Hướng dẫn cách làm Gap Filling “điền đâu trúng đó” trong IELTS Reading

Kinh nghiệm và cách làm bài Gap Filling trong IELTS Reading

1. Tổng quan về dạng bài Gap Fill trong IELTS Reading

Gap Fill (hay Gap Filling) là một trong những dạng bài mà thí sinh rất hay bắt gặp trong các đề IELTS Reading hàng năm. Nhiệm vụ của bạn là điền vào các chỗ trống trong đoạn tóm tắt văn bản (summary) bằng các từ được cho sẵn trong đề bài.

Trong nhiều bài thi Gap Fill, số từ cho sẵn sẽ nhiều hơn số từ mà bạn thực sự cần để điền vào chỗ trống. Vậy nên, bạn cần đọc bài Reading cẩn thận để tìm đoạn văn phù hợp nhất với phần tóm tắt đó và chắc chắn rằng bạn đã tìm ra từ vựng thích hợp để điền vào.

Các văn bản tóm tắt Gap Filling có thể được viết dưới các dạng như hình lưu đồ (flowchart), bảng thống kê (table), biểu đồ (diagram), một đoạn văn ngắn hay các dạng câu hỏi mở với các đáp án lựa chọn khác nhau.

Ví dụ về bài Gap Fill dưới dạng Table

Ví dụ về bài Gap Fill dưới dạng Table

Liệu bạn có thắc mắc vì sao Gap Fill lại được coi là dạng đề “dễ thở” nhất trong IELTS Reading không?

Có thể nói, Gap Filling là một trong những dạng bài dễ ăn điểm nhất trong IELTS Reading nhưng bạn đừng vì thế mà chủ quan, không chú tâm ôn tập kỹ cách làm bài Gap Filling mà nên tận dụng dạng đề này để nâng cao Band điểm IELTS Reading của mình bằng cách trả lời đúng tất cả các câu hỏi nhé!

Dù bạn chưa từng gặp hay đã quen thuộc với dạng Gap Fill trong các đề IELTS Reading thì cũng đừng bỏ qua một số cách làm bài Gap Filling IELTS cực hữu ích sau đây nhé!

2. Hướng dẫn cách làm bài Gap Fill IELTS Reading chi tiết

Để giúp các bạn thí sinh hình dung rõ nhất thứ tự làm bài và cách làm bài Gap Filling Reading, hãy cùng xem qua một bài thi IELTS Reading và đoạn văn tóm tắt mẫu dưới đây:

Văn bản gốc:

Văn bản tóm tắt:

Các từ cho sẵn trong đề Gap Filling Reading mẫu

Hãy cùng LangGo đi qua lần lượt từng bước sau đây để tìm ra cách làm bài Gap Filling nhanh và tiện nhất nhé!

=> Ví dụ ở câu hỏi 1, từ bạn chuẩn bị điền vào chỗ trống chắc chắn phải là một danh từ bởi đằng trước nó có mạo từ “an”.

Nếu bạn đã hoàn thành bài Gap Fill trên một cách dễ dàng và tự tin với câu trả lời của mình thì xin chúc mừng. Còn với những ai đang băn khoăn tìm ra từ phù hợp nhất với mỗi chỗ trống, LangGo sẽ giúp bạn giải đáp với lời giải và một số gợi ý sau đây:

Câu 1: Ở chỗ trống đầu tiên, hẳn bạn đã tìm ra được từ cần điền vào phải là một từ đồng nghĩa với từ case. Hãy nhìn vào hộp trên và xem từ nào là phù hợp nhất nhé! => Từ incident.

Câu 2: Từ nào có ý nghĩa là thiết lập một hệ thống luật? Có thể bạn nghĩ từ điền vào chỗ trống sẽ là found mang hàm ý là được tìm ra/khám phá ra nhưng trong bài đọc không hề nhắc đến việc đạo luật mới được khám phá ra => Từ established.

Câu 3: Nếu bạn liên kết chỗ trống này với văn bản gốc, bạn sẽ thấy từ cần điền vào chỗ trống dùng để chỉ xu hướng. Mà về mặt ngữ pháp, từ rose sẽ không thích hợp để điền vào ô Gap Fill này => Từ increased.

Câu 4: Cả văn bản gốc lẫn văn bản tóm tắt đều đang bàn luận về vấn đề tương lai, nên chỉ có một từ duy nhất thích hợp với ngữ cảnh này => Từ predicted.

Câu 5: Ở chỗ trống này, chắc chắn chúng ta cần phải tìm một danh từ số nhiều bởi trong văn bản tóm tắt, nó được dùng để chỉ một tập thể chung chung => Từ passengers.

Câu 6: Nếu bạn nghĩ sẽ điền từ injury vào chỗ trống thì hẳn bạn đã nhầm rồi nhé! Văn bản gốc không hề đề cập đến việc mọi người bị thương, mà thực chất họ bị tấn công. Bạn không thể bị tất công mà không bị thương được, đúng không nào? => Từ assaults.

3. Những lưu ý khi làm dạng Gap Fill trong IELTS Reading

Có nhiều bạn học sinh mặc định sẵn rằng Gap Filling Reading là một dạng bài rất dễ ăn điểm nên không học cách làm bài Gap Filling và có tâm lý chủ quan, thiếu cẩn trọng trong quá trình làm bài thi chính thức.

