Ý nghĩa công suất điện và cách tính công suất điện tiêu thụ chi tiết nhất

Công suất điện là gì?

Công suất điện là gì? Công suất điện của một đoạn mạch là điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ được trong một đơn vị thời gian.

Công suất điện tiêu thụ có trị số bằng điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trên một đơn vị thời gian. Ngoài ra, công suất tiêu thụ điện còn được tính bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.

Công suất điện được ký hiệu là P, và có đơn vị đo là W.

Ngoài đơn vị đo W, công suất điện còn được đo bằng đơn vị kW và kVA. Cả hai đều là đơn vị để chỉ công suất, tuy nhiên trong nhiều trường hợp chúng sẽ không giống nhau.

Công suất điện. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giá trị của công suất điện thể hiện điều gì?

Giá trị của công suất điện thể hiện tốc độ tiêu thụ điện của một thiết bị điện. Cụ thể, công suất càng lớn thì thiết bị càng tiêu thụ nhiều điện.

Hơn thế nữa, giá trị của công suất điện có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng và quản lý điện năng. Bằng cách biết được công suất của các thiết bị điện, chúng ta có thể tính toán được lượng điện năng tiêu thụ của các thiết bị đó trong một thời gian nhất định. Điều này giúp chúng ta có kế hoạch sử dụng điện hợp lý, tiết kiệm điện năng và chi phí tiền điện.

Ngoài ra, giá trị của công suất điện cũng có ý nghĩa trong việc thiết kế và lắp đặt hệ thống điện. Khi thiết kế hệ thống điện, cần phải tính toán công suất của các thiết bị điện để đảm bảo hệ thống điện có thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện của các thiết bị đó.

Công suất định mức của các dụng cụ điện

Công suất định mức là số oát được ghi trên các dụng cụ hay thiết bị điện.

Số vôn và số oát trên các dụng cụ điện

Ở mỗi thiết bị điện gia dụng hằng ngày, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy trên tất cả các thiết bị đó đều có ghi số vôn và số oát.

Ví dụ: Trên bóng đèn điện có ghi 220V - 25W có nghĩa là, khi dòng điện có hiệu điện thế 220V đi qua bóng đèn thì công suất tiêu thụ điện năng của bóng đèn chiếu sáng là 25W.

Trên các thiết bị điện như bóng đèn sẽ ghi các chỉ số công suất và hiệu điện thế. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ý nghĩa công suất ghi trên mỗi dụng cụ điện

Công suất định mức của một số dụng cụ điện thường dùng hằng ngày. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Công thức tính công suất điện

Dưới đây là công thức tính công suất điện ở ba trường hợp khác nhau, gồm công suất điện tiêu thụ các thiết bị điện, dòng điện xoay chiều và điện 3 pha.

Công thức tính công suất điện tiêu thụ các thiết bị điện

Thông thường, công suất của các thiết bị điện sẽ được thể hiện đầy đủ cụ thể trên tem hay nhãn năng lượng. Tuy nhiên, công suất của thiết bị sẽ bị thay đổi qua một thời gian sử dụng do hiệu năng bị giảm đi. Để xác định công suất thiết bị lúc này, bạn có thể áp dụng công thức công suất điện sau:

P = A/t = U.I

Trong đó:

Từ công thức trên, ta có thể tính năng được các thiết bị điện tiêu thụ điện năng là bao nhiêu. Qua đó, dễ dàng chọn được các thiết bị điện phù hợp với nhu cầu sử dụng điện của gia đình mình và giúp tiết kiệm được chi phí. Bên cạnh đó, các xưởng sản xuất, nhà máy sẽ có được cách sử dụng hợp lý.

Công thức tính công suất dòng điện xoay chiều

Tính công suất tiêu thụ của dòng điện sẽ giúp bạn nắm được mức điện năng tiêu thụ của các thiết bị điện khác nhau. Trong trường hợp:

P = U.Icos(φu- φi) = UIcosφ​

Trong đó:​

Tính công suất điện năng tiêu thụ của mạch điện xoay chiều sẽ được tính giống với mạch điện của dòng điện không đổi:

W = P*t​

Trong đó:​

Hiện nay để đo điện năng tiêu thụ của tất cả các thiết bị điện trong mạch điện xoay chiều, người ta thường sử dụng công tơ điện. Lúc này, điện năng tiêu thụ được tính theo đơn vị là kWh (số điện):

1 số điện = 1kWh = 1000 (W).3600 (s) = 3.600.000 (J).

