5 điều kiện tiêm HPV ngừa ung thư cổ tử cung ở nữ và các bệnh ở nam

HPV là nguyên hàng đầu gây ra các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiều bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, âm đạo, hầu họng, hậu môn, mụn cóc sinh dục… ở cả nam và nữ giới. Rất may mắn, đã có vắc xin phòng ngừa HPV hiệu quả. Chủ động tiêm vắc xin HPV từ sớm, đầy đủ, đúng lịch là biện pháp phòng ngừa hiệu quả, tiết kiệm và đơn giản nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tiêm vắc xin HPV.

Dưới đây là 5 điều kiện tiêm HPV mà các bậc phụ huynh cần biết để đưa ra “chiến lược” tiêm chủng khoa học cho trẻ đến tuổi tiêm ngừa và chính bản thân trong việc phòng ngừa các bệnh do HPV gây ra.

BS Hoa Tuấn Ngọc - Quản lý Y khoa Vùng 1 - Đông Nam Bộ, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Trẻ em và người lớn từ 9 -45 tuổi có tình trạng sức khỏe tốt, không mắc các bệnh lý cấp tính hay mạn tính tiến triển, không sốt cao, không gặp các tình trạng suy giảm miễn dịch vì bất cứ nguyên nhân gì, không mang thai, không dị ứng với các thành phần của vắc xin và không sốc phản vệ sau khi tiêm liều đầu tiên đều đủ điều kiện để tiêm ngừa HPV. Tốt nhất, đến ngay các trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc để được bác sĩ khám sàng lọc, tư vấn sức khỏe và chỉ định tiêm HPV phù hợp.”

điều kiện tiêm hpv

Điều kiện tiêm HPV như thế nào?

Tiêm chủng vắc xin HPV chủ động từ sớm, đầy đủ, đúng lịch là rất quan trọng trong việc hình thành kháng thể chống lại các chủng HPV phổ biến và nguy hiểm hàng đầu hiện nay, nhằm phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm, mắc bệnh và gánh chịu những gánh nặng bệnh tật có liên quan. Tuy nhiên, không phải ai cũng được tiêm vắc xin. Vắc xin HPV tương tự như tất cả các loại vắc xin hiện nay đều có những điều kiện giới hạn tiêm chủng riêng biệt, bao gồm:

1. Độ tuổi đạt điều kiện tiêm HPV ở nữ và nam

Tiêm vắc xin ngừa HPV cho các đối tượng là trẻ em và người lớn từ 9 - 45 tuổi, kể cả nam và nữ giới.

2. Tình trạng sức khỏe đủ điều kiện tiêm HPV

Một người có thể được tiêm HPV khi tình trạng sức khỏe đạt đầy đủ các điều kiện sau:

3. Bạn có đang trong thời gian thai sản hoặc dự định mang thai?

Dữ liệu khoa học hiện tại cho thấy, vắc xin HPV, bao gồm Gardasil 9 và Gardasil, không gây dị dạng hay độc tính đối với thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Đặc biệt, các nghiên cứu trên động vật, như chuột cống cái mang thai, cũng không phát hiện thấy bất kỳ độc tính nào liên quan đến sinh sản khi sử dụng vắc xin này.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những phát hiện từ nghiên cứu trên động vật không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác cách cơ thể người sẽ phản ứng. Dù các nghiên cứu thực nghiệm trên động vật cho kết quả khả quan, nhưng chúng không phải là yếu tố tiên đoán hoàn hảo cho đáp ứng sinh học ở con người.

Đáng chú ý hơn, các nghiên cứu có đối chứng và đầy đủ về phụ nữ mang thai tiêm HPV vẫn còn hạn chế, chưa đủ dữ liệu để đảm bảo tuyệt đối an toàn khi tiêm vắc xin HPV trong suốt thai kỳ. Do đó, các chuyên gia y tế khuyến nghị, việc tiêm vắc xin HPV nên được hoãn lại cho đến khi phụ nữ hoàn thành thai kỳ hoặc tiêm sớm và hoàn thành phác đồ trước thời điểm dự kiến mang thai tốt nhất 1 tháng, nhằm bảo vệ tốt nhất cho cả mẹ và bé, tránh tối đa các rủi ro không mong muốn có thể xảy ra.

4. Chưa có tiền sử dị ứng với vắc xin

Có thể tiêm vắc xin HPV cho các đối tượng không quá mẫn với các thành phần của vắc xin HPV và không có phản vệ độ II, độ III trở lên sau lần tiêm chủng trước với vắc xin Gardasil hoặc vắc xin Gardasil 9 (Mỹ). Đây cũng là một trong những điều kiện tiêm HPV bạn cần lưu tâm.

