lành tính). Một số dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư hậu môn gồm:[1][2]

Đi cầu ra máu là dấu hiệu thường gặp của bệnh ung thư hậu môn

Đi cầu ra máu là dấu hiệu thường gặp của bệnh ung thư hậu môn

4Các giai đoạn ung thư hậu môn

Bác sĩ có thể dựa vào kết quả thăm khám hậu môn, sinh thiết tế bào, siêu âm và chụp PET để phân loại giai đoạn ung thư. Có 4 giai đoạn chính của bệnh dựa vào kích thước khối ung thư, mức độ xâm lấn, di căn hạch bạch huyết và các cơ quan như:[3]

Giai đoạn I

Ung thư hậu môn giai đoạn I (hay còn gọi là giai đoạn đầu) có tiên lượng điều trị khá tốt. Kích thước khối u còn nhỏ, khu trú ở vùng da hoặc ống hậu môn, chưa lan rộng xung quanh.

Giai đoạn II

Ở giai đoạn này, kích thước của khối ung thư hậu môn đã lớn hơn và bắt đầu có sự xâm lấn xuống phía dưới niêm mạc ống hậu môn hoặc biểu bì da. Tuy nhiên, tế bào chưa di căn đến các vùng khác nên việc điều trị vẫn mang lại hiệu quả khá tốt.

Giai đoạn III

Các triệu chứng của ung thư hậu môn trở nên rõ ràng và nghiêm trọng hơn. Tế bào ung thư đã bắt đầu di chuyển vào các hạch bạch huyết vùng chậu trong và bẹn hai bên.

Giai đoạn IV

Điểm đặc trưng của ung thư hậu môn giai đoạn cuối là sự di căn của tế bào ung thư theo đường máu và bạch huyết. Điều này dẫn đến hình thành khối ung thư ở nhiều cơ quan nhất là gan, phổi, não… khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

5Biến chứng nguy hiểm

Ung thư hậu môn nếu không được chẩn đoán và can thiệp kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:[4]

6Cách chẩn đoán ung thư hậu môn

Điều cần thiết trong chẩn đoán ung thư hậu môn là đánh giá được giai đoạn và các biến chứng của bệnh. Do đó, bác sĩ có thể phối hợp đồng thời nhiều phương pháp thăm khám và cận lâm sàng khác nhau:[3]

Khám lâm sàng và hỏi bệnh sử

Việc khai thác bệnh sử và thăm khám lâm sàng sẽ giúp bác sĩ có những định hướng ban đầu để chẩn đoán bệnh ung thư hậu môn thông qua:

Thăm khám trực tràng

Thăm trực tràng là một trong những biện pháp quan trọng nhằm chẩn đoán ung thư hậu môn cũng như loại trừ các bệnh lý của các cơ quan lân cận. Bác sĩ sẽ đưa ngón tay vào hậu môn để phát hiện tính chất và mức độ xâm lấn của khối u.

Chẩn đoán hình ảnh

Ngoài các kỹ thuật lâm sàng, bác sĩ có thể sử dụng thêm các biện pháp chẩn đoán hình ảnh để xác định giai đoạn bệnh. Một số phương pháp thường dùng gồm:

Nội soi hậu môn có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh hiệu quả

Nội soi hậu môn có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh hiệu quả

Sinh thiết

Sinh thiết là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán ung thư hậu môn, xác định loại tế bào bất thường và mức độ ác tính của bệnh. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu tế bào tại tổn thương nghi ngờ để nhuộm soi và quan sát đặc điểm bất thường trên kính hiển vi.

7Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Để tránh diễn biến trầm trọng của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu nghi ngờ ung thư hậu môn như:

Giảm cân quá nhanh là dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ sớm

Giảm cân quá nhanh là dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ sớm

Nơi chẩn đoán và điều trị

Khi có các dấu hiệu gợi ý ung thư hậu môn, bạn có thể đến các cơ sở y tế gần nhất, các bệnh viện chuyên khoa Nội, Ung bướu hay các bệnh viện đa khoa tại địa phương để được thăm khám kịp thời.

Ngoài ra, có thể tham khảo một số bệnh viện lớn, uy tín dưới đây để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra:

8Điều trị ung thư hậu môn

Tùy theo vị trí và giai đoạn khác nhau của ung thư hậu môn mà bác sĩ có thể kết hợp nhiều biện pháp điều trị riêng biệt cho từng bệnh nhân. Một số cách điều trị ung thư hậu môn phổ biến gồm:[5]

Hoá trị

Bác sĩ sẽ đưa vào cơ thể nhiều loại hóa chất có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư thông qua đường truyền tĩnh mạch. Quá trình hóa trị có thể diễn ra theo phác đồ từ 2 tháng đến hàng năm nhằm giảm kích thước khối ung thư và hạn chế di căn.

Xạ trị

Xạ trị có thể được chỉ định cho các khối ung thư hậu môn nằm ngoài da hoặc ở phần dưới của ống hậu môn. Bác sĩ sẽ tính toán cường độ và thời gian chiếu các tia phóng xạ theo liều lượng phù hợp để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Phẫu thuật

Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nhằm một số mục đích như:

Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch là một trong những phương pháp điều trị ung thư hậu môn mới và đem lại hiệu quả điều trị khá cao hiện nay. Bác sĩ sẽ dùng các thuốc uống có tác dụng kích thích tế bào có nhiệm vụ miễn dịch phát hiện và tiêu diệt tế bào ung thư.

9Biện pháp phòng ngừa

Ung thư hậu môn là bệnh lý không có biện pháp phòng ngừa đặc hiệu. Nhưng bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh nếu áp dụng một số biện pháp sau:

Tiêm phòng HPV là biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh u nhú nói chung

Tiêm phòng HPV là biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh u nhú nói chung

Hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh ung thư hậu môn. Hãy chia sẻ bài viết này cho tất cả bạn bè và người thân của bạn nhé!

Link nội dung: https://pmil.edu.vn/hinh-anh-khoi-u-hau-mon-a46011.html