Đôi mắt là một trong những cơ quan quan trọng nhất ở cơ thể người, có vai trò chính trong việc quan sát và ghi nhớ mọi vật. Với nhịp độ cuộc sống tất bật hiện nay và do nhiều yếu tố bên ngoài tác động, tỷ lệ người mắc cận thị có dấu hiệu ngày một gia tăng và gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị lực, cũng như sinh hoạt hằng ngày của chúng ta.
Vì sao cận thị lại gia tăng mà không có dấu hiệu suy giảm, chúng ta đã có đầy đủ kiến thức và ý thức được những tác động xấu dẫn đến cận thị hay không? Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng hiểu rõ nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết cận thị nhé.
1. Cận thị là gì
Cận thị (có tên tiếng anh là Myopia, Nearsightedness), là tật khúc xạ thường gặp ở mắt, cận thị thường gặp ở mọi độ tuổi kể cả trẻ nhỏ. Lúc này, hình ảnh sẽ hội tụ trước võng mạc thay vì hội tụ trên võng mạc như mắt bình thường, do đó người bị cận thị sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn và ghi nhận những hình ảnh ở xa, phải cố gắng điều tiết mới có thể nhìn rõ (thường nheo mắt để nhìn).
Cận thị được chia ra làm 3 nhóm với mức độ khác nhau:
- Cận nhẹ: thường gặp ở những người có độ cận <300D (đi-ốp).
- Cận trung bình: thường gặp ở người có độ cận từ 300D - 600D (đi-ốp).
- Cận nặng là người có số độ cận >600D (đi-ốp).
2. Những đối tượng dễ mắc cận thị
Theo thống kê hiện nay, tỷ lệ trẻ em ở độ tuổi từ 10 - 18 tuổi (chiếm hơn 70%) đang mắc tật cận thị, đây cũng là những độ tuổi có độ cận phát triển nhanh nhất. Thường sau 18 tuổi, độ cận sẽ dần ổn định, cận thị nếu tiến triển nặng hơn, thường kèm theo thoái hoá thị lực và mắc phải các bệnh về mắt nghiêm trọng hơn.
Xem thêm: Cận thị ở trẻ em nguyên nhân và phòng tránh
3. Nguyên nhân dẫn đến cận thị
- Thường nhất là do trục nhãn cầu dài (làm khoảng cách đến võng mạc dài ra, ảnh không rơi được vào võng mạc).
- Thay đổi cấu trúc, độ cong của nhãn cầu như trong bệnh giác mạc hình chóp, thể thủy tinh cong trong thể thủy tinh chóp trước và chóp sau.
- Đọc sách, học tập không đúng tư thế.
- Sử dụng điện thoại, máy tính,.... các thiết bị điện tử trong thời gian dài.
- Sử dụng mắt trong môi trường thiếu sáng.
- Thường xuyên đi ngoài trời nắng nóng mà không có biện pháp bảo hộ cho mắt.
- Do yếu tố di truyền: bố mẹ đều mắc cận thị thì thường dẫn đến nguy cơ cận bẩm sinh khá cao cho con, từ 33% - 60%.
- Người bị bệnh lác (lé) mắt bẩm sinh.
- Chế độ ăn uống và dinh dưỡng không đầy đủ.
Xem thêm: Top 10 thực phẩm tốt cho mắt
4. Dấu hiệu nhận biết cận thị
Cận thị thường không gây biến chứng rõ ràng, trong trường hợp nếu mắt điều tiết quá kém thì có thể gây lé ngoài hoặc có thể dẫn đến nhược thị. Một số dấu hiệu nhận biết cận thị thường gặp:
- Khi nhìn các vật thể ở xa, mắt sẽ thấy rất mờ hoặc phải nheo mắt, nghiêng đầu để có thể thấy rõ, thỉnh thoảng sẽ bị mỏi mắt và đau đầu.
- Mắt khi nhìn gần sẽ thấy rất rõ khi: sử dụng các thiết bị điện tử, đọc sách, học tập v...v ở cự ly gần.
- Khi mắt phải điều tiết quá độ sẽ cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu.
- Nhạy cảm với ánh sáng, chớp mắt nhiều và thường xuyên dụi mắt.
5. Lời khuyên của bác sĩ
Thông thường chúng ta cho rằng, cận thị chỉ là một tật khúc xạ đơn giản và chỉ cần đeo kính là được, nhưng thực tế cho thấy cận thị sẽ tiến triển rất nhanh nết không được theo dõi thường xuyên, thậm chí sẽ dẫn đến thoái hoá mắt, mất thị lực vĩnh viễn.
- Có thể độ ăn uống phù hợp, bổ sung các dưỡng chất và vitamin cho mắt.
- Hạn chế những tác động xấu, gây suy giảm thị lực.
- Đeo kính đúng số cận.
- Khám tầm soát ít nhất 1 lần/năm tại các cơ sở/ bệnh viện chuyên khoa mắt, dựa vào đó mà các bác sĩ có thể chẩn đoán được mức độ tiến triển của cận thị, cũng như là sớm phát hiện các biến chứng xấu gây suy giảm thị lực.
6. Điều trị cận thị bằng phương pháp phẫu thuật Lasik
Với công nghệ kỹ thuật hiện nay, cận thị có thể điều trị được và có khá nhiều sự lựa chọn, trong đó những phương pháp phẫu thuật xoá cận phổ biến nhất hiện nay đó là: Phương pháp Femtosecond lasik, phương pháp Relex smile,... điều trị tật khúc xạ hiệu quả, nhẹ nhàng và cải thiện được thị lực hoàn hảo.
Xem thêm: Tổng hợp phương pháp điều trị cận thị
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, độ cận thị sẽ dễ tăng nhanh hơn nếu chúng ta chủ quan và không kịp thời can thiệp, nếu gặp phải các vấn đề về tật khúc xạ và cần được bác sĩ chuyên khoa khám - giải đáp tại Bệnh Viện Mắt Sài Gòn Nha Trang, xin vui lòng liên hệ HOTLINE: 0949430015 hoặc đăng ký lịch khám trên Fanpage của bệnh viện: Bệnh Viện Mắt Sài Gòn Nha Trang.
Nguồn: Bệnh Viện Mắt Sài Gòn Nha Trang
Link nội dung: https://pmil.edu.vn/bieu-hien-cua-mat-can-la-a11988.html