3 cách điều trị áp xe gan hiệu quả cao, an toàn theo quy định

Theo các hướng dẫn y học hiện đại, có 2 cách điều trị áp xe gan chủ yếu là dùng thuốc (nội khoa) và thủ thuật dẫn lưu (ngoại khoa). Tùy vào nguyên nhân và hậu quả của áp xe gan mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp, mang lại hiệu quả cao nhất cho người bệnh.

cách điều trị áp xe gan

Phẫu thuật áp xe gan được áp dụng khi ổ mủ bị vỡ gây ra các hậu quả nghiêm trọng như viêm phúc mạc, sốc nhiễm khuẩn, sốc đe dọa tính mạng người bệnh.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh áp xe gan

Nguyên nhân chủ yếu gây áp xe gan là do các vi khuẩn, ký sinh trùng, vi nấm (gọi chung là vi sinh vật)… gây ra. Vi sinh vật có thể xâm nhập vào cơ thể gây áp xe gan theo đường máu là động mạch và tĩnh mạch, theo đường bạch huyết hoặc đường dẫn mật.

Các loại vi khuẩn và ký sinh trùng tồn tại trong các ổ nhiễm khuẩn như mụn, nhọt, các áp xe cơ, áp xe phổi, hay từ nhiễm khuẩn đường ruột, đường mật là di chuyển đến gan và gây bệnh.

Hai loại áp xe gan thường gặp: (1) do ký sinh trùng (như sán lá gan và amip) và (2) do vi trùng điển hình (như vi khuẩn Klebsiella, E.coli…).

1. Do ký sinh trùng

2. Do vi trùng

Do vi trùng (còn gọi là áp xe gan sinh mủ, hay áp xe gan nhiễm khuẩn). Nguyên nhân do các loại vi khuẩn thường gặp như Klebsiella, E.coli, staphylococcus, streptococcus và các vi khuẩn kỵ khí gây ra. Các loại vi khuẩn di chuyển theo đường máu, bạch huyết, đường mật đến gây bệnh tại gan. Đáng lưu ý trường hợp do vi khuẩn Klebsiella, ngoài áp xe ở gan nó còn có thể gây nhiễm trùng đến mắt, màng não và não rất nguy hiểm.

Bệnh áp xe gan xảy ra trên toàn thế giới, phổ biến ở các vùng nhiệt đới, nơi có dân cư đông đúc và điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

áp xe gan do ký sinh trùng
Áp xe gan do ký sinh trùng amip tấn công

Áp xe gan có chữa khỏi được không?

Hiện nay, bằng việc áp dụng các kỹ thuật điều trị hiện đại, áp xe gan có thể chữa khỏi với tiên lượng tốt. Tỷ lệ tử vong chỉ dao động từ 2,5 - 19%, cao hơn ở người già, bệnh nhân mắc ung thư, nhiễm nấm, xơ gan, suy thận mạn tính, suy hô hấp cấp tính, áp xe có nguồn gốc từ mật… Trong đó, áp xe gan tái phát thường xuyên ở những trường hợp có bệnh đường mật.

Cách điều trị áp xe gan như thế nào cho hiệu quả?

Với bệnh lý áp xe gan, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng các phương pháp sau đây:

1. Điều trị nội khoa

Thuốc kháng sinh thường được chỉ định trong điều trị áp xe gan nhằm mục đích ức chế hoạt động của vi khuẩn, vi khuẩn kỵ khí, liên cầu, enterococci và Entamoeba histolytica. Phác đồ kháng sinh bao gồm: cephalosporin kết hợp metronidazole, thuốc ức chế Beta-lactam Beta-Lactamase kết hợp metronidazole hoặc penicillin tổng hợp kết hợp aminoglycoside và metronidazole.(1)

Ngoài ra, fluoroquinolones/carbapenems cũng có thể được sử dụng thay thế cho cephalosporin/penicillin trong trường hợp dị ứng hoặc không có sẵn. Thời gian điều trị thường kéo dài từ 2 - 6 tuần. Điều trị ban đầu là tiêm đường tĩnh mạch, sau đó bệnh nhân tiếp tục dùng đường uống để hoàn thành liệu trình. Ở những trường hợp ổ áp xe lớn, thường trên 5cm đường kính, bác sĩ có thể chỉ định dẫn lưu cùng việc dùng kháng sinh phù hợp loại vi khuẩn để tăng hiệu quả điều trị.

Nếu nguồn bệnh do sán dây chó, sán lá gan, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc diệt sán phù hợp (ví dụ như Albendazol, triclabendazole, hoặc praziquantel). Trong đa số trường hợp các loại tác nhân gây bệnh đã bị diệt, nhưng sẹo áp xe vẫn tồn tại khá lâu có khi kéo dài đến vài năm. Khi siêu âm kiểm tra vẫn còn thấy trong gan tổn thương cũ, điều này không gây tác hại nào đáng kể cho sức khoẻ người bệnh.

áp xe gan điều trị
Cách điều trị áp xe gan bằng thuốc kháng sinh

2. Dẫn lưu áp xe

Chọc hút bằng kim (có thể thực hiện nhiều lần) thường được thực hiện đối với những khối áp xe kích thước dưới 5 cm. Nếu đường kính lớn hơn, bác sĩ sẽ chỉ định đặt ống thông và dẫn lưu qua da để đảm bảo đạt hiệu quả tối ưu. Trong một số trường hợp, dẫn lưu nội soi cũng có thể được sử dụng. Áp xe gan không được dẫn lưu có thể gây nhiễm trùng huyết, viêm phúc mạc và viêm mủ màng phổi. Nhưng ngược lại, đa số các áp xe do sán lá thì ít khi cần dẫn lưu ổ áp xe này.

