10 bệnh xương khớp thường gặp nhất

Sụn khớp và xương dưới sụn là những phần dễ bị tổn thương và dẫn đến những bệnh xương khớp phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ khái quát về triệu chứng và cách điều trị của 10 bệnh xương khớp thường gặp để bạn hiểu rõ hơn cũng như có biện pháp bảo vệ từ sớm.

Thoái hóa khớp gối là một trong số các bệnh về xương khớp nhiều người mắc nhất hiện nay

Thoái hóa khớp gối là một trong số các bệnh về xương khớp nhiều người mắc nhất hiện nay

Cấu trúc của hệ vận động cơ - xương - khớp

Hệ vận động cấu thành từ cơ - xương - khớp, thực hiện nhiệm vụ chuyển động của cơ thể. Trong đó, sụn khớp và xương dưới sụn là những thành phần quan trọng và dễ bị ảnh hưởng, làm biến đổi cấu trúc và liên quan đến các bệnh xương khớp.

Người trưởng thành có khoảng 206 chiếc xương, được chia thành 4 loại chính gồm: xương dài (xương cánh tay, xương cẳng cân, xương đùi, …), xương ngắn (xương cổ chân, cổ tay, xương đốt sống,…); xương dẹt (xương bả vai, cánh chậu, xương sọ) và xương hình bất định (xương hàm trên, xương thái dương, xương ở nền sọ). Các phần này tạo thành một bộ xương hoàn chỉnh nâng đỡ cơ thể.

Khớp xương là phần tiếp giáp giữa các đầu xương để tạo thành một hệ thống xương, gồm các loại chính là khớp bất động (khớp giữa xương đỉnh và xương trán, giữa xương đỉnh và xương thái dương, giữa xương liên hàm và xương hàm trên,…), khớp bán động (khớp háng, khớp mu, khớp giữa thân đốt sống…) và khớp động (thường nằm ở các chi).

Trong bài viết này, ta sẽ phân tích chủ yếu là các bệnh lý về xương và khớp động, bởi bệnh lý tại khớp động là bệnh lý phổ biến nhất trong các bệnh về cơ xương khớp. Cấu tạo của khớp động có thể khác nhau ở nhiều vị trí nhưng thường gồm những phần chính là:

10 bệnh xương khớp phổ biến

Dưới đây là những bệnh về xương khớp phổ biến nhất và những đặc điểm chung của các bệnh lý này.

1. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương, xuất hiện các phản ứng viêm cùng với giảm chất lượng dịch khớp. Đây là một bệnh lý mãn tính và không thể chữa khỏi hoàn toàn, thường diễn ra ở những người lớn tuổi (từ khoảng sau 40 tuổi) do quá trình lão hóa tự nhiên.

Phụ nữ có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn nam giới do trải qua giai đoạn sinh nở và thay đổi nội tiết tố thời kỳ tiền mãn kinh - mãn kinh. Việc áp dụng các phương pháp điều trị đúng cách sẽ giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh.

2. Viêm khớp

Viêm khớp là tình trạng viêm, sưng, nóng đỏ, đau rát ở một hoặc nhiều khớp trên cơ thể. Viêm khớp thường diễn ra do quá trình lão hóa, sụn khớp và xương dưới sụn bị mài mòn, nhiễm trùng, chấn thương, di truyền,…

Viêm khớp có thể diễn ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở những người lớn tuổi. Theo số liệu từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), tỷ lệ mắc bệnh là 7,3% với người ở độ tuổi 18 đến 44; 30,3% ở độ tuổi 45 đến 64; và 49,3% ở độ tuổi trên 65 tuổi. Ngoài ra, phụ nữ cũng có xu hướng bị viêm khớp nhiều hơn nam giới.

Tình trạng viêm khớp thường rất khó điều trị dứt điểm và có nguy cơ tái phát cao, nên người bệnh cần kiên trì trong thời gian dài để hạn chế các triệu chứng của bệnh lý này hiệu quả hơn.

3. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn mạn tính có tổn thương viêm khớp, diễn ra do hệ thống miễn dịch bị rối loạn và bắt đầu tấn công bao hoạt dịch. Bệnh lý này có thể diễn ra ở nhiều khớp và các mô, cơ quan khác của cơ thể.

