Chuột rút có phải dấu hiệu mang thai hay không? Bác sĩ trả lời

Một số phụ nữ cho biết họ thường gặp tình trạng chuột rút trong giai đoạn đầu thai kỳ, tuy nhiên một số người khác lại không gặp triệu chứng này. Liệu chuột rút có phải dấu hiệu mang thai hay không? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

chuột rút có phải dấu hiệu mang thai
Chuột rút có phải dấu hiệu mang thai?

Chuột rút có phải dấu hiệu mang thai?

Chuột rút là một trong những dấu hiệu khá phổ biến ở phụ nữ mang thai, đặc biệt trong những tháng đầu và cuối thai kỳ. Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng ban đêm hoặc khi vừa bắt đầu vào giấc ngủ là lúc các cơn chuột rút đến dữ dội nhất. Nhìn chung chuột rút khi mang thai không có hại nhưng có thể khiến mẹ bầu khó chịu, đau nhức và ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ.

Chuột rút trong thai kỳ cụ thể là những cơn co mạnh, đau và thắt chặt các cơ. Cơn đau này thường đến đột ngột và kéo dài chỉ trong vài giây đến vài phút sẽ tự khỏi. Một số vị trí thường xuyên bị chuột rút ở bà bầu có thể kể đến như bắp đùi, bắp chân, bàn tay, bàn chân,… Tuy nhiên ở tháng thứ ba của thai kỳ, khi thai nhi đang dần lớn lên, mẹ bầu sẽ cảm nhận cơn chuột rút thường xuyên hơn tại vùng bụng dưới với tần suất khoảng 6 lần/giờ. (1)

Chuột rút trong thai kỳ tuy vô hại nhưng trong trường hợp mẹ bầu bị chuột rút kèm theo các triệu chứng khác như ra máu, đau mạnh vùng bụng hoặc đau đỉnh vai, thân nhiệt tăng cao,… thì đây có thể là dấu hiệu của những vấn đề nguy hiểm như mang thai ngoài tử cung, u nang buồng trứng, viêm ruột thừa hoặc sảy thai. Lúc này cần nhanh chóng đưa mẹ bầu đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, chẩn đoán và có biện pháp xử lý kịp thời.

Nguyên nhân bị chuột rút giai đoạn đầu thai kỳ

Sau khi biết được chuột rút có phải dấu hiệu mang thai thì nhiều mẹ bầu thắc mắc tại sao lại có hiện tượng này ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Các chuyên gia đã giải thích rằng đây chính là dấu hiệu cho thấy tinh trùng đã gặp được trứng và thụ tinh thành công. Khi đó phôi bắt đầu bám vào thành tử cung khiến tử cung bị kéo giãn gây áp lực lên các mạch máu đốt sống, dây thần kinh ở vùng bụng và các vùng xung quanh; từ đó gây nên hiện tượng chuột rút.

Ngoài ra, nhiều mẹ bầu ốm nghén ở giai đoạn đầu thai kỳ, nôn ói thường xuyên dẫn đến cơ thể bị mất nước, các cơ vùng bụng cũng bị kích thích mạnh gây nên tình trạng co rút các cơ ở vị trí này.

Đặc biệt, mẹ bầu không bổ sung đủ canxi trong thai kỳ cũng là nguyên nhân gây ra chuột rút nhiều ở vùng bụng. Canxi rất cần thiết trong việc phát triển xương, khớp, do đó nếu không bổ sung canxi cho cơ thể thì mẹ bầu không những bị chuột rút mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Một số trường hợp mẹ bầu bị chuột rút ở chân là do trọng lượng cơ thể trong thai kỳ ngày càng tăng lên, điều này gây áp lực nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân hoặc giữ một tư thế trong thời gian dài cũng có thể gây ra chuột rút bắp chân. (2)

Cảm giác khi bị chuột rút trong thai kỳ

Chuột rút khi mang thai có thể mang đến những cơn co thắt, đau âm ỉ nhưng không quá dữ dội ở khắp xương chậu và các vùng xung quanh. Ngoài ra, chuột rút có thể xảy ra ở những vị trí khác như bắp tay, bắp chân, lưng,… khiến mẹ bầu có cảm giác nặng nề, khó chịu, đau nhói. (3)

Nhiều chuyên gia cho biết, nếu cơn chuột rút gây đau ở mức độ từ trung bình đến nặng và đặc biệt lệch sang một bên chứ không ở chính giữa bụng thì đây có thể là dấu hiệu sảy thai sớm hoặc mang thai ngoài tử cung. Mẹ bầu cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Khi nào hiện tượng này xuất hiện?