5. Khoảng cách với mũi vắc xin trước đó

Đối với mũi đầu tiêm, là mũi tiêm lần đầu trong độ tuổi, có thể được tiêm sớm nhất vào lúc trẻ vừa tròn 9 tuổi. Đối với phác đồ tiêm 3 mũi vắc xin HPV (lịch tiêm vắc xin Gardasil hoặc lịch tiêm vắc xin Gardasil 9 cho người từ 15 tuổi trở lên), mũi tiêm thứ 2 và thứ 3 cần đảm bảo khoảng cách tối thiểu so với mũi đầu tiên lần lượt là 2 và 6 tháng.

Đối với phác đồ tiêm 2 mũi vắc xin HPV (lịch tiêm vắc xin Gardasil 9 cho trẻ em từ 9 - 14 tuổi), cần đảm bảo mũi tiêm thứ 2 cách mũi đầu tiên 6 - 12 tháng.

tư vấn tiêm hpv
Tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ để hiểu rõ hơn về các điều kiện tiêm HPV, bác sĩ cũng sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn và xác định chính xác bạn có đủ điều kiện để tiêm ngừa HPV hay không.

Một số thắc mắc khác về điều kiện để tiêm HPV

1. Đã nhiễm HPV rồi có tiêm vắc xin được không?

CÓ! Trên thực tế, HPV rất dễ tái nhiễm. Dù cơ thể có thể đào thải HPV thì vẫn dễ dàng bị tái nhiễm trong những lần tiếp xúc trong tương lai. Miễn dịch hình thành sau khi nhiễm trùng tự nhiên với một hoặc một số chủng HPV của cơ thể khi chưa được tiêm vắc xin không bền vững, không thể phòng nguy cơ tái nhiễm.

Bên cạnh đó, HPV có rất nhiều chủng khác nhau và một người có thể bị nhiễm nhiều chủng HPV khác nhau trong suốt cuộc đời. Chính vì thế, đã nhiễm HPV rất cần tiêm vắc xin để phòng tái nhiễm các chủng HPV đã và đang mắc hoặc chủ động phòng ngừa nguy cơ mắc các chủng HPV chưa bị nhiễm. Thế nên, nhiễm HPV hay chưa không phải là điều kiện tiêm HPV.

2. Đã từng quan hệ tình dục rồi có thể chích ngừa HPV không?

CÓ! Mặc dù trên thực tế, khả năng nhiễm HPV khi quan hệ tình dục là khá cao nếu chưa được tiêm phòng vắc xin. Theo thống kê, có đến 20% người nhiễm HPV trong vòng 4 tháng đầu sau khi quan hệ và 50% trường hợp nhiễm HPV trong 2 năm đầu sau quan hệ.

Tuy nhiên, quan hệ rồi hoặc thậm chí đã nhiễm HPV vẫn có thể tiêm vắc xin để phòng tái nhiễm các chủng HPV đã và đang mắc hoặc chủ động phòng ngừa nguy cơ mắc các chủng HPV chưa bị nhiễm. Việc đã quan hệ và nhiễm chủng HPV này, vẫn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm chủng HPV khác trong những lần quan hệ tiếp theo.

Tiêm vắc xin HPV giúp phòng nguy cơ lây nhiễm các chủng HPV khác có trong vắc xin, nhất là các chủng nguy cơ cao gây ung thư như HPV 16, 18, 31, 33, 35… Khi bị nhiễm HPV, cơ thể đã tạo ra miễn dịch thụ động với chủng đó, trong khi tiêm vắc xin có thể bổ sung thêm kháng thể thông qua miễn dịch chủ động, giúp loại bỏ virus đã bị nhiễm. Thế cho nên, đã quan hệ hay chưa cũng không phải là điều kiện tiêm HPV.

3. Có cần tầm soát ung thư cổ tử cung hay xét nghiệm HPV trước tiêm không?

KHÔNG CẦN THIẾT! Tiêm vắc xin phòng HPV không cần xét nghiệm trước tiêm. Nữ giới trong độ tuổi 9 - 45, không mang thai, không dị ứng với thành phần nào của vắc xin, không gặp các phản ứng dị ứng hoặc số phản vệ từ độ II trở lên ở lần tiêm trước, không mắc các bệnh cấp tính, không bị rối loạn hay suy giảm khả năng miễn dịch… đủ điều kiện chích HPV.

khám phụ khoa
Song song với việc tiêm vắc xin, đối với phụ nữ nên định kỳ khám phụ khoa và làm xét nghiệm tầm soát phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.

