Máu tụ dưới màng cứng cấp tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Não có ba lớp màng/lớp phủ (gọi là màng não) nằm giữa xương sọ và mô não. Mục đích của màng não là che phủ và bảo vệ não. Máu tụ dưới màng cứng cấp tính là một loại chảy máu bên trong đầu. Loại chảy máu này xảy ra trong hộp sọ nhưng bên ngoài mô não.

máu tụ dưới màng cứng cấp tính

Máu tụ dưới màng cứng cấp tính là gì?

Máu tụ dưới màng cứng cấp tính (SDH cấp tính) là cục máu đông phát triển giữa bề mặt não và màng cứng, lớp vỏ cứng bên ngoài của não. Máu tụ dưới màng cứng cấp tính xảy ra thường là do các tĩnh mạch trên bề mặt não bị căng và rách. Những tĩnh mạch này vỡ ra khi bị chấn thương đầu đột ngột làm chấn động hoặc rung lắc não.

Máu tụ dưới màng cứng cấp tính do chấn thương là một trong những chấn thương đầu nguy hiểm nhất. Tụ máu dưới màng cứng cấp tính được thấy trong 10 - 20% tổng số ca chấn thương sọ não và xảy ra ở 30% các ca chấn thương gây tử vong. (1)

Tìm hiểu thêm: Tụ máu não: Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và phòng tránh.

Nguyên nhân gây máu tụ dưới màng cứng cấp tính

Tụ máu dưới màng cứng cấp tính là loại tụ máu dưới màng cứng nguy hiểm hơn cả. Các triệu chứng diễn ra nghiêm trọng và xuất hiện ngay sau khi bị chấn thương đầu, thường là trong vòng vài phút đến vài giờ. Áp lực lên não gia tăng nhanh chóng khi máu dồn vào. Nếu không được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng, người bệnh có thể bất tỉnh, bị liệt hoặc thậm chí tử vong.

1. Chấn thương đầu

Ước tính khoảng 70% trường hợp tụ máu dưới màng cứng cấp tính xảy ra do chấn thương đầu:

2. Giảm áp lực nội sọ (ICP)

Giảm áp lực nội sọ (ICP) hoặc hạ huyết áp nội sọ là một cơ chế khác của SDH cấp tính:

3. Xuất huyết động mạch não

Bất kỳ nguyên nhân gây xuất huyết động mạch nào cũng có thể dẫn đến máu tụ dưới màng cứng cấp tính, bao gồm:

4. Khối u ác tính

Máu tụ dưới màng cứng cấp tính cũng có thể là kết quả của một khối u não ác tính tiềm ẩn.

5. Máu tụ dưới màng cứng mạn tính cấp tính

Máu tụ dưới màng cứng mạn tính hoặc tụ dịch dưới màng cứng mạn tính có nguy cơ gây ra tình trạng chảy máu cấp tính vào khoang dưới màng cứng.

máu tụ màng cứng cấp tính khi bị tai nạn giao thông
Máu tụ dưới màng cứng cấp tính đa số xảy ra sau khi người bệnh bị tai nạn giao thông

Triệu chứng máu tụ dưới màng cứng cấp tính

Các dấu hiệu và triệu chứng của máu tụ dưới màng cứng cấp tính bao gồm:

Khi máu tiếp tục chảy và áp lực trong não tăng lên, các triệu chứng có thể trở nên tồi tệ hơn. Các triệu chứng tại thời điểm này có thể bao gồm:

Đôi khi người bệnh không gặp triệu chứng ngay sau chấn thương đầu. Đây được gọi là khoảng sáng suốt. Triệu chứng sẽ phát triển vài ngày sau đó.

Máu tụ dưới màng cứng cấp tính có nguy hiểm không?

Máu tụ dưới màng cứng cấp tính là một trong những loại chấn thương đầu nguy hiểm hơn cả. Máu chảy rất nhanh vào vùng não, chèn ép mô não. Điều này thường dẫn đến chấn thương não và có thể gây tử vong.

Tỷ lệ tử vong ở người bệnh máu tụ dưới màng cứng cấp tính dao động từ 50 - 90%. Một tỷ lệ đáng kể những ca tử vong này là do chấn thương não tiềm ẩn và áp lực lên não phát triển trong những ngày sau chấn thương. Khoảng 20 - 30% người bệnh phục hồi toàn bộ hoặc một phần chức năng não. Động kinh sau phẫu thuật là tương đối phổ biến ở những người bệnh này.

dấu hiệu tụ máu màng cứng cấp tính
Dấu hiệu của máu tụ dưới màng cứng cấp tính là đau đầu, chóng mặt…

Cách chẩn đoán bệnh máu tụ máu dưới màng cứng cấp tính

Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) khẩn cấp là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng được lựa chọn để giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh máu tụ dưới màng cứng cấp tính. Để chẩn đoán máu tụ dưới màng cứng cấp tính, bác sĩ sẽ bắt đầu từ việc xem xét bệnh sử (ví dụ chấn thương) và thăm khám. Chụp CT không cản quang sẽ hiển thị rõ ràng máu trong khoang dưới màng cứng.

Máu tụ dưới màng cứng cấp tính cũng có thể dễ dàng được nhìn thấy trên hình ảnh chụp CT đầu không cản quang dưới dạng tập hợp hình lưỡi liềm mật độ cao. Đây thường là một phần của chuỗi chấn thương nếu người bệnh là trường hợp cấp cứu khẩn cấp. (2)

Nếu không, người bệnh sẽ được chỉ định chụp CT đầu và cổ. Kỹ thuật tối ưu là chụp CT cổ trong các trường hợp chấn thương. Vì thường có những chấn thương cần đeo vòng cổ. Việc chụp CT cổ cũng hỗ trợ bác sĩ phẫu thuật thần kinh lên kế hoạch phẫu thuật.