Tại Việt Nam, tình trạng này diễn ra phổ biến ở phụ nữ trung niên từ 30 - 60 tuổi, chiếm đến 70 - 80%. Hiện nay, nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được nhận biết một cách hoàn thiện, nhưng các nhà khoa học cho thấy bệnh lý này có liên quan đến yếu tố di truyền.

Một trong những dạng viêm thấp khớp đặc trưng là viêm cột sống dính khớp, diễn ra ở khớp cùng chậu, cột sống và các khớp ở chi dưới và có xu hướng gây dính khớp, đi kèm với viêm các điểm bám gân. Hơn 90% người mắc phải tình trạng này có chứa kháng nguyên HLA-B27 là một loại kháng nguyên bạch cầu đặc trưng có thể tự miễn dịch và gây viêm tự động.

4. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng và chèn ép vào các rễ thần kinh. Bệnh lý này thường diễn ra do di truyền, quá trình thoái hóa, chấn thương, tư thế sai,…

Thoát vị đĩa đệm diễn ra phổ biến ở đốt sống cổ và thắt lưng. Những triệu chứng thường gặp là xuất hiện các cơn đau nhức âm ỉ kéo dài trong 1 - 2 tuần và tăng dần tần suất và mức độ đau theo thời gian; tê ở vùng cổ lan đến vai, cánh tay hoặc tê ở thắt lưng và có thể lan đến mông, chân.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép vào các rễ thần kinh

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép vào các rễ thần kinh

Thoát vị đĩa đệm có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh và rất khó chữa trị hoàn toàn. Các nhân nhầy sau khi thoát ra khỏi cơ thể sẽ khiến cột sống suy yếu hơn, làm thay đổi dáng đứng và gây teo cơ, vẹo cột sống.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép vào các rễ thần kinh

5. Lupus ban đỏ hệ thống

Đây cũng là một dạng bệnh xương khớp, thường được gọi tắt là lupus, diễn ra do rối loạn hệ thống miễn dịch và khiến các mô lành trong cơ thể bị tấn công. Bệnh lupus sẽ gây viêm mạn tính ở nhiều bộ phận trên cơ thể như khớp xương, da, tim, phổi, thận, não, tế bào máu,…

Bệnh lý này sẽ gây ra các triệu chứng đau cơ, nhức mỏi khớp, cứng khớp và phù nề. Biểu hiện rõ ràng nhất thường xuất hiện trên da và càng nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc với ánh sáng. Bệnh lupus có thể được điều trị bằng thuốc và thường ít hủy hoại khớp hay làm giảm khả năng vận động.

6. Loãng xương

Loãng xương là tình trạng suy giảm mật độ xương, hủy hoại cấu trúc khiến xương xốp và mỏng hơn bình thường, làm giảm khả năng chống đỡ và chịu lực của xương và làm tăng nguy cơ gãy xương.

Loãng xương thường diễn ra do quá trình lão hóa, một số loại thuốc điều trị các bệnh lý khác, rối loạn nội tiết tố. Phụ nữ có thể mất từ 1 - 3% xương mỗi năm sau khi bước vào giai đoạn mãn kinh 5 - 10 năm.

7. Bệnh gout

Bệnh lý này diễn ra do sự lắng đọng tinh thể muối urat hoặc tinh thể acid uric, gây đau nhức và viêm khớp. Bệnh gout thường xảy ra ở nam giới, đặc biệt là từ sau 40 tuổi

Những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý này là sự giảm bài tiết acid uric do bệnh về thận, sử dụng thuốc,…; tăng sản xuất acid uric do sử dụng nhiều các loại thịt đỏ như thịt bò, dê, cừu,…; và một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ khác như di truyền, tuổi tác.

8. Gãy xương

Bệnh xương khớp này chỉ tình trạng mất tính liên tục của xương, thường diễn ra do chấn thương hoặc bệnh lý. Gãy xương gồm hai dạng chính là gãy xương hoàn toàn và gãy xương không hoàn toàn.

9. Gai cột sống

Gai cột sống là sự xuất hiện các gai xương phát triển ra thêm ở điểm giao nhau giữa các đốt sống. Đây là một diễn tiến của bệnh thoái hóa cột sống, viêm cột sống mạn tính, chấn thương hoặc tích tụ canxi ở dây chằng và gân tiếp xúc với đốt sống. Gai cột sống thường xuất hiện ở các vị trí như đốt sống cổ, cột sống lưng.

