Rối loạn nhịp nhanh: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Rối loạn nhịp nhanh là tình trạng tim đập quá nhanh, có thể do trục trặc bộ máy phát điện của trái tim, cần được chẩn đoán và can thiệp sớm.

Rối loạn nhịp nhanh

Rối loạn nhịp nhanh là gì?

Rối loạn nhịp nhanh là thuật ngữ chỉ nhịp tim đập nhanh hơn bình thường (nhịp tim bình thường 60-100 lần/phút). Tình trạng này đôi khi là phản ứng của cơ thể khi bạn vận động thể lực, cảm thấy lo lắng hoặc bị quá khích. Nếu không phải do vận động hoặc cảm xúc thì nhịp tim nhanh là tình trạng bất thường.

Phân loại tình trạng rối loạn nhịp nhanh

Rối loạn nhịp nhanh không chỉ có một hình thái, ngược lại có khá nhiều loại khác nhau đại diện cho một vấn đề về dẫn truyền điện trong tim. (1)

1. Rung nhĩ

Bình thường tim hoạt động nhờ vào nút xoang (nút tạo nhịp chính của tim) phát nhịp. Khi rung nhĩ (Afib hoặc AF) xảy ra, nhịp tim không còn được “chỉ huy” bởi nhịp xoang nữa mà thay vào đó là những ổ phát nhịp không kiểm soát ở tâm nhĩ. Nếu bị rung nhĩ, chu kỳ hoạt động điện bình thường trong tim sẽ bị gián đoạn, dẫn đến nhịp tim nhanh, hỗn loạn và máu di chuyển kém từ tâm nhĩ đến các khoang dưới (tâm thất).

Có 3 loại rung nhĩ chính:

Một số người bị Afib không có triệu chứng do phụ thuộc vào tốc độ đáp ứng của tâm thất. Nếu tâm thất đập với tốc độ bình thường hoặc hơi cao, người bệnh sẽ không cảm thấy có gì khác lạ. Trường hợp tâm thất đập nhanh, người bệnh sẽ bắt đầu có các triệu chứng như: rất mệt mỏi, nhịp tim không đều, hồi hộp, đánh trống ngực, chóng mặt, lâng lâng, khó thở, đau ngực, ngất xỉu,… Nếu không được điều trị, Afib có thể dẫn đến đột quỵ, suy tim và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.

2. Cuồng nhĩ

Cuồng nhĩ xảy ra khi nhịp tim không còn được “chỉ huy” bởi nhịp xoang nữa mà thay vào đó là từ một vòng điện khép kín ở tâm nhĩ. Với cuồng nhĩ, tim đập có thể bình thường hoặc nhanh, có thể đều hoặc không đều. Nút xoang phát nhịp trung bình từ 60-100 lần/phút khi nghỉ ngơi, nhưng cuồng nhĩ làm cho các buồng nhĩ của tim đập từ 250-350 lần/phút. Điều này dẫn đến các ngăn bên dưới cũng có thể phản ứng đập nhanh theo, thông thường đến 150 nhịp/phút hoặc hơn.

Các loại cuồng nhĩ hiện nay:

Khi bị cuồng nhĩ, tim không hoạt động hiệu quả như bình thường. Các cục máu đông có thể hình thành, dẫn đến đột quỵ. Ngoài ra, xung động nhanh từ cuồng nhĩ có thể làm suy yếu cơ tim. Khi tim đập quá nhanh, tâm thất không thể chứa đầy máu. Tim bơm ít máu hơn, làm giảm huyết áp và gây ra suy tim.

3. Nhịp nhanh thất

Nhịp nhanh thất là một loại rối loạn nhịp tim gây ra do các tín hiệu điện ở buồng dưới của tim (tâm thất). Khi nhanh thất xảy ra, tim đập nhanh đến mức không thể bơm đủ máu cho cơ thể. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến những người có bệnh tim trước đó (bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim,…).

Bệnh có thể không gây ra triệu chứng rõ rệt, nhưng cũng có trường hợp gặp tình trạng choáng váng, chóng mặt hoặc ngất xỉu. Nhịp nhanh thất có thể dẫn đến huyết áp thấp và rung thất (tình trạng nhịp tim quá nhanh và không đều khiến tim ngừng hoạt động, gây tử vong).

Nguyên nhân chính xác của nhịp nhanh thất không phải lúc nào cũng xác định được. Trong hầu hết các trường hợp, có thể một vấn đề bất thường tim mạch nào đó đã kích hoạt cơn nhịp nhanh thất.

4. Nhịp nhanh trên thất

Nhịp nhanh trên thất (SVT) là nhịp tim đập nhanh bất thường. Trong một đợt SVT, tim đập khoảng 150-220 lần/phút, nhưng đôi khi có thể đập nhanh hơn hoặc chậm hơn.

Nhịp nhanh trên thất có 3 nhóm chính:

Ngoài ra còn có các loại nhịp tim nhanh trên thất khác, bao gồm: nhịp nhanh xoang, nhịp nhanh vào lại nút xoang (SNRT), nhịp nhanh xoang không thích hợp (IST), nhịp nhanh nhĩ đa ổ (MAT), nhịp nhanh bộ nối (JET), nhịp nhanh bộ nối không kịch phát (NPJT).