4. Có cần kiêng quan hệ trước ngày tiêm HPV không?

KHÔNG! Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ khuyến cáo nào về việc chống chỉ định quan hệ tình dục trước ngày tiêm HPV hoặc trong quá trình tiêm HPV. Quan hệ tình dục không ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin HPV, tức không làm giảm hiệu quả của vắc xin trong việc kích thích hệ miễn dịch ngăn chặn các loại HPV mà vắc xin bảo vệ.

Tuy nhiên, nếu bạn bị nhiễm HPV trước khi tiêm chủng , vắc xin sẽ không thể chữa khỏi nhiễm trùng đã tồn tại, vắc xin chỉ có khả năng ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng mới từ các chủng HPV có trong vắc xin. Vì thế, quan hệ tình dục trước khi tiêm vắc xin có thể tăng nguy cơ bị nhiễm HPV, làm giảm hiệu quả của vắc xin trong việc ngăn chặn các chủng khác chưa phải là mục tiêu bảo vệ.

Trong khi đó, thời điểm tiêm HPV tốt nhất là khi chưa có nguy cơ bị nhiễm, điều này cũng lý giải tại sao các chuyên gia y tế khuyến cáo tiêm vắc xin cho trẻ em sớm, từ 9 - 14 tuổi, khi chưa bắt đầu quan hệ tình dục lần đầu.

⇒ Tìm hiểu rõ hơn: Trong thời gian tiêm HPV có phải kiêng quan hệ không?

5. Có cần nhịn ăn trước khi tiêm HPV không?

KHÔNG CẦN THIẾT! Trước khi tiêm vắc xin HPV nói riêng và tiêm các loại vắc xin khác nói chung, câu hỏi về việc nhịn ăn thường xuất phát từ thực tiễn y khoa yêu cầu nhịn ăn trước khi thực hiện một số xét nghiệm máu hay phẫu thuật. Tuy nhiên, đối với tiêm vắc xin, việc nhịn ăn là không cần thiết.

Nhiều chuyên gia y tế cho rằng việc ăn uống trước tiêm vắc xin thậm chí còn mang lại lợi tích cực cho hiệu quả tiêm chủng vì việc ăn uống đầy đủ, lành mạnh trước khi tiêm vắc xin giúp duy trì mức đường huyết ổn định, giảm nguy cơ bị tụt đường huyết. Bên cạnh đó, một số người thường gặp phải cảm giác lo lắng, căng thẳng về việc tiêm vắc xin có thể gây ra phản ứng tâm lý như buồn nôn hoặc chóng mặt. Trong trường hợp này, ăn một bữa ăn nhẹ trước khi tiêm có thể giúp giảm bớt cảm giác khó chịu.

Bên cạnh đó, phản ứng phổ biến sau khi tiêm vắc xin HPV thường là các triệu chứng thông thường, diễn biến nhẹ đến trung bình như đau hoặc sưng tại chỗ tiêm, mệt mỏi, sốt nhẹ và đôi khi là nhức đầu. Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy việc ăn uống trước khi tiêm có ảnh hưởng hay làm trầm trọng đến những phản ứng này.

Không cần thiết nhịn ăn trước khi tiêm HPV, việc ăn uống trước khi tiêm vắc xin thậm chí còn được khuyến khích để giữ độ ổn định cho sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ phản ứng phụ do tụt đường huyết hoặc mệt mỏi.

6. Đến tháng có tiêm HPV được không?

CÓ! Không có minh chứng khoa học nào cho thấy phản ứng phụ của tiêm vắc xin HPV sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, các cơ chế sinh học và hiệu quả của vắc xin. Vắc xin HPV hoạt động thông qua cơ chế kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể chống lại các chủng HPV cụ thể. Những kháng thể này sẽ bảo vệ người được tiêm khỏi các nhiễm trùng HPV tương lai.

Trong khi đó, kinh nguyệt là một quá trình sinh lý tự nhiên mà hầu hết phụ nữ trải qua hàng tháng. Chu kỳ kinh nguyệt là kết quả của sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể và ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung. Các triệu chứng kinh nguyệt có thể bao gồm đau bụng, mệt mỏi, nhức đầu, thay đổi tâm lý như lo âu hoặc cáu gắt.

Dưới góc độ y khoa, kinh nguyệt không ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin HPV. Về cơ bản, bạn vẫn có thể tiêm vắc xin HPV trong kỳ kinh nguyệt mà không cần lo lắng về bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đến hiệu quả của vắc xin hay nguy cơ gia tăng nguy cơ phản ứng phụ. Vậy nên bạn có thể yên tâm là kinh nguyệt sẽ không phải là một trong những điều kiện tiêm HPV.

Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc khó chịu trong kỳ kinh nguyệt. Trong khi đó, việc tiêm vắc xin có thể gây ra một số phản ứng phụ như đau đầu, sốt nhẹ và mệt mỏi, có thể làm người phụ nữ cảm thấy không thoải mái hơn. Nếu cảm thấy quá mệt mỏi hoặc phải chịu đựng đau bụng nghiêm trọng, có thể tham vấn ý kiến chuyên gia để được hoãn tiêm vắc xin đến một ngày khác mà người phụ nữ cảm thấy thoải mái hơn.

7. Bị sùi mào gà có tiêm HPV được không?

CÓ! Tiêm vắc xin HPV giúp cơ thể tạo ra kháng thể ngăn ngừa nhiễm mới từ các chủng virus trong vắc xin. Tuy nhiên, nếu một người đã bị nhiễm HPV và phát triển sùi mào gà, vắc xin HPV không điều trị hoặc làm giảm triệu chứng của bệnh mà chỉ giúp ngăn chặn các nhiễm trùng HPV mới từ các chủng virus mà người đó chưa bị nhiễm.

Các chuyên gia y tế khuyến nghị rằng những người đã bị nhiễm một hoặc một số chủng HPV, như HPV 6 và 11 gây ra sùi mào gà vẫn nên tiêm vắc xin HPV vì vắc xin vẫn có thể bảo vệ người bệnh khỏi các chủng HPV nguy hiểm khác mà họ chưa bị nhiễm. Ví dụ, bảo vệ chống lại các chủng HPV khác như HPV tuýp 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58 - là các chủng nguy cơ cao gây ra ung thư.

Ngoài ra, dù hiện tại người bệnh mắc sùi mào gà, vắc xin vẫn có thể giúp giảm nguy cơ tái nhiễm trong tương lai vì cơ thể không hình thành đáp ứng miễn dịch lâu dài sau lần nhiễm trùng tự nhiên.

⇒ Tìm hiểu thêm: Tiêm HPV kiêng gì trước và sau các mũi vắc xin để hiệu quả và an toàn?

sức khỏe tình dục an toàn
Bên cạnh việc tiêm vắc xin, việc duy trì sức khỏe tình dục an toàn, chẳng hạn như sử dụng bao cao su và thực hiện kiểm tra định kỳ cũng rất quan trọng.

Các loại vắc xin HPV hiện nay: Giá tiền và lịch tiêm

Hiện nay, có 2 loại vắc xin phòng HPV với hiệu quả cao được lưu hành tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên toàn thế giới, bao gồm vắc xin ngừa 4 chủng HPV (6, 11, 16, 18) - Gardasil (Mỹ) và vắc xin ngừa 9 chủng HPV (6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58) - Gardasil 9 (Mỹ).

Tiêu chí Vắc xin Gardasil Vắc xin Gardasil 9 Lịch tiêm Lịch tiêm 3 mũi: Trẻ từ 9 đến < 15 tuổi tiêm lần đầu tiên, áp dụng phác đồ 2 mũi:

Hoặc áp dụng phác đồ 3 mũi:

Người từ 15 - 45 tuổi tiêm lần đầu tiên, áp dụng phác đồ 3 mũi:

Giá tiêm vắc xin ngừa HPV 1.790.000 đồng/liều 2.950.000 đồng/liều → Giá vắc xin có thể thay đổi vào từng thời điểm, tùy thuộc vào sự biến động của thị trường, tham khảo ngay giá tiêm vắc xin ngừa HPV và các loại vắc xin quan trọng khác cho trẻ em và người lớn mới nhất TẠI ĐÂY.

Tiêm ngừa HPV ở đâu đảm bảo có đủ vắc xin cho các mũi tiêm?

VNVC là Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin cho trẻ em và người lớn An toàn - Uy tín - Chất lượng số 1 Việt Nam với mạng lưới hàng trăm trung tâm tiêm chủng cao cấp trên khắp cả nước, cam kết luôn có sẵn các loại vắc xin quan trọng, vắc xin thế hệ mới và cả những loại thường xuyên khan hiếm, được nhập khẩu trực tiếp và chính hãng từ các nhà sản xuất uy tín hàng đầu trên toàn thế giới.

Nhờ đó, VNVC đảm bảo hàng triệu trẻ em và người lớn tại Việt Nam được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, nâng cao sức khỏe và cải thiện tầm vóc thể lực, chất lượng tinh thần cũng như trí tuệ người Việt.

