Điều trị bệnh bạch cầu: 2 phương pháp chính và tác dụng phụ của chúng

Đây là giai đoạn khởi đầu của quy trình hóa trị, thường kéo dài từ 4 đến 6 tuần. Cường độ điều trị trong giai đoạn này khá mạnh để tiêu diệt càng nhiều tế bào bạch cầu bất thường càng tốt. Mục đích là để làm thuyên giảm triệu chứng và thuyên giảm số lượng bạch cầu gây bệnh trong máu và tủy xương của bệnh nhân.

Sau đó, bệnh nhân bạch cầu cấp tính phải điều trị thêm bằng cách tiêm thuốc hóa trị hoặc dùng phương pháp xạ trị để tiêu diệt tận gốc khả năng tế bào bạch cầu bất thường lây lan đến dịch tủy của cột sống. Phương pháp xạ trị không nên dùng cho trẻ em vì nó có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ sau khi khỏi bệnh.

Liệu pháp củng cố

Liệu pháp này được bắt đầu sau khi bệnh nhân đã bước qua giai đoạn điều trị thứ nhất hoặc khi bệnh đã có dấu hiệu thuyên giảm. Mục đích của liệu pháp củng cố là ngăn chặn sự tái phát của tế bào bạch cầu bất ổn và tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau lần điều trị đầu tiên.

Liệu pháp duy trì

Đây là giai đoạn cuối cùng trong quy trình hóa trị để điều trị bệnh bạch cầu, kéo dài trong khoảng 2-3 năm nhưng mục đích của nó cũng là tiêu diệt các tế bào bạch cầu gây bệnh còn sót lại.

Giai đoạn điều trị này không diễn ra mạnh mẽ như 2 giai đoạn đầu. Đôi khi, nó có thể được thay thế bằng liệu pháp cấy ghép tế bào gốc.

Tác dụng phụ thường gặp sau khi hóa trị

tác dụng phụ sau khi hóa trị

Mục đích lớn nhất của phương pháp hóa trị là tiêu diệt tất cả tế bào ung thư bạch cầu. Tuy nhiên, phương pháp này cũng mang đến tác dụng phụ phổ biến là làm cho các tế bào khỏe mạnh có thể phân chia nhanh hơn. Từ đó, số lượng tế bào bạch cầu bình thường trong tủy xương cũng tăng lên nhanh chóng.

Những phản ứng phụ khác như buồn nôn, nôn, mù màu gián đoạn, rụng tóc, mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón, đau miệng cũng thường xảy ra. Ngoài ra, nếu quá trình hóa trị làm ảnh hưởng đến các tế bào bạch cầu khỏe mạnh, bệnh nhân cũng có thể bị chảy máu hoặc gặp phải các vấn đề liên quan đến nhiễm trùng.

Mức độ triệu chứng của tác dụng phụ khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Điều này còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như liều thuốc được dùng, khả năng đáp ứng hóa trị của người bệnh, thời gian hóa trị…

Link nội dung: https://pmil.edu.vn/chua-benh-bach-cau-a31049.html