5. Rung thất

Rung thất (v-fib) là một rối loạn nhịp nhanh, một trường hợp khẩn cấp cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Rung thất xảy ra khi các ngăn dưới của tim rung lên hoặc co giật thay vì co bóp bình thường, khiến máu có thể ngừng chảy, dẫn đến bất tỉnh (ngừng tim đột ngột) và tử vong chỉ sau vài phút ở người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời. Ngừng tim đột ngột là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và chiếm một nửa số ca tử vong do bệnh tim.

Điều trị khẩn cấp cho chứng rung thất, gồm có hồi sức tim phổi (CPR) và sốc tim bằng máy khử rung tim ngoài tự động (AED). Thuốc, thiết bị cấy ghép hoặc phẫu thuật có thể được khuyến nghị áp dụng để ngăn ngừa các cơn rung thất.

Trước khi xảy ra rung thất, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng rối loạn nhịp nhanh
Trước khi xảy ra rung thất, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng rối loạn nhịp nhanh

Triệu chứng rối loạn nhịp nhanh thường gặp

Khi tim đập quá nhanh, máu không được bơm đủ đến các cơ quan trong cơ thể. Kết quả, các cơ quan và mô không nhận đủ oxy. Nhịp tim nhanh có thể dẫn đến các dấu hiệu và triệu chứng sau:

Một số người bị rối loạn nhịp nhanh lại không có triệu chứng. Tình trạng này có thể được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ hoặc kiểm tra tim mạch vì một lý do khác. (2)

Xem thêm: Một số triệu chứng thưởng gặp của tình trạng rối loạn nhịp chậm bạn nên biết

Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim nhanh

Rối loạn nhịp nhanh là tình trạng nhịp tim tăng lên có thể do tập thể dục hoặc phản ứng căng thẳng (nhịp nhanh xoang) hoặc do nhịp tim không đều (loạn nhịp tim). Một số nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhịp nhanh, bao gồm:

Đôi khi không thể xác định chính xác nguyên nhân gây rối loạn nhịp nhanh
Đôi khi không thể xác định chính xác nguyên nhân gây rối loạn nhịp nhanh

Chẩn đoán rối loạn nhịp nhanh

Để xác định cơn rối loạn nhịp nhanh xuất phát từ nguyên nhân gì, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số kiểm tra, bao gồm:

Các xét nghiệm bổ sung giúp củng cố chẩn đoán tình trạng của người bệnh, gồm có:

Khi chẩn đoán, bác sĩ cũng sẽ xem xét bất kỳ triệu chứng nào khác mà người bệnh đang gặp phải, cũng như tiền sử bệnh của bản thân và gia đình. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ muốn biết tình trạng rối loạn nhịp nhanh đã diễn ra và kéo dài trong bao lâu, các hoạt động can thiệp tình trạng bệnh trước đó của người bệnh.

Rối loạn nhịp nhanh có nguy hiểm không?

Rối loạn nhịp trên thất thường ảnh hưởng đến:

Nhịp nhanh thất hoặc rung tâm thất ảnh hưởng đến những người có bệnh lý tim mạch trước đó (bệnh mạch vành, bệnh cơ tim, suy tim…)

Khoảng 2 triệu người Mỹ bị rung nhĩ và 90.000 người mỗi năm được chẩn đoán nhịp nhanh trên thất. Mỗi năm, ước tính có khoảng 184.000 - 450.000 người Mỹ chết vì rối loạn nhịp thất dẫn đến đột tử.

Điều trị rối loạn nhịp nhanh

Tùy theo bệnh lý và tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp:

Triệt phá loạn nhịp bằng sóng cao tần có thể được áp dụng điều trị một số trường hợp rối loạn nhịp nhanh
Triệt phá loạn nhịp bằng sóng cao tần có thể được áp dụng điều trị một số trường hợp rối loạn nhịp nhanh

Cách phòng ngừa rối loạn nhịp nhanh

Để tránh các yếu tố nguy cơ gây nên cơn nhịp nhanh, mỗi người cần:

Chăm sóc người bệnh khi gặp tình trạng rối loạn nhịp nhanh

Làm thế nào để chăm sóc người bệnh rối loạn nhịp nhanh? Trước hết, tiếp tục cho người bệnh dùng các loại thuốc mà bác sĩ đã kê đơn và đảm bảo tái khám đúng thời gian đã hẹn. Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng mới bất thường như tim đập thình thịch, đau ngực, chóng mặt hay ngất xỉu, người bệnh cần thăm khám ngay để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

Nếu người bệnh bất tỉnh do rung thất, cần nhanh chóng gọi xe cấp cứu. Trong lúc chờ xe cấp cứu đến, người thân có thể thực hiện hồi sinh tim phổi (CPR) nhằm tăng cơ hội sống cho người bệnh.

Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh chẩn đoán và điều trị hiệu quả bệnh tim mạch (loạn nhịp tim, suy tim, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh van tim, thiếu máu cơ tim, tim bẩm sinh…) cho người lớn và trẻ em. Để đặt lịch khám với bác sĩ:

Tiền sử gia đình mắc một số vấn đề về nhịp tim (loạn nhịp tim) là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng rối loạn nhịp nhanh. Do đó, bên cạnh việc thay đổi lối sống, những người thân trong gia đình nên chủ động tầm soát bệnh tim mạch định kỳ để phát hiện sớm bất thường và can thiệp kịp thời.

Link nội dung: https://pmil.edu.vn/chua-nhip-tim-nhanh-a20515.html