Chuột rút thường sẽ bắt đầu xuất hiện vào tháng thứ 3 của thai kỳ và trở nên nghiêm trọng hơn vào 3 tháng cuối cùng trước khi sinh. Khi kích thước tử cung dần tăng lên để tạo không gian cho thai nhi phát triển sẽ khiến các mạch máu xung quanh bị chèn ép, lượng máu dẫn xuống chân bị hạn chế hơn bình thường làm cho bắp chân tê nhức, thậm chí bị chuột rút kèm theo cảm giác nặng nề, khó chịu.

Hiện tượng chuột rút ở các mẹ bầu thường chỉ kéo dài trong một hoặc hai hoặc nhiều nhất là ba ngày rồi sẽ kết thúc.

chuột rút nghiêm trọng hơn trong 3 tháng cuối thai kỳ
Hiện tượng chuột rút có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn vào 3 tháng cuối của thai kỳ

Điểm khác biệt của chuột rút khi mang thai và kinh nguyệt

Vì có khá nhiều biểu hiện giống nhau nên nhiều mẹ bầu lầm tưởng chuột rút khi mang thai giống với cơn đau trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên hai cơn đau này là hoàn toàn khác nhau.

Trước kỳ kinh nguyệt, chị em có thể đau bụng kinh và hiện tượng chuột rút xuất hiện từ 24 - 48 giờ trước khi hành kinh. Cơn đau này sẽ giảm trong kỳ kinh nguyệt và biến mất vào cuối kỳ kinh.

Trong khi đó, vào thời kỳ đầu khi mang thai, mẹ bầu có thể bị chuột rút nhẹ giống với cơn co thắt trong kỳ kinh nguyệt nhưng chúng sẽ xuất hiện ở bụng dưới hoặc lưng dưới của mẹ bầu.

Những dấu hiệu mang thai khác

Chuột rút là một trong những dấu hiệu mang thai sớm, tuy nhiên dấu hiệu này có thể bị nhầm lẫn với triệu chứng trước khi hành kinh. Do đó mẹ bầu có thể theo dõi thêm các dấu hiệu mang thai khác để chắc chắn hơn về tình trạng của mình nhé.

1. Trễ kinh

Dấu hiệu mang thai điển hình và dễ nhận biết nhất đó là kinh nguyệt bị trễ. Với những người chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là 28 ngày hoặc 24 - 38 ngày, tuy nhiên trễ kinh 5-7 ngày sau khi quan hệ tình dục không an toàn thì đây có thể là dấu hiệu gợi ý có thai.

2. Ngực căng tức, đầu ti chuyển màu đậm

Đây là dấu hiệu mang thai phổ biến ở chị em phụ nữ. Nguyên nhân là do hormone progesterone tăng lên trong thai kỳ khiến ngực của chị em căng tức hơn. Dấu hiệu này thường xuất hiện từ một đến hai tuần sau khi thụ thai thành công. Ngoài ra, nếu để ý kỹ, mẹ bầu sẽ thấy vùng da xung quanh nhũ hoa của mình chuyển màu thâm và đen hơn.

Tham khảo: Ngực thay đổi khi mang thai như thế nào?

3. Ốm nghén

Buồn nôn, ói mửa là một trong những dấu hiệu thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai. Những cơn ốm nghén này bắt đầu từ tuần thứ 4 - 6 của thai kỳ và kéo dài trong khoảng 3 tháng, thậm chí có nhiều người ốm nghén trong cả quá trình mang thai. Mẹ bầu có thể cảm thấy buồn nôn bất kỳ thời điểm nào trong ngày, đặc biệt là buổi sáng sau khi ngủ dậy và trước bữa ăn.

4. Mệt mỏi

Khi mang thai, lượng hormone progesterone tăng lên khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng. Dấu hiệu này sẽ rõ ràng hơn trong tam cá nguyệt đầu tiên của mẹ bầu và có thể kéo dài trong suốt thai kỳ.

