Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, cân bằng sự sống của cơ thể con người. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về bộ phận này, dẫn đến việc không bảo vệ và chăm sóc gan tốt nhất. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn biết gan nằm ở vị trí nào, cấu tạo và chức năng của gan.
Vị trí, khối lượng và kích thước
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất của cơ thể, nằm ở vị trí giữa ổ bụng, dưới lồng ngực, phía bên tay phải và tiếp giáp với nhiều bộ phận khác của cơ thể.
Khối lượng gan nặng từ 1,4 - 1,8 kg đối với nam và 1,2 - 1,4 kg đối với nữ, nếu cộng thêm lượng máu trong gan là 800 - 900 ml thì gan sẽ nặng trung bình 2,3 - 2,4 kg.
Gan có kích thước bề ngang dài 25 - 28 cm, bề trước sau rộng 16 - 20 cm, chiều cao (độ dày) từ 6 - 8 cm.
Hình thể ngoài của gan
Hình thể của gan gồm 2 mặt: mặt hoành lồi và mặt tạng phẳng, ranh giới phía trước là bờ dưới còn ranh giới phía sau không rõ. Hình thể của gan sẽ có sự thay đổi so với bình thường tùy vào thể trạng của từng người.
Mặt hoành tạo cho gan những đường cong chia gan thành 4 phần: phần trên, phần dưới, phần phải và phần sau.
Mặt tạng và bờ dưới sẽ hướng xuống dưới, ra sau và sang trái, mang vết ẩn của nhiều tạng liền kề nên mặt tạng không đều
Gan có 4 thùy: thùy phải, thùy trái, thùy vuông và thùy đuôi được chia bởi 2 rãnh dọc và 1 rãnh ngang hình chữ H.
Bờ dưới của gan rõ và sắc chạy từ phải sang trái, giữa phần trước của mặt hoành và mặt tạng, gồm 2 khuyết: khuyết dây chằng tròn và khuyết túi mật.
Cấu tạo bên trong
Gan được cấu tạo bởi bao gan, mô gan, mạch máu và đường mật trong gan:
Bao thanh mạc là lá tạng lớp phúc mạc bọc bên ngoài gan
Bao xơ dính chặt vào bao thanh mạc ở ngoài và nhu mô gan ở trong
Tế bào gan, mạch máu và đường mật trong gan tạo nên mô gan
Gan được giữ ở vị trí cố định nhờ hệ thống tĩnh mạch và dây chằng bao gồm: tĩnh mạch chủ dưới, dây chằng vành, dây chằng hoành gan, dây chằng tam giác phải và trái, dây chằng liềm.
Chức năng dự trữ của gan
Ngoài việc cung cấp năng lượng cho cơ thể, gan còn đảm nhiệm chức năng dự trữ vitamin và khoáng chất như vitamin A,B,C,D,E, sắt và đồng.
Chức năng chuyển hóa của gan
Chuyển hóa glucid: được thực hiện thông qua quá trình tổng hợp glycogen dự trữ cho cơ thể và tăng phẩn giải glycogen để cung cấp cho cơ thể.
Chuyển hóa lipid: Khi các axit béo đến gan sẽ được tổng hợp thành triglyceride, phospholipid, cholesterol ester sau đó từ các chất này gan sẽ tạo lipoprotein rồi vận chuyển đến các tế bào khắp cơ thể.
Chuyển hóa protid: Gan dự trữ protein dưới dạng protein enzyme và protein chức năng, các protein phân giải thành axit amin vào máu rồi cung cấp cho tế bào trong cơ thể.
Chức năng chống độc, thải độc
Gan được ví von như hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố độc hại nhờ khả năng chống độc và thải độc. Cơ chế chống độc của gan như sau:
Giữ lại kim loại nặng như chì, đồng, thủy ngân… và thải ra ngoài
Biến các chất độc thành chất không độc hoặc ít độc tố hơn bằng các phản ứng hóa học rồi thải ra ngoài theo đường mật hoặc đường thận
Chức năng tạo mật
Mật được gan sản xuất ra, trung bình một ngày gan bài tiết 1 lít mật để nhũ tương hóa lipis và hấp thu vitamin tan trong dầu. Sau đó các ống dẫn mật sẽ đưa mật chảy xuống dự trữ ở túi mật, cô đặc túi mật và xuống tá tràng khi tiêu hóa.
Viêm gan A, B, C, D, E
Gan chịu tổn thương khi bị tẩn công bởi các virus gây viêm gan như A, B, C, D, E. Đặc biệt bệnh viêm gan B khá phổ biến và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như ung thư gan hay xơ gan.
Bệnh gan do rượu, thuốc, hóa chất
Những đối tượng lạm dụng đồ uống kích thích như rượu bia, uống thuốc không theo kê đơn sẽ dễ mắc phải bệnh gan nhiễm mỡ, xơ gan
Bệnh gan tự miễn
Bao gồm viêm gan tự miễn, xơ gan ứ mật nguyên phát và viêm đường mật xơ hóa nguyên phát.
Bệnh gan do di truyền
Các loại bệnh gan do di truyền bao gồm Hemochromatosis, Bệnh Wilson, Thiếu hụt men Alpha - 1 Antitrypsin
Bệnh u gan và ung thư gan
Ung thư gan do viêm gan
hoặc lạm dụng rượu, bia quá mứcUng thư ống mật do các khối u ác tính tấn công
U tuyến tế bào gan hiếm gặp, bệnh biến chứng từ u phát triển thành ung thư
Thực phẩm không nên ăn (sữa, rượu bia, thuốc lá, đường, hóa chất...)
Thực phẩm nên ăn (selen, nước em rau quả, trái cây: cải xoăn, bông cải xanh, củ cải, cà rốt, táo...)
Dùng thuốc dung cách, đúng liều lượng theo sự hướng dẫn của bác sĩ
Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su
Hạn chế tiếp xúc với máu và dịch cơ thể của người nhiễm bệnh
Khám sức khỏe định kỳ
thường xuyên 6 tháng/ lầnTăng cường vận động, tập thể dục đều đặn
Đăng kí nhận ưu đãi khám sàng lọc bệnh lí về Gan TẠI ĐÂY:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.
Link nội dung: https://pmil.edu.vn/gan-nam-o-dau-a18708.html