Tình trạng gai cột sống có thể gây đau nhức, đặc biệt là khi vận động và nếu không được điều trị kịp thời các gai xương có thể phát triển và chèn ép vào các dây thần kinh, gây tê bì, cứng khớp, ảnh hưởng đến khả năng vận động.

10. Ung thư xương

Ung thư xương là sự hình thành những khối u ác tính phát triển mạnh và cạnh tranh với các mô xương lành, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh xương khớp

Khi chẩn đoán các bệnh xương khớp, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng để kiểm tra các dấu hiệu, mức độ đau nhức của người bệnh. Một số xét nghiệm hình ảnh sẽ được tiến hành để kiểm tra chính xác hơn tình trạng xương khớp là:

Chụp X-quang là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến để kiểm tra các bệnh xương khớp

Chụp X-quang là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến để kiểm tra các bệnh xương khớp

Phương pháp điều trị các bệnh về xương khớp

Tùy vào mỗi loại bệnh xương khớp và mức độ nghiêm trọng mà các phương thức điều trị có thể khác nhau. Một số hình thức thường được bác sĩ tư vấn áp dụng để cải thiện các bệnh xương khớp gồm:

Cách phòng ngừa bệnh xương khớp

Các bệnh xương khớp thường phải điều trị trong thời gian dài và việc phục hồi hoàn toàn tương đối khó khăn. Do đó, bạn cần có biện pháp phòng ngừa để hạn chế các yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh xương khớp:

Vận động thể chất là phương pháp hạn chế các bệnh xương khớp hiệu quả

Vận động thể chất là phương pháp hạn chế các bệnh xương khớp hiệu quả

Bổ sung dưỡng chất chuyên biệt cho xương khớp

Để hỗ trợ bảo vệ xương khớp toàn diện hơn, bạn cũng cần bổ sung những dưỡng chất chuyên biệt đã được nghiên cứu, chứng minh có khả năng hỗ trợ quá trình nuôi dưỡng, tái tạo sụn khớp và kháng viêm tự nhiên. Hiện nay, viên uống JEX thế hệ mới đến từ Mỹ với thành phần chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, nổi bật với bộ dưỡng chất Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide thủy phân, Turmeric Root,… là một trong số ít những sản phẩm đáp ứng được tất cả các tiêu chí này.

Bổ sung ngay 2 viên JEX thế hệ mới mỗi ngày để hỗ trợ làm chậm sự phát triển các bệnh xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp,…; giúp tái tạo sụn khớp để phục hồi tổn thương và hỗ trợ kháng viêm; giảm đau nhức xương khớp hiệu quả.

Hỗ trợ làm chậm sự phát triển của các bệnh xương khớp và giảm đau nhức an toàn cùng viên uống JEX thế hệ mới - XEM CHI TIẾT

Hỗ trợ làm chậm sự phát triển của các bệnh xương khớp và giảm đau nhức an toàn cùng viên uống JEX thế hệ mới - XEM CHI TIẾT

Tìm hiểu về đặc điểm của các bệnh xương khớp giúp bạn kịp thời phát hiện và có biện pháp điều trị thích hợp. Ngoài việc tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn cần chủ động phòng ngừa các yếu tố gây áp lực cho xương khớp và bổ sung các dưỡng chất từ thiên nhiên hỗ trợ sụn khớp, xương dưới sụn.

Các câu hỏi thường gặp về bệnh xương khớp

1. Bệnh xương khớp do nguyên nhân nào gây ra?

Những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về xương khớp bao gồm:

2. Những triệu chứng thường gặp của bệnh xương khớp là gì?

Để nhận biết từ sớm một số bệnh xương khớp mãn tính, bạn nên lưu ý những triệu chứng sau để kịp thời thăm khám và điều trị:

Nếu phát hiện dấu hiệu của các bệnh về xương khớp, bạn cần đến các cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra nhằm phát hiện chính xác bệnh lý đang mắc phải.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

Bạn có thể xem thêm:

Link nội dung: https://pmil.edu.vn/benh-ly-co-xuong-khop-a19814.html