5. Tâm trạng thay đổi

Tâm trạng thay đổi ở giai đoạn đầu của thai kỳ có thể giúp chị em sớm nhận biết dấu hiệu mang thai của mình. Nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy tâm trạng thay đổi nhanh chóng, cáu gắt hoặc vui vẻ thất thường. Điều này có thể được giải thích do nội tiết tố và lượng hormone trong cơ thể thay đổi khiến tâm trạng cũng thay đổi theo.

6. Đi tiểu thường xuyên

Sau khi trứng đã được thụ tinh khoảng 6 tuần, lưu lượng máu trong cơ thể tăng lên khiến thận bài tiết nhiều nước hơn, từ đó phụ nữ mang thai có xu hướng đi tiểu nhiều hơn. Mặt khác, tử cung to lên tạo không gian cho thai nhi phát triển cũng tạo sức ép lên bàng quang khiến mẹ bầu nhanh buồn tiểu hơn so với bình thường.

7. Nhạy cảm với mùi vị

Khi mang thai, nhiều mẹ bầu có xu hướng nhạy cảm hơn với các loại mùi. Kể cả những món ăn trước đó từng rất thích nhưng sau khi mang thai lại cảm thấy buồn nôn khi chỉ mới ngửi thấy. Nguyên nhân là do sự thay đổi của các hormone trong cơ thể tăng cao hơn khiến độ mẫn cảm với mùi cũng tăng lên. Tình trạng này sẽ kết thúc sau 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

Cần làm gì để biết chính xác bạn đang mang thai?

Khi theo dõi cơ thể nhưng vẫn không nhận ra các dấu hiệu mang thai ở trên, cách nhanh nhất và chính xác nhất giúp chị em xác nhận tình trạng mang thai đó là dùng các phương pháp xét nghiệm phổ biến hiện nay, cụ thể như: (4)

1. Que thử thai

Đây là phương pháp thử thai được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay bởi tính nhanh chóng và tiện lợi của nó. Que thử thai giúp chẩn đoán việc có thai thông qua hàm lượng Beta-HCG có trong nước tiểu từ đó kết luận tình trạng có thai nhanh nhất. Nhiều chuyên gia khuyên rằng nên sử dụng que thử thai vào sáng sớm sau khi ngủ dậy để có kết quả chính xác nhất, bởi đây là thời điểm hormone HCG trong cơ thể đạt mức cao nhất trong ngày.

Nếu kết quả trên que thử thai hiện 1 vạch có nghĩa là bạn không mang thai, ngược lại kết quả hiện 2 vạch thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đã có thai.

Que thử thai là dụng cụ giúp chị em xác định tình trạng có thai nhanh chóng và tiện lợi

2. Xét nghiệm máu

Mặc dù que thử thai rất tiện lợi và cho kết quả nhanh chóng nhưng vẫn có một số trường hợp que thử thai đưa ra kết quả không chính xác vì một vài lý do khách quan. Do đó, phương pháp xét nghiệm máu sẽ giúp chị em chẩn đoán tình trạng có thai với độ chính xác lên tới 100%.

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của người mẹ và kiểm tra nồng độ Beta-HCG trong máu từ đó đưa ra kết luận cuối cùng. Các chỉ số về nồng độ Beta-HCG có liên quan đến kết quả mang thai như:

Nhìn chung, chuột rút là một trong những dấu hiệu mang thai sớm mẹ bầu nên chú ý theo dõi. Tuy đây là triệu chứng vô hại nhưng nếu có đi kèm với hiện tượng chảy máu, đau nhiều ở vùng bụng hoặc đau đỉnh vai, tăng thân nhiệt bất thường,… thì đây có thể là “tín hiệu” cảnh báo những vấn đề nguy hiểm khác như mang thai ngoài tử cung, thậm chí sảy thai.

Xem thêm:

Chính vì thế, các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên thăm khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển và sức khỏe của thai nhi cũng như phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của người mẹ, từ đó đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.

Để đặt lịch thăm khám và kiểm tra sức khỏe thai kỳ tại Trung tâm Sản Phụ khoa, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể liên hệ qua thông tin sau:

Hi vọng những thông tin ở trên đã giúp chị em giải đáp thắc mắc chuột rút có phải dấu hiệu mang thai hay không. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào khác trong quá trình mang thai, mẹ có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống BVĐK Tâm Anh để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ nhé!

Link nội dung: https://pmil.edu.vn/hinh-anh-tien-xinh-trai-a32930.html