Xạ trị ung thư vú: Chỉ định và phương pháp điều trị

Xạ trị ung thư vú giúp tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật điều trị. Vậy xạ trị ung thư vú là gì? Chỉ định và phương pháp điều trị như thế nào? Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Đỗ Thùy Giang, Trưởng khoa Ngoại Vú, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sẽ giải đáp thắc về xạ trị ung thư vú.

xạ trị ung thư vú

Xạ trị ung thư vú là gì?

Xạ trị ung thư vú là việc sử dụng tia X, proton hoặc hạt năng lượng cao khác để tiêu diệt tế bào ung thư. Các tế bào phát triển nhanh như tế bào ung thư dễ bị ảnh hưởng bởi xạ trị hơn tế bào bình thường.

Tia X hoặc các hạt không gây đau và không nhìn thấy được. Người bệnh thường không nhiễm phóng xạ sau khi điều trị. Vì vậy, người khác ở gần người bệnh vẫn sẽ an toàn, kể cả trẻ em.

Tại sao cần xạ trị ung thư vú?

Người bệnh cần xạ trị ung thư vú để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị thường được sử dụng sau phẫu thuật để giảm nguy cơ ung thư tái phát. Xạ trị cũng có thể giúp giảm đau và triệu chứng khác của bệnh ung thư vú tiến triển.

Xạ trị để kiểm soát ung thư vú di căn. Nếu ung thư vú đã di căn sang bộ phận khác trên cơ thể, xạ trị được khuyến nghị để thu nhỏ khối u và kiểm soát triệu chứng như đau đớn, chảy máu. Ung thư di căn xương cũng được xạ trị giảm đau và chống chèn ép.

khi nào cần xạ trị ung thư vú
Xạ trị thường được sử dụng sau phẫu thuật để giảm nguy cơ ung thư tái phát.

Đối tượng chỉ định xạ trị ung thư vú?

Đối tượng chỉ định xạ trị ung thư vú được phân như sau:

1. Xạ trị sau cắt bỏ khối u (xạ sau bảo tồn vú)

Nếu người bệnh đang phẫu thuật để loại bỏ ung thư vú và giữ nguyên mô vú còn lại (phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc bảo tồn vú), bác sĩ có thể đề nghị xạ trị sau phẫu thuật để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại. Việc bổ sung thêm tia xạ sau khi cắt bỏ khối u sẽ làm giảm nguy cơ ung thư tái phát ở vú bị ảnh hưởng.

Cắt bỏ khối u kết hợp với xạ trị thường được gọi là liệu pháp phẫu thuật bảo tồn vú. Loại điều trị này hiệu quả tương đương với việc cắt bỏ toàn bộ mô vú (hay gọi là đoạn nhũ). Trong tình huống đặc biệt, nguy cơ tái phát rất thấp, bác sĩ có thể thảo luận về lựa chọn tránh bức xạ sau khi cắt bỏ khối u.

Sau khi cắt bỏ khối u, người bệnh lựa chọn điều trị bằng bức xạ với 2 dạng sau:

2. Xạ trị sau phẫu thuật cắt bỏ vú (Xạ trị sau đoạn nhũ)

Bức xạ được sử dụng sau phẫu thuật cắt bỏ vú sẽ tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại và làm giảm nguy cơ ung thư tái phát ở mô còn lại của thành ngực hoặc hạch bạch huyết.

Khi xác định xem người bệnh có nên xạ trị sau phẫu thuật cắt bỏ vú hay không, bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố sau:

3. Xạ trị cho bệnh ung thư vú tiến triển tại chỗ

Xạ trị có thể được sử dụng để điều trị:

2 phương pháp xạ trị ung thư vú hiện nay

2 phương pháp xạ trị ung thư vú hiện nay gồm liệu pháp xạ trị chùm tia ngoại (EBRT) và xạ trị trong phẫu thuật (IORT) có thể được thực hiện thông qua:

1. Bức xạ bên ngoài - Xạ trị ngoài (EBRT)

Phương pháp này dùng máy đưa bức xạ từ bên ngoài cơ thể đến vú. Đây là loại xạ trị phổ biến nhất được sử dụng cho bệnh ung thư vú.

2. Bức xạ bên trong - Xạ trị trong (IORT)

Sau khi người bệnh phẫu thuật để loại bỏ ung thư, bác sĩ sẽ tạm thời đặt thiết bị phóng xạ vào vú ở khu vực từng bị ung thư. Một nguồn phóng xạ sẽ được đưa vào thiết bị trong thời gian ngắn trong quá trình điều trị của người bệnh.

xạ trị ung thư vú để làm gì
Bức xạ được sử dụng sau phẫu thuật cắt bỏ vú sẽ tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại.