Máu tụ dưới màng cứng cấp tính lớn hoặc giãn nở nhanh có thể gây ra hiệu ứng khối với sự biến dạng của giải phẫu bình thường. Điều này có thể ít rõ ràng hơn với khối máu tụ hai bên. Để chẩn đoán máu tụ dưới màng cứng cấp tính, nhiều người bệnh bị chấn thương có thể phải chụp CT đầu, cổ, ngực, bụng và xương chậu. Chỉ định chụp CT hàng loạt này sẽ khác nhau ở ttừng trường hợp. Các trường hợp được chỉ định điển hình bao gồm:

máu tụ dưới màng cứng chẩn đoán chụp ct
Máu tụ dưới màng cứng cấp tính thường được chẩn đoán bằng việc chụp CT

Cách điều trị tụ máu dưới màng cứng cấp tính

1. Chăm sóc đặc biệt và điều trị bằng thuốc

Đầu tiên, để điều trị máu tụ dưới màng cứng cấp tính, bác sĩ sẽ tập trung vào việc hỗ trợ người bệnh, duy trì các chức năng quan trọng. Điều này có thể liên quan đến việc nhập viện, theo dõi và điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt hoặc phòng phụ thuộc nhiều (nếu cần thiết). Một số khối máu tụ dưới màng cứng cấp tính có thể được quan sát, điều trị bằng thuốc và không cần phẫu thuật khẩn cấp.

2. Phẫu thuật mở hộp sọ

Can thiệp phẫu thuật cấp cứu máu tụ dưới màng cứng cấp tính bằng phương pháp mở hộp sọ được chỉ định ở những người bệnh có máu tụ dày ít nhất 10 mm, dịch chuyển ít nhất 5 mm, áp lực nội sọ (ICP) tăng, giãn đồng tử gợi ý thoát vị hoặc tiến triển thiếu hụt dựa trên thang điểm hôn mê Glasgow. Quản lý bảo tồn các khối máu tụ dưới màng cứng cấp tính nhỏ có thể được thực hiện trong những tình huống chọn lọc bao gồm theo dõi hồi sức cấp cứu (ICU) thích hợp để phát hiện tình trạng tăng áp lực nội sọ và suy giảm thần kinh. (3)

Nếu người bệnh bị chảy máu nhiều sẽ được đưa vào phòng mổ để phẫu thuật. Một ca phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng cấp tính sẽ được thực hiện bằng cách mở hộp sọ. Người bệnh được gây mê trước khi cạo một phần tóc và thực hiện một vết cắt trên đầu. Một mẩu xương sọ sẽ được cắt, diện tích cắt tùy vào tình trạng tổn thương và phương pháp phẫu thuật được bác sĩ áp dụng để tiếp cận não (gọi là phẫu thuật cắt sọ). Sau đó, bác sĩ phẫu thuật cố gắng loại bỏ máu đông và đảm bảo rằng máu tụ không còn chảy nữa.

Hiện nay, robot mổ não Modus V Synaptive ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đang được Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đưa vào sử dụng trong các ca phẫu thuật thần kinh - sọ não, bao gồm cả phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng cấp tính. Robot giúp bác sĩ quan sát được toàn diện tổ chức não, các bó sợi thần kinh, mổ mô phỏng trước cuộc mổ thật, chọn đường tiếp cận vùng tổn thương an toàn, tối ưu cho người bệnh… Qua đó, ca phẫu thuật có thể diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn, giúp người bệnh bảo toàn tối đa chức năng…

mổ máu tụ dưới màng cứng tại bvđk tâm anh
Một ca mổ máu tụ dưới màng cứng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

Cách phòng ngừa tụ máu dưới màng cứng cấp tính

Cách tối ưu để ngăn ngừa máu tụ dưới màng cứng cấp tính là tránh chấn thương đầu. Mỗi người có thể làm điều này bằng cách giảm thiểu những hoạt động có nguy cơ cao, đeo thiết bị bảo vệ đầu thích hợp trong tất cả các môn thể thao mạo hiểm và luôn thắt dây an toàn khi lái xe cơ giới. Với những người chạy xe gắn máy, cách tối ưu để phòng ngừa máu tụ dưới màng cứng cấp tính là đội nón bảo hiểm, đi xe đúng tốc độ và không uống rượu, bia khi lái xe.

Với người lớn tuổi và trẻ nhỏ, cần đề phòng máu tụ dưới màng cứng cấp tính bằng việc phòng tránh té ngã, thêm tay vịn cho tất cả các cầu thang, thêm đèn vào cầu thang, hành lang và những khu vực tối… Người già nên sử dụng gậy hoặc khung tập đi nếu đi lại không vững.

Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Tóm lại, khi bị máu tụ dưới màng cứng cấp tính, người bệnh có thể mất nhiều thời gian để hồi phục. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị khuyết tật về thể chất, giảm sút trí nhớ, nói chuyện khó khăn… Vì thế, mỗi người nên chủ động phòng tránh các yếu tố rủi ro có thể dẫn đến tình trạng máu tụ dưới màng cứng cấp tính.

Link nội dung: https://pmil.edu.vn/khoang-thuan-loi-la-a33110.html