Blog của Lê Văn Luật

Nhiều bạn học kế toán thắc mắc rằng Nợ và Có trong kế toán có nghĩa là gì? Cũng nhiều bạn trả lời đó là qui ước, cứ vô tư mà chấp nhận đi! Có ai hỏi: Tại sao cái đũa lại gọi là “cái đũa” mà không gọi là “cái muỗng”? Có ai hỏi Tại sao con người lại gọi là “con người” mà không gọi là “con…”?

Cũng đã có nhiều người bàn về hai chữ Nợ và Có trong kế toán. Tuy nhiên nội dung trong [1] theo tôi dễ chấp nhận nhất (logic nhất).

Luca Pacioli (1446-1517) được coi là cha đẻ của kế toán hiện đại kể từ khi ông xuất bản quyển “The Collected Knowledge of Arithmetic, Geometry, Proportion and Proportionality” (tạm dịch là: Tổng hợp kiến thức về số học, hình học, tỷ lệ và tính cân đối”) năm 1494. Trong quyển sách này ông đã nêu lên khái niệm kế toán kép (double-entry accounting) và hai từ nợ, có.

Luca Pacioli tách biệt giữa chủ sở hữu doanh nghiệp và bản thân doanh nghiệp. Doanh nghiệp mới là một thực thể trong thị trường (thực thể tồn tại trong môi trường kinh doanh). Cần lưu ý rằng chủ sở hữu doanh nghiệp là những người bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp, tức là các nhà đầu tư, bao gồm tất cả các cổ đông.

Luca Pacioli dùng từ La-tinh debere (viết tắt là dr) với nghĩa là “nợ” và credre (viết tắt là cr) với nghĩa là “có”. Sau này trong các tài liệu tiếng Anh dùng Debit (nợ) thay cho Debere và Credit (có) thay cho Credre nhưng vẫn viết tắt theo cách cũ là Dr và Cr.

Cũng có cách lý giải khác: DR là “Debit Record” (ghi chép nợ) và CR là “Credit Record” hay DR viết tắt của “Debitor” (người nợ), còn CR viết tắt của “Creditor” (người cho vay) [2] tuy nhiên cách lý giải này có vẻ hơi vô lý vì không có căn cứ rõ ràng.

Theo [3]: - Từ Credere có nghĩa là “to entrust” /in´trʌst/ - giao phó, ủy thác - Từ Debere có nghĩa là “to owe” /ou/ - nợ, hàm ơn, có được cái gì nhờ người khác

Một trong các giả thuyết cơ bản của Luca Pacioli về môi trường kinh tế (trong đó doanh nghiệp tồn tại) là một môi trường đóng với ý nghĩa là tiền không tự sinh ra và không tự mất đi. Như vậy khi A bỏ ra một lượng tiền M để đầu tư thì chắc chắn phải có B nào đó nhận lượng tiền M đó, ngược lại, khi B nhận một lượng tiền M thì chắc chắn phải có A nào đó chi ra lượng tiền này. Đây chính là nguồn gốc của khái niệm kế toán kép.

Từ lý luận trên, Luca Pacioli cho rằng:

- Khi A đầu tư (entrust) vào B một lượng tiền M thì: A đang CÓ ở B lượng tiền M và B đang NỢ A lượng tiền tương ứng.

- Hay nói cách khác: B nhận tiền vào thì B đang NỢ, A chi tiền ra thì A đang CÓ.

Tài sản là những gì đang tồn tại trong doanh nghiệp, nguồn vốn là nguồn hình thành nên các tài sản của doanh nghiệp. Nói cách khác, các tài khoản tài sản thể hiện bản thân doanh nghiệp còn các tài khoản nguồn vốn thể hiện các đối tượng bên ngoài (chủ sở hữu, các tổ chức tài chính).

ptketoan

Do đó:

- Khi tài sản tăng, doanh nghiệp nhận tải sản nên doanh nghiệp NỢ các đối tượng bên ngoài (nhà đầu tư, tổ chức tài chính).

- Khi nguồn vốn tăng, các đối tượng bên ngoài tăng lượng đầu tư ở doanh nghiệp nên ở doanh nghiệp.

[1] Basic Accounting Concepts 2 - Debits and Credits tại http://basicaccountingconcepts.wordpress.com/basic-accounting-concepts-2-debits-and-credits/ [2] Why do accountants use debits and credits instead of simple pluses and minuses? Why is the notation for a debit “DR”? tại http://www.investopedia.com/ask/answers/04/072304.asp [3] Debits and Credits - Accounting tại http://cnx.org/content/m20547/latest/

Link nội dung: https://pmil.edu.vn/no-va-co-trong-tieng-anh-a13363.html