Quy trình xạ trị ung thư vú

1. Chuẩn bị trước khi xạ trị

Trước khi điều trị bằng bức xạ, người bệnh sẽ gặp các bác sĩ sẽ xạ trị cho mình, bao gồm:

Trước khi bắt đầu điều trị, bác sĩ xạ trị sẽ xem xét bệnh sử và khám sức khỏe để xác định xem cơ thể người bệnh có chỉ định được xạ trị không. Bác sĩ cũng sẽ thảo luận về lợi ích và tác dụng phụ của xạ trị khi dùng cho người bệnh.

1.1 Trước khi xạ trị ngoài

Trước buổi điều trị đầu tiên, người bệnh sẽ trải qua 1 buổi lập kế hoạch xạ trị (gọi là mô phỏng).Trong đó, bác sĩ sẽ cẩn thận lập bản đồ vùng vú của người bệnh để nhắm tới vị trí chính xác của việc điều trị.

Trong quá trình mô phỏng:

1.2 Trước khi xạ trị trong

Trước khi bắt đầu xạ trị trong (xạ trị áp sát), bác sĩ sẽ đặt thiết bị đặc biệt chứa chất phóng xạ vào khu vực đã cắt bỏ khối u. Điều này được thực hiện trong quá trình phẫu thuật ung thư hoặc thủ thuật riêng biệt vài ngày sau đó.

chỉ định xạ trị ung thư vú
Trước buổi điều trị đầu tiên, người bệnh sẽ trải qua 1 buổi mô phỏng - lập kế hoạch xạ trị ung thư vú.

2. Thực hiện xạ trị ung thư vú

2.1 Trong quá trình xạ trị ngoài

Khi đến bệnh viện hoặc cơ sở điều trị, người bệnh sẽ được đưa đến phòng đặc biệt được sử dụng riêng cho xạ trị. Một buổi xạ trị ngoài điển hình thường tuân theo quy trình sau:

2.2 Trong quá trình xạ trị trong

Với bức xạ bên trong, nguồn phóng xạ nằm trong thiết bị phân phối bức xạ và được cấy ghép 1 hoặc 2 lần/ngày trong vài phút. Điều này thường được thực hiện với người bệnh ngoại trú và có thể nghỉ giữa các buổi.

3. Sau xạ trị ung thư vú

3.1 Xạ trị ngoài

Sau buổi xạ trị, người bệnh có thể tự do thực hiện hoạt động thường ngày của mình, kể cả bước tự chăm sóc nào tại nhà mà bác sĩ bạn chẳng hạn như chăm sóc da sau xạ trị.

Một số trường hợp, sau khi hoàn thành các đợt xạ trị chính, bác sĩ có thể đề nghị xạ trị tăng cường, có nghĩa các phần bức xạ bổ sung hướng vào nơi có mối nguy cơ cao tái phát nhiều nhất hoặc thêm 4-5 ngày điều trị. Ví dụ, sau khi hoàn tất chiếu xạ toàn bộ vú, việc tăng cường bức xạ thường được thực hiện ở khu vực nơi ung thư đã được cắt bỏ (nền bướu có đặt các kẹp chỉ điểm).

3.2 Xạ trị trong

Sau quá trình điều trị, thiết bị phóng xạ sẽ được tháo ra. Người bệnh có thể được cho dùng thuốc giảm đau trước khi tháo thiết bị xạ trị trong. Khu vực này có thể đau nhức trong vài ngày hoặc vài tuần khi mô phục hồi sau phẫu thuật và xạ trị.

quy trình chụp xạ trị ung thư vú
Sau buổi xạ trị ung thư vú, người bệnh có thể tự do hoạt động và sinh hoạt như thường ngày.

Biến chứng rủi ro sau xạ trị ung thư vú

Biến chứng rủi ro sau xạ trị ung thư vú khác nhau tùy thuộc vào loại và mô được điều trị. Tác dụng phụ có xu hướng nghiêm trọng nhất vào cuối đợt điều trị bức xạ. Sau khi các buổi điều trị hoàn tất, người bệnh có thể phải mất vài ngày hoặc vài tuần để tác dụng phụ biến mất.

Các tác dụng phụ thường gặp trong quá trình điều trị, bao gồm:

Tùy thuộc vào mô nào phơi nhiễm, xạ trị có thể gây ra hoặc làm tăng nguy cơ:

Hiếm khi, xạ trị có thể gây ra hoặc làm tăng nguy cơ:

Chăm sóc sau xạ trị ung thư vú

Để chăm sóc sau khi hoàn thành xạ trị ung thư vú, bác sĩ sẽ lên lịch tái khám để theo dõi tiến triển của cơ thể người bệnh, tìm tác dụng phụ muộn và kiểm tra dấu hiệu tái phát ung thư. Người bệnh và gia đình có thể hỏi bác sĩ những điều cần lưu ý và cách chăm sóc đúng sau xạ trị ung thư vú.

Sau khi xạ trị xong, người bệnh hãy báo cho bác sĩ nếu gặp phải:

Người bệnh được chỉ định xạ trị ung thư vú bao nhiêu lần?

