Nhiệt dung riêng là một khái niệm nhắc nhiều trong môn vật lý và môn hóa học. Chúng có khả năng đo lường nhiệt độ nhận và cho đi với các chất trong môi trường xung quanh chúng. Để biết rõ hơn về khái niệm này bạn đọc cùng VietChem tìm hiểu qua thông tin dưới bài viết.

1. Nhiệt dung riêng là gì?

Nhiệt dung riêng thực chất là một đơn vị đo lường đại diện cho lượng nhiệt mà khối lượng của một chất cần hấp thụ hoặc nhà ra để làm tăng nhiệt hay giảm nhiệt độ của chất đó ở một độ. Nói cụ thể hơn là chúng đo lường khả năng của một chất để hấp thụ hoặc giải phóng nhiệt lượng.

nhiet-dung-rieng-2

Nhiệt dung riêng dùng để đo lường nhiệt độ tăng hoặc giảm của một chất

Khi một chất nào đó hấp thụ nhiệt và thông qua nhiệt dung riêng sẽ xác định được lượng nhiệt cần thiết để tăng một đơn vị nhiệt độ của chất đó. Còn khi giải phóng nhiệt thì nhiệt dung riêng sẽ cho biệt lượng nhiệt chất đó truyền ra môi trường khi nhiệt độ giảm một đơn vị.

Đại lượng xác định phụ thuộc vào tính chất của chất liệu. Bởi một chất có cấu trúc phân tử và sự tương tác giữa các phân tử khác nhau nên nhiệt dung riêng của từng chất cũng khác nhau. Chúng có thể thay đổi tăng lên hoặc giảm xuống theo áp suất, nhiệt độ, trạng thái của các chất (rắn, lỏng, khí),...

2. Ký hiệu, đơn vị tính của nhiệt dung riêng

Nhiệt dung riêng sử dụng với mục đích tính nhiệt lượng khi gia công nhiệt cho vật liệu xây dựng và khi chọn vật liệu trong trạm nhiệt. Chúng được ký hiệu là C và đơn vị đo lường theo chuẩn quốc tế là Joule trên kilogam trên Kelvin ((J·kg−1·K−1 hay J/(kg·K). Ngoài ra cũng có thể là Joule trên mol trên Kelvin.

nhiet-dung-rieng-3

Nhiệt dung riêng ký hiệu là C và đơn vị J·kg−1·K−1 hay J/(kg·K

3. Công thức tính và nhiệt dung riêng của từng chất

Muốn tính được nhiệt dung riêng C thì phải dựa vào công thức tính nhiệt lượng. Sau đó mới xác định được nhiệt dung riêng của từng chất qua thống kê được quy định.

Công thức: Q = m. c. t

Trong đó:

Để thuận tiện tính toán thì bạn hãy dựa vào bảng nhiệt dung riêng của một số chất rắn, lỏng, khí được tổng hợp dưới đây. Gồm:

nhiet-dung-rieng-4

Mỗi chất có nhiệt dung riêng hoàn toàn khác nhau

4. Tính nhiệt dung riêng của nước

Dưới đây là cách tính nhiệt dung riêng của nước với nhiệt độ và cách tính C bằng nhiệt kế. Cụ thể:

4.1. Tính C của nước với nhiệt độ

Nhìn chung các chất đều được tính theo độ K. Nếu như đổi sang độ C nhiệt dung riêng của từng chất sẽ như thế nào. Ví dụ tính C của nước:

Ta có:

K = °C + 273.15

Theo đó tính nhiệt dung riêng của nước theo độ C sẽ là 4200 (J/kg.K) = 4200/ (1+273.15) = 15.32 (J/kg.°C).

4.2. Tính nhiệt dung riêng của chất bằng nhiệt lượng kế

Nhiệt lượng kế là một thiết bị chuyên dụng để đo lượng nhiệt được sinh ra khi đốt cháy một mẫu chất đặt trong môi trường giàu oxi. Để tạo môi trường giàu oxi sẽ đốt chất đó trong một chiếc bình kín và được bao quanh bởi một lượng nước đã được xác định. Dùng nhiệt lượng kế có thể tính được nhiệt dung riêng của từng chất khi đo lường.

nhiet-dung-rieng-5

Xác định nhiệt dung riêng phục vụ cho ngành công nghiệp

Theo cách tính C sử dụng nhiệt lượng kế sẽ được thực hiện như sau:

Nếu như giả sử C là nhiệt dung riêng của chất cần xác định. Để muốn làm tăng nhiệt độ của một vật có khối lượng m từ nhiệt độ ban đầu t1 lên đến nhiệt độ cuối cùng t2 thì cần truyền vào vật nhiệt lượng Q. Xác định nhiệt dung riêng C của chất theo công thức: c = Q / (m(t2 - t1)).

Ta có:

Q = mc (t - t2)

Nhiệt lượng kế có que khuấy nhúng nước sẽ nhận nhiệt lượng tặng từ t1 đến t2: Q = (m1.c1 + m2.c2). (T2 - t1)

Ta có:

C = (m1.c1 + m2.c2). (T2 - t1) / (m. (T - t2))

Ví dụ: Để có thể làm nóng được 2kg thép cacbon từ 20 độ C lên đến 100 độ C thì cần bao nhiệt nhiệt lượng Q. Theo đó biết rằng nhiệt dung riêng của thép cacbon là 0.49 kJ/kg·°C.

Tính: Q = m·c·Δt = (0.49 kJ/kg·°C)·(2 kg)·(100 °C - 20 °C) = 78.4 kJ.

Vậy để làm nóng được 2kg thép cacbon từ 20 độ C lên 100 độ C sẽ cần khoảng 78.4 kJ nhiệt lượng.

Hy vọng với thông tin trên bạn đọc sẽ biết rõ hơn về đơn vị đại lượng đo nhiệt dung riêng. Điều này rất hữu ích trong ngành công nghiệp nếu như nắm chắc kiến thức về hóa học, vật lý. Để xem nhiều bài viết hay khác bạn đọc hãy xem thêm các bài viết tiếp theo từ VietChem.

Link nội dung: https://pmil.edu.vn/nhiet-dung-rieng-cua-nuoc-a11899.html