Công thức tính lương giáo viên chi tiết, dễ hiểu

Theo Nghị định mới nhất năm 2023 của Chính phủ về việc tăng mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức trong đó có nghề giáo. Việc điều chỉnh mức lương lần này dẫn đến cách tính lương và đặc biệt là thu nhập của giáo viên cũng thay đổi rõ rệt. Vậy cụ thể công thức tính lương của giáo viên mới nhất như thế nào? Bài viết hôm nay Liên Việt sẽ chia sẻ chi tiết, dễ hiểu từng bước tính toán lương để bạn có thể nắm rõ hơn về quyền lợi của mình.

Công thức tính lương cho giáo viên các cấp chi tiết nhất
Công thức tính lương cho giáo viên các cấp chi tiết nhất

>>> Xem thêm: Hệ số lương của giáo viên là gì?

1 Công thức tính lương giáo viên

Theo quy định hiện hành, ta có công thức tính lương chung của giáo viên như sau:

Lương giáo viên = Mức lương cơ sở x hệ số lương hiện hưởng+ phụ cấp - tiền đóng bảo hiểm

Trong đó:

Từ cách tính toán nêu trên, nội dung tiếp theo Liên Việt sẽ cùng bạn đi tìm hiểu sâu hơn về công thức tính lương cho giáo viên các cấp. Cụ thể:

>>> Xem ngay: Lương giảng viên đại học bao nhiêu?

2 Công thức tính lương giáo viên mầm non

Cách tính lương của giáo viên mầm non sẽ dựa theo hệ số lương và các khoản phụ cấp dành riêng cho đối tượng này

Căn cứ pháp lý:

Lương hàng tháng của giáo viên mầm non có thể nhận là bao nhiêu?
Lương hàng tháng của giáo viên mầm non có thể nhận là bao nhiêu?

Ví dụ điển hình:

Cô Hoàng Thanh Mai hiện đang là giáo viên mầm non hạng 2, bậc 3, hệ số lương 3,00 và đã công tác được 05 năm tại một trường công lập của huyện ở đồng bằng. Vậy tiền lương mỗi tháng cô Mai sẽ nhận được sẽ là:

- Phụ cấp ưu đãi = 1.800.000 * 3,00 * 35% = 1.890.000 đồng.

- Phụ cấp thâm niên = 1.800.000 * 3,00 * 5% = 270.000 đồng.

- Khấu trừ bảo hiểm = (1.800.000 * 3,00 + 270.000) * 10,5% = 595.350 đồng.

=>> Tổng tiền lương = 1.800.000 * 3,00 + 1.890.000 + 270.000 - 595.350 = 6.964.650 đồng.

>>> Tham khảo: Bảng lương giáo viên THPT (cấp 3) từ 1/7/2023 bao nhiêu?

3 Công thức tính lương giáo viên tiểu học (cấp 1)

Giáo viên cấp 1 sẽ hưởng các chính sách phụ cấp và hệ số lương dựa theo:

Công thức tính số tiền lương một giáo viên tiểu học
Công thức tính số tiền lương một giáo viên tiểu học

Ví dụ minh họa:

Thầy Nguyễn Minh Anh là giáo viên cấp 1 đã giảng dạy được 07 năm tại một trường học ở quần đảo Hoàng Sa. Chức danh nghề nghiệp được nâng lên hạng 2, bậc 5, hệ số lương 5,36. Khi đó, số tiền lương hàng tháng phải trả cho thầy Anh gồm:

- Phụ cấp ưu đãi = 1.800.000 * 5,36 * 50% = 4.824.000 đồng.

- Phụ cấp thâm niên = 1.800.000 * 5,36 * 7% = 675.360 đồng.

- Khấu trừ bảo hiểm = (1.800.000 * 5,36 + 675.360) * 10,5% = 1.083.952 đồng.

=>> Tiền lương thầy giáo thực nhận = 1.800.000 * 5,36 + 4.824.000 + 675.3600 - 1.083.952 = 14.063.400 đồng.

