3 cách chữa bệnh quai bị nhanh nhất cho người lớn bạn có biết?

Quai bị có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ em. Bệnh có thể tiến triển theo chiều hướng xấu, gây ra các biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến vô sinh ở cả nam và nữ giới, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vậy, đâu là cách chữa bệnh quai bị nhanh nhất? Phòng bệnh như thế nào? Chăm sóc bệnh nhân ra sao?

cách chữa bệnh quai bị nhanh nhất

Bài viết được tư vấn y khoa bởi BS Đoàn Thị Khánh Châm - Quản Lý Y khoa vùng 2 - miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC: “Quai bị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn (20 - 35%), nhồi máu phổi, viêm buồng trứng (7% ở nữ sau tuổi dậy thì), viêm tụy (3 - 7%), viêm não (0,5%), viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu… Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa bằng cách tiêm chủng vắc xin cộng hợp phòng bệnh quai bị, sởi và rubella.”

Tìm hiểu về bệnh quai bị

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus paramyxo gây ra, có thể lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và có thể gây ra những biến chứng lâu dài đặc biệt là về sức khỏe sinh sản của nam giới. Một trong những biến chứng của viêm tinh hoàn do quai bị có thể dẫn đến teo tinh hoàn và vô sinh.

Bệnh quai bị rất phổ biến, xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới và đặc biệt phổ biến trong các vùng dân cư đông, có điều kiện sinh sống kém hoặc trong những nơi có khí hậu lạnh. Ở Việt Nam, bệnh quai bị có thể xảy ra quanh năm, nhưng thường tập trung mạnh vào các tháng thu đông ở các tỉnh miền Bắc và Tây Nguyên. Tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 10 - 40/100.000 (1).

tiêm phòng quai bị
Biến chứng của quai bị vô cùng nguy hiểm, tuy nhiên bệnh có thể phòng tránh bằng vắc xin

Nguyên tắc điều trị bệnh quai bị

Bệnh quai bị hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu. Theo Cục Y Tế Dự Phòng, nguyên tắc điều trị bệnh quai bị thường tập trung vào việc:

Bị quai bị mấy ngày thì khỏi?

Nếu bệnh nhân được chăm sóc đúng cách, bệnh quai bị thường tự khỏi trong khoảng 10 ngày. Người bệnh thường hết sốt sau 3 - 4 ngày và sưng tuyến nước bọt thường giảm sau khoảng 8 - 10 ngày. Tuy nhiên, sưng hạch góc hàm có thể kéo dài hơn và mất vài ngày để hồi phục hoàn toàn.

mắc bệnh quai bị
Bệnh quai bị thường trải qua 4 giai đoạn từ ủ bệnh - khởi phát- toàn phát - phục hồi

Hướng dẫn cách chữa bệnh quai bị nhanh nhất

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị. Cách chữa bệnh quai bị nhanh nhất và tốt nhất là chăm sóc kỹ lưỡng và điều trị các triệu chứng của bệnh.

Điều trị tại nhà

Đối với những trường hợp bệnh quai bị mức độ nhẹ, có thể được điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ và được cách ly. Để giảm nguy cơ lây nhiễm cho người khác, hạn chế tiếp xúc gần và thường xuyên đeo khẩu trang. Trong quá trình điều trị bệnh quai bị, cần rửa sạch đồ dùng cá nhân của người bệnh và các dụng cụ y tế sử dụng cho người bệnh để tiêu diệt virus.

Trong thời gian mắc bệnh quai bị, người bệnh cần được nghỉ ngơi đầy đủ và tránh các hoạt động mạnh, uống đủ nước, nhưng tránh sử dụng nước ép trái cây có vị quá chua để không kích thích tuyến nước bọt và làm tình trạng bệnh xấu đi. Để xoa dịu sưng đau, người bệnh có thể chườm lạnh ở các vị trí sưng. Nếu cần, người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt như Paracetamol (2).

Ngoài ra, giữ vệ sinh vòm họng bằng cách sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng để vệ sinh. Trong thời gian mắc bệnh, nên ăn những thức ăn mềm hoặc lỏng, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và tránh các thức ăn có tính axit mạnh, cay hoặc làm từ nếp và thịt gà. Nên bổ sung rau xanh và dưa đỏ vào chế độ ăn hàng ngày.