3. Phẫu thuật

Phẫu thuật là cách điều trị áp xe gan thường được chỉ định đối với các trường hợp bị viêm phúc mạc, thành áp xe dày, áp xe vỡ, áp xe kích thước lớn hoặc các thủ thuật dẫn lưu trước đó không thành công. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành tiếp cận xuyên phúc mạc để thăm dò các tổn thương dạng loét hoặc tiếp cận xuyên màng phổi sau để đánh giá khối áp xe phía sau. Phác đồ điều trị cụ thể còn tùy thuộc vào kích thước, vị trí và giai đoạn áp xe.

Thắc mắc về phương pháp chữa áp xe gan

Dưới đây là một số giải đáp thắc mắc về phương pháp điều trị áp xe gan:

1. Thời gian điều trị áp xe gan bao lâu?

Thời gian nằm viện trung bình đối với những trường hợp bị áp xe gan sinh mủ (theo nghiên cứu của Abbas báo cáo năm 2014) là 13,6 ngày. Liệu pháp kháng sinh được sử dụng trong khoảng 34,7 ngày. Trong khi đó, bệnh nhân bị áp xe gan do amip có thời gian nằm viện trung bình khoảng 7,7 ngày, với thời gian điều trị trung bình là 11,8 ngày, hầu hết đều được chữa khỏi.(2)

2. Điều trị áp xe gan bằng kháng sinh có tốt không?

Liệu pháp kháng sinh không phải là phương pháp luôn được chọn. Vì tuỳ loại áp xe, chúng được sử dụng trong trường hợp áp xe do vi trùng, hoặc áp xe do nguyên nhân khác nhưng bị bội nhiễm vi trùng. Trong những trường hợp cần thiết phải chọc ổ mủ dẫn lưu thì kháng sinh vẫn phải luôn dùng đồng hành. Kháng sinh cũng không thể thay thế hoàn toàn thủ thuật dẫn lưu được. Bác sĩ có thể chỉ định điều trị nhiều tháng bằng kháng sinh kết hợp chẩn đoán hình ảnh và theo dõi chặt chẽ các biến chứng liên quan khi người bệnh không thể tham gia thủ thuật ngoại khoa.

3. Áp xe gan có nên phẫu thuật?

Phẫu thuật được chỉ định thực hiện trong trường hợp áp xe bị vỡ xuất huyết nội, nguy cơ sốc, viêm phúc mạc hoặc người bệnh không đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị khác như đã nêu trên.

chữa áp xe gan
Can thiệp phẫu thuật khi áp xe gan có kích thước lớn

4. Có biến chứng khi điều trị áp xe gan không?

Nếu không được điều trị, áp xe gan có thể vỡ, gây viêm phúc mạc và sốc. Đôi khi khu vực này sẽ bị đóng kín, kèm theo đó là tình trạng đau mãn tính và khó chịu ở hạ sườn phải, thỉnh thoảng bị sốt vào ban đêm.

Các biến chứng áp xe gan cũng có thể xảy ra sau khi dẫn lưu và bao gồm suy gan hoặc thận, tổn thương trong ổ bụng, nhiễm trùng hoặc áp xe gan tái phát. Các biến chứng khác bao gồm áp xe dưới cơ hoành, lỗ rò đến các cơ quan lân cận, viêm tụy cấp, huyết khối tĩnh mạch bụng hoặc gan và giả phình động mạch gan. Các biến chứng du khuẩn huyết (di chuyển vi khuẩn đến các cơ quan khác) bao gồm viêm nội mủ nhãn (mủ trong nhãn cầu mắt) hoặc thuyên tắc nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.

Điều cực kỳ quan trọng là phải theo dõi bệnh nhân sau khi điều trị để ngăn ngừa và nhận biết một số biến chứng này. Điều trị ngay lập tức nhiễm trùng trong ổ bụng là biện pháp phòng ngừa tốt nhất đối với áp xe gan. Bốn đến sáu tuần điều trị bằng kháng sinh sau dẫn lưu có thể ngăn ngừa hầu hết mọi biến chứng. Dự phòng bằng kháng sinh trong quá trình hóa trị tắc mạch hoặc chụp đường mật ngược dòng qua nội soi giúp ngăn ngừa hình thành áp xe trong tương lai

5. Cách chăm sóc sau điều trị áp xe gan

Sau điều trị áp xe gan, người bệnh tiếp tục dùng thuốc kháng sinh, làm xét nghiệm công thức máu, chức năng thận, bilirubin và aminotransferase. Tình trạng phục hồi của vết thương cần được theo dõi sát sao để phát hiện kịp thời và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

6. Chữa bệnh áp xe gan ở đâu uy tín hiện nay?

Hiện nay, điều trị bệnh áp xe gan tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh đang là lựa chọn của nhiều khách hàng. Bệnh viện quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa - Ngoại khoa - Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, cùng sự hỗ trợ từ hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, đảm bảo hiệu quả điều trị cao. Đặc biệt phải kể đến là phòng mổ Hybrid vô khuẩn, tích hợp các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại, bao gồm: máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA), máy nội soi, máy tán laser công suất lớn… hỗ trợ tối đa cho bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và điều trị.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:

Bài viết trên đây tổng hợp đầy đủ thông tin về các cách điều trị áp xe gan. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, người bệnh đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích liên quan đến vấn đề điều trị và chăm sóc sức khỏe.

Link nội dung: https://pmil.edu.vn/cach-dieu-tri-a31748.html