>>> Xem ngay: Thông tin về Lương giáo viên tiểu học 2024 mới nhất

4 Công thức tính lương giáo viên THCS (cấp 2)

Căn cứ pháp lý:

Công thức tính lương cho giáo viên trung học cơ sở theo quy định mới
Công thức tính lương cho giáo viên trung học cơ sở theo quy định mới

Ví dụ minh họa:

Thầy Hoàng Văn An hiện đang dạy tại trường cấp 2 ở một xã thuộc vùng núi khu vực III được 04 năm, giáo viên hạng 3, bậc 3 và có hệ số lương 3,00. Vậy công thức tính lương cho giáo viên THCS này như nào?

- Phụ cấp ưu đãi = 1.800.000 * 3,00 * 35% = 1.890.000 đồng.

- Phụ cấp thu hút = 1.800.000 * 3,00 * 70% = 3.780.000 đồng.

- Khấu trừ bảo hiểm = 1.800.000 * 3,00 * 10,5% = 567.000 đồng.

=>> Tổng lương = 1.800.000 * 3,00 + 1.890.000 +3.780.000 - 567.000 = 10.503.000 đồng.

5 Công thức tính lương giáo viên THPT (cấp 3)

Căn cứ pháp lý:

Lương giáo viên THPT nhận về là bao nhiêu?
Lương giáo viên THPT nhận về là bao nhiêu?

Ví dụ minh họa:

Cô giáo Vũ Nguyệt Nga là giáo viên đang công tác tại trường THPT thành phố được 06 năm, nhận lương nhóm A2.2, hệ số lương 4,68. Khi đó, tiền lương hàng tháng của cô Nga được tính như sau:

- Phụ cấp ưu đãi = 1.800.000 * 4,68 * 30% = 2.527.200 đồng.

- Phụ cấp thâm niên = 1.800.000 * 4,68 * 6% = 505.440 đồng.

- Khấu trừ bảo hiểm = (1.800.000 * 4,68 + 505.440) * 10,5% = 937.591 đồng.

=>> Tiền lương = 1.800.000 * 4,68 + 2.527.200 + 505.440 - 937.591 = 10.519.049 đồng.

6 Công thức tính lương giảng viên đại học

Giảng viên đại học luôn đòi hỏi người có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cao cùng phương pháp dạy học phong phú, đa dạng. Do vậy, mức lương của cấp này có sự vượt trội hơn so với mặt bằng chung trong ngành. Vậy công thức tính lương của giảng viên đại học ra sao?

Hệ số lương và phụ cấp theo các văn bản pháp luật:

Cách tính lương chi tiết cho giảng viên đại học
Cách tính lương chi tiết cho giảng viên đại học

Ví dụ minh họa:

Thầy Dương Văn Minh là giảng viên đại học dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh công tác đã 05 năm, hưởng lương loại A2, hệ số 5,08. Tiền lương của thầy Minh sẽ là bao nhiêu?

- Phụ cấp ưu đãi = 1.800.000 * 5,08 * 45% = 4.114.800 đồng.

- Phụ cấp thâm niên = 1.800.000 * 5,08 * 5% = 457.200 đồng.

- Khấu trừ bảo hiểm = (1.800.000 * 5,08 + 457.200) * 10,5% = 1.008.126 đồng.

=>> Tiền lương thực tế/tháng = 1.800.000 * 5,08 + 4.114.800 + 457.200 - 1.008.126 = 12.707.874 đồng.

Nhìn chung, mức lương của các thầy/cô phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: chức danh nghề nghiệp, số năm công tác, địa điểm giảng dạy,…Đồng thời, với hệ số lương theo quy định mới từ 01/7/2023 đã phần nào cải thiện được mức thu nhập của nhà giáo trong thời điểm hiện tại. Từ đó, giúp họ có nguồn động lực hơn trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.

7 Kết luận

Trên đây là đầy đủ nội dung về công thức tính lương của giáo viên các cấp mà Liên Việt đã tổng hợp lại. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát hơn về mức thu nhập của nghề giáo và lựa chọn được con đường nghề nghiệp của mình. Chúc các bạn thành công!

CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC LIÊN VIỆT

Hà Nội

Hồ Chí Minh

Hotline: 1800.6581

Email: lienhe@lienviet.edu.vn

Website: https://lienviet.edu.vn/

Link nội dung: https://pmil.edu.vn/cach-tinh-luong-cua-giao-vien-a12196.html