Trên thực tế, dù bạn có giỏi IELTS Reading tới đâu, bạn cũng có khả năng mất trắng điểm Gap Fill nếu không chú ý tới những điều sau đây:

3.1. Số từ được điền trong bài Gap Filling

Bạn nên nhớ, không phải đề thi Gap Filling Reading nào cũng cho phép bạn điền 2 từ trở xuống mà sẽ có những bài thi đánh lừa thí sinh bằng cách yêu cầu điền 1 từ duy nhất. Nếu không chú ý kỹ, bạn có thể mất điểm rất đáng tiếc do điền quá số từ cho phép hoặc mất thời gian tìm đủ số từ cần điền.

Do vậy, ngay khi bắt tay vào làm bài Gap Fill, hãy chú ý đọc yêu cầu đề thi cẩn thận:

=> Giả sử, khi viết ngày/tháng/năm, các cách sau đây sẽ được chấp nhận và tính đúng: August 8th, August 8, 8th August, 8 August,...

Gap Filling Reading yêu cầu điền 1 từ duy nhất

Ví dụ bài thi Gap Filling Reading yêu cầu điền 1 từ duy nhất

Lưu ý:

3.2. Xác định đúng dạng từ cần điền

Điều này phụ thuộc lớn vào khả năng phân tích và phán đoán đáp án của bạn. Luôn đặt cho mình câu hỏi: Liệu tôi đang cần tìm một danh từ, một động từ, một tính từ hay một con số?

Và nếu đã xác định xong từ cần điền là một danh từ, bước tiếp theo bạn cần chú ý là xem danh từ đó ở dạng số nhiều hay số ít.

3.3. Tận dụng synonyms (từ đồng nghĩa)

Sau khi đã xác định được câu văn gốc chứa ý nghĩa phù hợp nhất để điền vào chỗ trống trong bài Gap Fill, hãy tìm trong hộp từ nào có nghĩa gần nhất, thích hợp nhất về mặt ngữ pháp để đưa vào bài.

Trong một số trường hợp dễ hơn, bạn chỉ cần điền y nguyên từ trong văn bản gốc vào văn bản tóm tắt mà không được thay đổi sang bất cứ dạng nào. Vì thế, hãy chép lại từ một cách cẩn thận, tránh mất điểm lỗi chính tả hay điền thiếu/thừa đuôi “s” nhé!

3.4. Khi rơi vào thế bí

Trong trường hợp bạn đã xác định văn bản tóm tắt xuất phát từ đoạn nào trong văn bản gốc nhưng vẫn chưa thể tìm được từ phù hợp để điền vào chỗ Gap Fill thì tuyệt đối đừng đọc hết bài đọc bởi nó vừa tốn thời gian, vừa tốn công sức.

Thay vào đó, bạn có thể sử dụng kiến thức nền (general knowledge) của mình để lựa chọn đáp án phù hợp nhất.

3.5. Lưu ý với bài Gap Filling ở dạng Table hoặc Flowchart

Việc điền vào chỗ trống Gap Fill có thể được thực hiện ở các dạng thú vị hơn như bảng thống kê (Table), biểu đồ (Diagram) hay sơ đồ quá trình (Flowchart). Vậy, bạn cần có cách làm bài Gap Filling dạng này như thế nào?

Ví dụ về bài Gap Fill dưới dạng Flowchart

3.6. Thời gian

Ghi nhớ thật kỹ rằng bạn chỉ có 60 phút để hoàn thiện hết 40 câu hỏi trong đề thi IELTS Reading. Hãy tận dụng tốt thời gian của mình, dành khoảng nửa phút đến 1 phút cho mỗi câu trả lời.

Đừng quên chừa ra từ 5-7 phút để chuyển đáp án vào phiếu trả lời bởi bài thi IELTS Reading khác với IELTS Listening ở chỗ bạn sẽ không được cho thêm 10 phút cuối giờ để điền câu trả lời vào phiếu.

Để giúp bạn thực hành và cải thiện khả năng làm bài Gap Filling, LangGo xin gửi tới bạn một đề thi thử dưới đây. Đừng vội xem đáp án ở phía cuối trước mà hãy dành thời gian thử thách bản thân với bài tập sau đây:

Read the following passage and answer questions 1 to 13 below it.

Questions 1 to 4 Complete each label on the diagram below with NO MORE THAN TWO WORDS from the passage.

Parts of the moss plant

Bài tập thực hành Gap Filling 1

Bài tập thực hành Gap Filling 1

Questions 5 to 9 Complete the following summary using words from the box below.

dense species weeds

aesthetic moist sense qualities

age carpet parasites

Questions 10 to 13 Complete the table below using NO MORE THAN ONE WORD from the passage to fill each gap.

Bài tập thực hành Gap Filling 2

Bài tập thực hành Gap Filling 2

Đáp án:

1. one-cell

2. thin

3. spores

4. 1, 10

5. moist

6. parasites

7. weeds

8. qualities

9. carpet

10. intact

11. soil

12. whisky

13. wounds

Vậy là bài học hôm nay về Gap Fill đã cung cấp cho các bạn cái nhìn tổng thể và chi tiết nhất về dạng bài Gap Filling Reading cũng như những lưu ý quan trọng và cách làm bài Gap Filling hiệu quả. Hy vọng bài học này sẽ giúp ích cho các bạn thí sinh đang chuẩn bị bước vào kỳ thi IELTS phía trước.

Link nội dung: https://pmil.edu.vn/gap-fill-la-gi-a28802.html