Bộ môn – Viện Vật lý kỹ thuật – Đại học Bách khoa Hà Nội

1. Giới thiệu nhóm chuyên môn

Bộ môn Vật lý Đại cương trước đây, nay là Nhóm chuyên môn Vật lý Đại cương có tổng số 17 cán bộ, với đội ngũ lớn có trình độ Tiến sĩ trở lên. Trong nhiều năm, Bộ môn đạt danh hiệu tập thể lao động giỏi. Nhiệm vụ chính của Bộ môn là giảng dạy lý thuyết, bài tập và hướng dẫn thí nghiệm Vật lý đại cương. Đồng thời, Bộ môn cũng tham gia giảng dạy chuyên ngành cho kỹ sư vật lý, kỹ sư tài năng và kỹ sư chất lượng cao.

Hình 1. Cán bộ Bộ môn Vật lý đại cương

2. Lịch sử

Giai đoạn 1956-1961

Bộ môn Vật lý, trực thuộc Khoa Lý-Điện ĐHBK.

Chủ nhiệm bộ môn: Bùi Ngọc Quỳnh.

Giai đoạn 1962- 1995

Bộ môn VLĐC thuộc Khoa Lý-Điện, đến 1970 chuyển sang Khoa Toán-Lý, từ 1985 (thành lập Viện VLKT) trực thuộc Viện Vật lý kỹ thuật ĐHBK Hà Nội.

Chủ nhiệm bộ môn: Lương Duyên Bình.

Giai đoạn 1995-2000

Bộ môn VLĐC trực thuộc Viện Vật lý kỹ thuật - ĐHBK Hà Nội.

Trưởng bộ môn : Nguyễn xuân Chi

Trong giai đoạn này, số lượng cán bộ của bộ môn VLĐC chỉ thêm 4 CBGD và 2 CBTN.

Giai đoạn 2000-2015

Bộ môn có 19 công chức giảng dạy và cán bộ thí nghiệm, trong đó: 3 tiến sỹ, 6 giảng viên chính, 8 thạc sỹ và 6 cán bộ thí nghiệm.

Trưởng bộ môn: TS. Hà Đăng Khoa

Phó trưởng bộ môn: TS. Trịnh Quang Thông

Giai đoạn 2015-nay

Bộ môn có 19 công chức giảng dạy và cán bộ thí nghiệm, trong đó: 1 Phó Giáo sư, 2 tiến sỹ, 6 giảng viên chính, 8 thạc sỹ và 7 cán bộ thí nghiệm.

Trưởng bộ môn: TS. Hà Đăng Khoa (đến 2017); PGS. Đặng Đức Dũng (từ 2017);

Phó trưởng bộ môn: TS. Đặng Đức Dũng (đến 2017); TS. Ngô Đức Quân (từ 2017).

3. Các học phần và hướng nghiên cứu chính của bộ môn

Bộ môn VLĐC luôn hoàn thành xuất sắc vai trò giảng dạy Vật lý đại cương cho sinh viên toàn trường, bao gồm hệ Đại học chính quy, Chương trình tiên tiến, Kỹ sư Chất lượng cao và Chương trình tài năng. Các môn học chính bao gồm: Vật lý đại cương I, II, III (tiếng Việt, tiếng Anh)… Tích cực xây dựng các bài thí nghiệm đại cương, thí nghiệm chứng minh, tham gia nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Các hướng nghiên cứu chính:

