Bệnh rận mu: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa

Bệnh rận mu là bệnh đường sinh dục phổ biến. Tiến sĩ Cameron Webb, một nhà khoa học tại Đại học Sydney (Úc) cảnh báo có tới 750.000 người sử dụng ứng dụng hẹn hò Tinder bị nhiễm bệnh rận mu. Bài viết dưới đây chia sẻ về nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa bệnh rận mu.

bệnh rận mu

Bệnh rận mu là gì?

Bệnh rận mu là bệnh gây ngứa vùng kín hoặc khu vực xung quanh bộ phận sinh dục. Người bệnh có cảm giác ngứa kéo dài khoảng 5 ngày sau khi bị nhiễm rận mu, cảm giác này sẽ dữ dội hơn vào ban đêm. (1)

Rận mu là loài côn trùng nhỏ sống trên lông mu (vùng lông xung quanh bộ phận sinh dục) của người. Rận mu được xếp vào hàng ký sinh trùng vì chúng hút máu người để tồn tại.

Rận mu khác với chí rận (chấy rận) tồn tại trên tóc hoặc trên cơ thể người. Tuy nhiên, loại rận này có thể xuất hiện ở một số bộ phận khác trên cơ thể có lông thô, bao gồm:

Dấu hiệu của bệnh rận mu thường gặp

Triệu chứng của bệnh rận mu xuất hiện sau khi mắc khoảng 5 ngày, phổ biến nhất là cảm giác ngứa dữ dội ở vùng mu do cơ thể phản ứng với vết cắn của rận. Thế nhưng, một số người không nhận thấy hoặc nghĩ rằng bị phát ban…(2)

Các triệu chứng của bệnh rận mu ở da vùng kín bao gồm:

Nguyên nhân gây ra bệnh rận mu

Bệnh rận mu lây từ người sang người thông qua tiếp xúc gần, đặc biệt quan hệ tình dục. Ngoài ra, việc sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như khăn tắm, khăn trải giường và quần áo cũng gián tiếp gây bệnh rận mu.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da trong các trường hợp: (3)

Các yếu tố rủi ro tăng khả năng nhiễm bệnh

các yếu tố rủi ro

Những yếu tố rủi ro tăng khả năng mắc bệnh rận mu bao gồm:

Đối tượng có khả năng nhiễm bệnh

Bất cứ ai cũng có khả năng nhiễm bệnh rận mu. Căn bệnh này phổ biến nhất với thanh thiếu niên và người trưởng thành. Tuy nhiên, trẻ em và người lớn tuổi vẫn có nguy cơ mắc bệnh rận mu.

Bệnh rận mu có nguy hiểm không? Biến chứng có thể gặp

Bệnh rận mu không gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Biểu hiện chính thường thấy nhất của bệnh là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Thời gian điều trị bệnh rận mu dao động trong khoảng 2 tuần. Bệnh có thể tái phát và người bệnh cần lặp lại điều trị nếu không ngăn ngừa.

Dưới đây là các biến chứng thường gặp của bệnh rận mu:

Chẩn đoán bệnh rận mu

Bác sĩ chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da chẩn đoán bệnh rận mu bằng cách khám và sử dụng kính lúp để kiểm tra có rận mu tồn tại ở lông cơ quan sinh dục hay không. Trong một số trường hợp, rận mu cũng được phát hiện tại các cơ quan khác ngoài vùng sinh dục (lông mi).

Phương pháp điều trị bệnh rận mu

1. Những lưu ý cho người bệnh rận mu

Bác sĩ chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da chỉ định người bệnh sử dụng các loại xà phòng, thuốc xịt và kem đặc hiệu để điều trị rận mu, đây là các loại dược phẩm không cần kê đơn. Để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ các bước:

2. Điều trị bệnh rận mu bằng thuốc

Nếu rận vẫn còn sống sau khi áp dụng toàn bộ các liệu pháp điều trị nêu trên, cần dùng đến các loại thuốc mạnh hơn như:

Cách ngăn ngừa bệnh rận mu quay trở lại

cách ngăn ngừa bệnh rận mu
Khi nghi ngờ mắc phải hoặc tái phát bệnh rận mu, cần gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da

Để giảm nguy cơ mắc rận mu hoặc ngăn bệnh quay trở lại, người bệnh có thể thực hiện các cách sau đây:

Bệnh rận mu là bệnh đường sinh dục phổ biến, có nguy cơ lây lan nhanh chóng nhưng không nguy hiểm. Khi phát hiện dấu hiệu nhiễm bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế, gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da để được khám và điều trị kịp thời.

Link nội dung: https://pmil.edu.vn/thuoc-tri-ran-a31416.html