Mách bạn cách chữa bệnh gút ở chân hiệu quả

Gút là một trong những bệnh lý về xương khớp có tỷ lệ mắc ngày một tăng lên. Bệnh gout gây ra những cơn đau khớp nặng nề, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc phát hiện và bắt đầu tìm cách chữa bệnh gút ở chân từ giai đoạn đầu sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt bệnh lý, ngăn chặn bệnh tình trở nặng.

Tổng quan về bệnh gút

Trước khi tìm hiểu về các cách chữa bệnh gút ở chân, hãy tìm hiểu thông tin cơ bản về căn bệnh này. Gút, hay còn được biết đến là thống phong, là một trong những bệnh lý viêm xương khớp phổ biến. Triệu chứng đặc trưng của gút bao gồm những cơn đau đột ngột, mạnh mẽ thường xảy ra ở các khớp chân như ngón chân, gối, kèm theo sự sưng đỏ và hạn chế vận động do cảm giác đau.

Mách bạn cách chữa bệnh gút ở chân hiệu quả 1Gút là một trong những bệnh lý viêm xương khớp phổ biến

Cơ chế bệnh gút liên quan chặt chẽ đến nồng độ acid uric trong máu. Bình thường, nồng độ acid uric máu được duy trì trong khoảng 210 - 420 micromol/L ở nam giới và 150 - 350 micromol/L ở nữ giới. Khi có vấn đề ảnh hưởng đến nồng độ này (như thận giảm bài tiết, sự gia tăng sản xuất acid uric trong cơ thể hoặc các chu trình bất thường của nó), thì nguy cơ mắc bệnh gút sẽ tăng lên.

Acid uric máu cao sẽ tạo thành các tinh thể urat và có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào ban đầu. Mặc dù các tinh thể urat có kích thước rất nhỏ, nhưng chúng lại cực kỳ cứng và sắc nhọn, gây viêm nhiễm, sưng và đau khi chúng tiếp xúc với màng hoạt dịch khớp. Điều này dẫn đến các cơn viêm khớp gút cấp.

Khi tiêu hóa purin, cơ thể sản xuất acid uric, vì vậy người tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa purin như thịt, cá, hải sản, có thể tăng nguy cơ mắc bệnh gút.

Đối tượng dễ bị viêm khớp gút

Mặc dù các triệu chứng thường liên quan chủ yếu đến các khớp, nhưng cần lưu ý rằng bệnh gút bản chất là một bệnh lý có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau. Hiện nay, bệnh gút trở nên rất phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Do đó, mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc bệnh. Trong số này, những đối tượng sau đây có nguy cơ cao hơn mắc bệnh gút:

Mách bạn cách chữa bệnh gút ở chân hiệu quả 2Hơn 80% bệnh nhân gút là nam giới trên 40 tuổi

Cách chữa bệnh gút ở chân

Dưới đây là cách chữa bệnh gút ở chân được áp dụng phổ biến:

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Người bệnh nên tránh bổ sung thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, nội tạng động vật, tôm, cá và kiêng sử dụng rượu bia và các đồ uống chứa cồn. Thay vào đó, họ nên tăng cường ăn hoa quả và rau xanh. Các thực phẩm như trứng và thịt vẫn có thể được bao gồm trong chế độ dinh dưỡng, tuy nhiên, lượng tiêu thụ thịt không nên vượt quá 150g/ngày. Đồng thời, việc duy trì thói quen tập luyện thể dục và uống đủ nước (2 - 2,5 lít/ngày tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân) cũng rất quan trọng để hỗ trợ quá trình điều trị và duy trì sức khỏe tổng thể.

Thuốc trị gút cấp tính

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là phương pháp điều trị chủ yếu cho cơn gút cấp tính. Chúng giúp giảm đau và viêm do tinh thể axit uric gây ra, mặc dù không ảnh hưởng đến lượng axit uric trong cơ thể. Các NSAID như Naproxen, Indomethacin, và Sulindac,có thể được kê đơn hoặc mua OTC, ngăn chặn cơn cấp tính. Tuy nhiên, chúng chỉ hiệu quả trong thời gian ngắn và có nguy cơ tác dụng không mong muốn đối với hệ tiêu hóa, gan, thận, và tim mạch.

Thuốc Colchicine: Colchicine uống theo toa, là lựa chọn khác để điều trị gút và các viêm khớp liên quan. Có hiệu quả cao trong việc giảm triệu chứng cơn gút cấp tính trong 36 giờ. Nó cũng có thể được dùng với liều lượng thấp như một biện pháp dự phòng. Tuy nhiên, cần chú ý đến tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, và đau bụng.

Mách bạn cách chữa bệnh gút ở chân hiệu quả 3Thuốc trị gút cấp tính là lựa chọn được dùng nhiều để điều trị gút

Nhóm thuốc Corticosteroid: Khi NSAID và Colchicine không hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn corticosteroid, như Prednisone, uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp. Chúng có thể giảm đau nhanh chóng, nhưng tác dụng phụ là rủi ro, do đó chỉ sử dụng khi cần thiết và theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc giảm axit uric máu trị gút mạn tính

Ngược lại với thuốc chống viêm, thuốc giảm axit uric máu có thể được sử dụng lâu dài để giảm nghiêm trọng của các cơn viêm cấp tính và nguy cơ biến chứng. Mục tiêu nồng độ axit uric máu là dưới 300 umol/l (5mg/dl) cho những người đã có tophi và dưới 360 umol/l (6mg/dl) cho những người chưa có tophi.

Khi sử dụng liệu pháp hạ axit uric máu, không nên bắt đầu ngay trong cơn gút cấp tính. Tuy nhiên, nếu đang sử dụng thuốc này và gặp cơn gút, không nên ngừng sử dụng. Có ba loại chính của thuốc điều trị gút mạn tính:

Lựa chọn loại thuốc phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể và hướng dẫn của bác sĩ.

Thay đổi lối sống

Có một lối sống khoa học, khoẻ mạnh góp phần giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gout:

Cách chữa bệnh gút ở chân bạn nên biết 4Hạn chế ăn đồ ăn nhiều đạm đạm như thịt chó, nội tạng,...

Trong số các cách chữa bệnh gút ở chân, việc áp dụng những biện pháp hỗ trợ và điều chỉnh lối sống có tác dụng kiểm soát triệu chứng và nguy cơ tái phát. Sự kết hợp giữa chế độ ăn lành mạnh, việc duy trì trọng lượng cơ thể ổn định, và tuân thủ đúng quy trình điều trị do bác sĩ chỉ định có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh gút.

Link nội dung: https://pmil.edu.vn/cach-tri-gut-a19943.html