Đáng chú ý, VNVC là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ thống dây chuyền lạnh GSP đạt tiêu chuẩn Quốc tế, tiên tiến, hiện đại và quy mô lớn nhất tại Việt Nam, sở hữu khả năng cùng một lúc lưu trữ và bảo quản hơn 400 triệu liều vắc xin ở nhiệt độ tiêu chuẩn từ 2 - 8°C.

Toàn bộ kho lạnh của VNVC được giám sát nhiệt độ hoàn toàn tự động 24/7, với các phương thức cảnh báo đa dạng qua hệ thống thông tin di động (GSM) và hệ thống cảnh báo 3 lớp nghiêm ngặt, đảm bảo vắc xin luôn được lưu trữ trong điều kiện tối ưu.

hệ thống dây chuyền lạnh vnvc
Hệ thống dây chuyền lạnh (Cold chain) và hệ thống hàng trăm kho lạnh GSP đạt chuẩn Quốc tế trên toàn quốc.

VNVC còn tiên phong trong việc nâng cấp quy trình tiêm chủng do Bộ Y tế ban hành, từ 4 bước lên 8 bước, thiết lập tiêu chuẩn theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm trong 30 phút, đồng thời cung cấp dịch vụ tư vấn, theo dõi sức khỏe sau tiêm qua tổng đài 24/7. Toàn bộ các quy trình này được thực hiện và giám sát nghiêm ngặt bởi đội ngũ hơn 10.000 bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên y tế có chứng chỉ tiêm chủng an toàn, giàu kinh nghiệm.

Khách hàng của VNVC được hưởng mức giá tiêm chủng hợp lý với cam kết không tăng giá đột ngột ngay cả khi vắc xin khan hiếm. Trung tâm còn triển khai nhiều ưu đãi tài chính như chương trình “tiêm vắc xin trước - trả chi phí sau” với lãi suất trả góp 0%, hỗ trợ chia nhỏ khoản chi phí thành nhiều lần thanh toán… Khách hàng còn được miễn phí khám và tư vấn với bác sĩ trước tiêm, cùng nhiều tiện ích và quà tặng như thú nhồi bông, vali, mũ bảo hiểm, túi giữ nhiệt, balo…

VNVC đầu tư lớn vào hạ tầng cơ sở với không gian thoáng mát, rộng rãi và cơ sở vật chất hiện đại, phân chia rõ ràng các khu vực chức năng như phòng khám, phòng tiêm, khu vực theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm, tất cả đều được trang bị đầy đủ thiết bị y tế đạt chuẩn.

Trung tâm còn cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích miễn phí cho Khách hàng như khu vui chơi trẻ em, phòng cho mẹ và bé, khu vực pha sữa, khu vực thay tã và nhà vệ sinh phong cách “thủy cung” sinh động… nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu có thể phát sinh của tất cả Khách hàng khi ghé thăm và tiêm chủng các trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc.

Để được tư vấn, đặt lịch tiêm vắc xin, đăng ký gói vắc xin hoặc tham gia các chương trình ưu đãi, Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với VNVC qua:

Để đặt mua vắc xin và tham khảo các sản phẩm vắc xin, Quý khách vui lòng truy cập: vax.vnvc.vn.

Điều kiện tiêm HPV bao gồm: người tiêm không mắc các bệnh cấp tính hoặc mạn tính tiến triển, không sốt cao từ 38 độ C trở lên hoặc hạ thân nhiệt từ 35,5 độ C trở xuống, không bị suy giảm miễn dịch hoặc/và trong quá trình điều trị bằng Corticoid liều cao, hóa trị, xạ trị, gamma globulin…, không sốc phản vệ sau khi tiêm liều đầu tiên, không đang mang thai.

Vắc xin HPV có các lịch tiêm khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và loại vắc xin. Đối với người từ 15 tuổi trở lên, phác đồ tiêm 3 mũi với khoảng cách mũi thứ hai và thứ ba lần lượt là 2 và 6 tháng so với mũi đầu. Đối với trẻ em từ 9 - 14 tuổi, phác đồ tiêm 2 mũi cách nhau từ 6 - 12 tháng. Để chắc chắn bản thân hay con trẻ có đang đủ điều kiện tiêm HPV hay không, có thể đến ngay các trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và chỉ định tiêm chủng vắc xin chính xác.

Link nội dung: https://pmil.edu.vn/benh-chi-gap-o-nam-ma-khong-co-o-nu-la-benh-a39931.html