Số lần người bệnh được chỉ định xạ trị ung thư vú tùy thuộc vào phương pháp xạ trị và tình trạng của mỗi người bệnh, bao gồm:

1. Xạ trị ngoài

Thời gian ca xạ trị chỉ kéo dài vài phút nhưng dự kiến ​​​​mất từ ​​​​15-45 phút/phiên, vì bác sĩ mất vài phút để vùng điều trị của người bệnh đặt đúng. Bước này quan trọng giúp đảm bảo việc cung cấp liệu pháp xạ trị chính xác và tối ưu nhất.

2. Xạ trị trong

Xạ trị thường bắt đầu từ 3-8 tuần sau phẫu thuật trừ trường hợp người bệnh còn có kế hoạch hóa trị. Khi người bệnh hoá trị hỗ trợ, kế hoạch xạ trị thường bắt đầu từ 3-4 tuần sau khi kết thúc hóa trị. Người bệnh có thể sẽ được xạ trị với tư cách ngoại trú tại bệnh viện hoặc cơ sở điều trị khác.

Lịch trình điều trị thông thường trước đây gồm 1 lần/ngày, 5 ngày/tuần (thường từ thứ hai - thứ sáu), đều đặn trong 5-6 tuần. Lịch trình này vẫn được sử dụng phổ biến ở người cần xạ trị đến hạch bạch huyết.

Tuy nhiên, càng ngày bác sĩ càng khuyến nghị lịch trình điều trị ngắn hơn (điều trị giảm phân liều) bằng cách chiếu xạ toàn bộ vú rút ngắn xuống còn 1-4 tuần. Việc chiếu xạ một phần vú có thể được hoàn thành trong vòng 5 ngày hoặc ít hơn.

Các lịch trình điều trị giảm phân liều này có tác dụng tốt tương đương như lịch trình dài hơn và có thể làm giảm một số tác dụng phụ. Bác sĩ có thể giúp quyết định lịch trình nào phù hợp với bạn.

Các thắc mắc thường gặp về xạ trị ung thư vú

1. Có nên xạ trị ung thư vú phòng ngừa?

Có, nên xạ trị ung thư vú phòng ngừa. Xạ trị có thể được sử dụng để điều trị ung thư vú ở hầu hết mọi giai đoạn. Xạ trị là cách hiệu quả để giảm nguy cơ ung thư vú tái phát sau phẫu thuật. Ngoài ra, phương pháp này thường được sử dụng để giảm triệu chứng do ung thư đã lan sang bộ phận khác của cơ thể gây ra (ung thư vú di căn xương).

2. Xạ trị ung thư vú có cho con bú được không?

Phụ nữ mắc ung thư vú đang điều trị bằng xạ được khuyến cáo không nên cho con bú. Bởi phương pháp này có thể làm thay đổi mô vú và dễ viêm nhiễm mô vú do xạ trị, giảm sữa và dễ viêm quầng vú núm vú. [1]

3. Xạ trị ung thư vú có đau không?

Xạ trị không gây đau. Người bệnh có thể cảm thấy hơi khó chịu khi nằm ở tư thế điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này thường tồn tại trong thời gian ngắn.

chăm sóc xạ trị ung thư vú
Xạ trị ung thư vú không gây đau.

4. Xạ trị ung thư vú có phòng ngừa hoàn toàn?

Xạ trị không thể phòng ngừa hoàn toàn ung thư vú. Liệu pháp này bổ trợ sau phẫu thuật để tiêu diệt tế bào ung thư, ngừa bệnh tái phát, giảm đau và giảm triệu chứng của ung thư vú.

5. Xạ trị ung thư vú sau sinh được không?

Có, xạ trị ung thư vú thường được thực hiện sau sinh. Xạ trị không được khuyến khích ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, thậm chí liều thấp cũng gây nguy hiểm đến em bé. Vì vậy, kế hoạch điều trị ung thư vú ở người bệnh đang mang thai thường cố gắng tránh hoặc trì hoãn đến sau khi sinh. [2]

Khoa Ngoại Vú, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM quy tụ các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm, liên tục trau dồi các phương pháp điều trị mới trên thế giới, trang bị máy móc, thiết bị tân tiến nhằm hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh lý tuyến vú và điều trị cho người bệnh. Ngoài ra, khoa còn lập nhóm “CLB bệnh nhân ung thư vú bệnh viện Tâm Anh” giúp người bệnh có thể chia sẻ những khó khăn lo lắng với người bệnh khác cùng hoàn cảnh.

Xạ trị ung thư vú là phương pháp điều trị phổ biến, hiệu quả với bệnh ung thư vú giai đoạn đầu và hỗ trợ cho giai đoạn tiến triển. Thông qua bài này, người bệnh hiểu hơn về phương pháp hỗ trợ này và hợp tác theo bác sĩ vượt qua bệnh này hiệu quả, an toàn nhất.

Link nội dung: https://pmil.edu.vn/xa-tri-ung-thu-la-gi-a22841.html