Công thức tính công suất điện 3 pha

Đây là dòng điện được sử dụng rất nhiều trong các nhà máy, xí nghiệp, đòi hỏi việc vận hành các máy móc thiết bị vô cùng phức tạp. Dòng điện 3 pha cho hiệu năng sử dụng cao và mạnh hơn rất nhiều so với dòng điện sử dụng phổ biến tại gia đình.

Có 2 công thức tính công suất dòng điện 3 pha, gồm:

Cách 1:

P= U.Icosφ​

Trong đó:

Công thức này tương tự với công thức công suất của mạch tuy nhiên vẫn có một chút thay đổi. Điểm khác biệt nằm ở giá trị I là cường độ dòng điện qua mỗi tải và cosφ​ là hệ số công suất qua mỗi tải.

Cách 2:

Ở công thức này có sự khác biệt vì có thêm yếu tố thời gian dòng điện đi qua tải.

P = (U1*I1 + U2*I2 + U3*I3) * H

Trong đó:

Xem thêm:

  1. Lý thuyết & bài tập sự nhiễm từ của sắt thép - Nam châm điện hay nhất (Lý 9 bài 25)
  2. Công suất là gì? Tổng hợp lý thuyết và bài tập thực hành về công suất

Một số bài tập công suất điện

Dưới đây là một số bài tập ứng dụng công thức công suất tiêu thụ điện năng mà bạn có thể tham khảo và tự luyện tại nhà:

Bài 1: Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính công suất tiêu thụ điện năng P của đoạn mạch được mắc vào hiệu điện thế U, dòng điện chạy qua đó có cường độ I và điện trở nó là R?

  1. P = U.I

  2. P = U/I

  3. P = U^2/R

  4. P = I^2.R

Lời giải:

=> Chọn B. P = U/I vì công suất tiêu thụ điện năng P = U.I =I^2.R= U^2/R nên đáp án B sai.

Bài 2: Hãy chọn câu đúng.

Hệ số công suất trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp với ZL = Zc:

  1. bằng 0

  2. bằng 1

  3. phụ thuộc R

  4. phụ thuộc Zc/ZL

Lời giải:

Mạch RLC mắc nối tiếp có ZL = ZC

Mạch cộng hưởng nên Cos∅ = R/Z = R/R = 1

=> Chọn đáp án B

Bài 3: Trên một bóng đèn có ghi 12V - 6W

a) Cho biết ý nghĩa của các số ghi này

b) Tính cường độ định mức của dòng điện chạy qua đèn

c) Tính điện trở của đèn khi đó

Lời giải:

a) Số 12V cho biết hiệu điện thế định mức cần đặt vào hai đầu bóng đèn để đèn sáng bình thường.

Số 6W cho biết công suất định mức của đèn.

b) Cường độ định mức của dòng điện chạy qua đèn là:

Ta có: P = U.I ⇒ I = P/U = 6/12 = 0.5A

c) Điện trở của đèn khi đó là: R = U^2/P= 12^2/6 = 24Ω

Bài 4: Có trường hợp, khi bóng đèn bị đứt dây tóc, ta có thể lắc cho hai đầu dây tóc ở chỗ bị đứt dính lại với nhau và có thể sử dụng bóng đèn này thêm một thời gian nữa. Hỏi khi đó công suất và độ sáng của bóng đèn lớn hơn hay nhỏ hơn so với trước khi dây tóc bị đứt? Vì sao?

Lời giải:

Khi bị đứt và được nối dính lại thì dây tóc của bóng đèn ngắn hơn trước nên điện trở của dây tóc nhỏ hơn trước. Trong khi đó, hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc vẫn như trước nên công suất P = U^2/R sẽ lớn hơn. Do vậy đèn sẽ sáng hơn so với trước.

Bài 5: Trên một nồi cơm điện có ghi 220V - 528W

a) Tính cường độ định mức của dòng điện chạy qua dây nung của nồi

b) Tính điện trở dây nung của nồi khi nồi đang hoạt động bình thường

Lời giải:

a) Cường độ định mức của dòng điện chạy qua dây nung của nồi là:

Ta có: P = UI ⇒ I = P/U = 528/220 = 2,4A

b) Điện trở của dây nung khi nồi đang hoạt động bình thường là:

R = U/I = 220/2,4 = 91,7Ω

Bài viết trên đã tổng hợp những định nghĩa, ý nghĩa cũng như công thức tính công suất điện. Hy vọng rằng, thông qua những kiến thức trong bài viết, bạn có thể hiểu và áp dụng được nhiều trong đời sống hàng ngày của mình. Monkey cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết.

Link nội dung: https://pmil.edu.vn/cong-suat-dien-la-gi-a12924.html