điều trị bệnh quai bị
Trong quá trình điều trị tại nhà, cần đảm bảo khu vực cách ly được thông thoáng và có ánh sáng mặt trời

Dùng thuốc

Trong trường hợp bệnh nhân quai bị có viêm tinh hoàn, cần mặc quần hỗ trợ nâng tinh hoàn để giảm đau. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc kháng viêm steroid liều cao như Prednisolon 60mg/ngày từ đầu, sau đó giảm dần trong 7 - 10 ngày.

Nếu người bệnh sốt vượt quá 38,5 độ C, có thể sử dụng thuốc hạ sốt như Paracetamol, Ibuprofen. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc an thần nhẹ như Rotunda và bổ sung các loại vitamin nhóm B, C. Sau khi tinh hoàn không còn sưng đau, bệnh nhân có thể sử dụng vitamin E từ 1 - 2 tháng để giúp tăng sinh tinh trùng.

Điều trị tại cơ sở y tế

Trong trường hợp triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc không giảm sau một thời gian, bệnh nhân nên được đưa đến cơ sở y tế để nhận được sự hỗ trợ và điều trị chuyên sâu.

Với bệnh nhân nam có dấu hiệu viêm tinh hoàn hoặc bệnh nhân nữ có dấu hiệu viêm buồng trứng, cần được theo dõi chặt chẽ tại cơ sở y tế để tránh các di chứng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này, giúp đảm bảo rằng bệnh nhân nhận được sự chăm sóc và điều trị phù hợp để ngăn chặn các biến chứng tiềm ẩn và đảm bảo hồi phục tối ưu.

Sau khi điều trị, bệnh nhân cần được theo dõi và chăm sóc để đảm bảo không tái phát hoặc xảy ra biến chứng.

Bị bệnh quai bị rồi có bị lại nữa không?

KHÔNG. Dựa trên nhiều tài liệu nghiên cứu, bệnh quai bị thường chỉ mắc một lần duy nhất trong đời mỗi người. Khi bị nhiễm quai bị, cơ thể sẽ phát triển kháng thể trung hòa. Mặc dù các kháng thể này được duy trì ở nồng độ thấp, nhưng chúng vẫn có tác dụng bảo vệ và giúp xây dựng miễn dịch suốt đời. Do đó, những người đã từng mắc bệnh quai bị có thể yên tâm rằng họ không bị mắc lại trong tương lai.

Tuy nhiên, những người đã từng mắc bệnh quai bị cũng cần duy trì sự phòng ngừa và tuân thủ các biện pháp hợp lý để ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Đồng thời, cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc cơ sở y tế để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể về cách bảo vệ sức khỏe và ngăn chặn bệnh quai bị trong trường hợp cụ thể.

Làm thế nào để phòng tránh lây nhiễm quai bị cho người thân?

Cách phòng bệnh quai bị hiệu quả nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh và nếu đang mắc bệnh thì cần cách ly theo dõi và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ. Vắc xin phòng bệnh quai bị giúp cơ thể phát triển miễn dịch với bệnh trong một thời gian dài hoặc thậm chí suốt đời. Đối với những người đã tiếp xúc với người mắc bệnh quai bị mà chưa được tiêm vắc xin, cần tiêm ngay để bảo vệ bản thân và tránh mắc bệnh.

Lưu ý: việc tiêm vắc xin phòng quai bị nên được thực hiện không quá 72 giờ sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh.

tiêm ngừa bệnh quai bị
Sau khi chích ngừa vẫn cần có ý thức phòng bệnh và thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác

Bên cạnh việc tiêm chủng vắc xin phòng bệnh quai bị, người thân cần phải kết hợp thực hiện các biện pháp phòng tránh khác để tối ưu hóa khả năng bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ lây nhiễm bệnh như:

cách chữa quai bị ở người lớn
Cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc cơ sở y tế để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể về các biện pháp phòng tránh lây nhiễm quai bị cho người thân

Cách chữa bệnh quai bị nhanh nhất là đưa bệnh nhân đi khám để có chẩn đoán chính xác và sử dụng thuốc phù hợp, không sử dụng kháng sinh vì bệnh quai bị do virus gây ra và virus không đáp ứng với kháng sinh. Việc tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh quai bị cho những người sống trong khu vực có dịch và đặc biệt là trẻ em và vị thành niên được chuyên gia khuyến cáo thực hiện để phòng tránh mắc bệnh quai bị.

Link nội dung: https://pmil.edu.vn/quai-bij-a29162.html