4. Một số kết quả nghiên cứu, sản phẩm tiêu biểu của bộ môn

Từ năm 1995 đến 1999, bộ môn VLĐC đã thiết kế và chế tạo khoảng 40 loại thiết bị thí nghiệm vật lý (xem bảng danh mục) và đã cung cấp cho gần 50 trường Đại học và Cao đẳng trong cả nước: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN, ĐH Mỏ-Địa chất , Học viện Kỹ thuật Quân sự, ĐH Hàng hải, ĐH Sư phạm Xuân Hoà, ĐH Sư phạm Huế , ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ĐH liên tỉnh Tiền Giang-Long An-Bến tre, CĐ Sư phạm Hải Phòng, CĐ Sư phạm Hà Đông, CĐ Sư phạm Bắc Giang, CĐ Sư phạm Nha trang, CĐ Sư phạm Bạc Liêu, CĐ Sư phạm Quảng Bình, Công ty Thiết bị Giáo dục I, Công ty TNHH Đạt Thành,…

Các bộ thiết bị thí nghiệm vật lý:

STT Các bộ thí nghiệm vật lý 1 Làm quen với các dung cụ và phương pháp đo cơ bản 2 Nghiệm các định luật chuyển động tịnh tiến trên máy Atwood 3 Nghiệm định luật bảo toàn động lượng trên đệm không khí 4 Xác định hệ số ma sát trượt bằng phương pháp động lực học 5 Xác định mômen quán tính và lực ma sát của ổ trục 6 Xác định gia tốc trọng trường bằng con lắc vật lý 7 Xác định bước sóng và vận tốc truyền âm bằng phương pháp sóng dừng 8 Khảo sát sóng truyền trên dây 9 Khảo sát cặp nhiệt điện 10 Xác định nhiệt dung riêng của chất rắn ( hoặc lỏng ) bằng nhiệt lượng kế 11 Xác định nhiệt độ nóng chảy của kim loại thiếc 12 Xác định nhiệt nóng chảy của nước đá 13 Xác định tỷ số nhiệt dung phân tử của chất khí 14 Xác định hệ số lực căng mặt ngoài của chất lỏng 15 Xác định hệ số nhớt của chất lỏng bằng phương pháp Stốc 16 Xác định điện trở bằng mạch cầu và suất nhiệt điện động bằng mạch xung đối 17 Khảo sát sự phụ thuộc nhiệt độ của điện trở kim loại và bán dẫn 18 Xác định hằng số Farađây và điện tích nguyên tố bằng phương pháp điện phân 19 Xác định điện trở và điện dung bằng mạch dao động tích phóng dùng đèn nêôn 20 Khảo sát dao động ký điện tử 21 Khảo sát mạch cộng hưởng RLC 22 Xác định nhiệt độ Curie của sắt từ 23 Khảo sát các đặc tính của diode và transistor 24 Xác định điện tích riêng của electron bằng phương pháp magnetron 25 Khảo sát các định luật quang hình học dùng tia laser 26 Xác định chiết suất của bản thuỷ tinh bằng kính hiển vi 27 Xác định tiêu cự của thấu kính hội tụ và phân kỳ 28 Xác định bước sóng ánh sáng bằng vân tròn Newton 29 Xác định bước sóng của chùm laser bằng giao thoa qua khe Young 30 Xác định bước sóng của chùm laser bằng nhiễu xạ qua cách tử phẳng 31 Nghiệm định luật Malus về phân cực ánh sáng dùng tia laser 32 Nghiệm định luật bức xạ nhiệt Stefan-Boltzmann 33 Xác định hằng số Planck bằng hiệu ứng quang điện ngoài 34 Nghiệm hệ thức bất định Heisenberg bằng nhiễu xạ qua khe hẹp 35 Máy đo thời gian hiện số đa năng 36 Bộ nguồn một chiều và xoay chiều 0-12V- 3A 37 Bộ nguồn một chiều 0-12V- 5A 38 Milivônkế điện tử 39 Máy phát âm tần 40 Bộ nguồn phát tia laser 41 Các bộ cảm biến (sensor) quang điện , nhiệt điện , … 42 Cách tử nhiễu xạ , khe Young , các loại khe hẹp ,…

5. Thành tích và khen thưởng:

(Cập nhật lần cuối: 14/04/2021)

Link nội dung: https://pmil.edu.vn/vat-ly-dai-hoc-a32115.html