Để có được những bảng kế hoạch hiệu quả về tối ưu hóa chiến dịch Marketing, các chủ doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ mục tiêu và kết quả mong muốn đạt được như thế nào? Và sẽ đo lường kết quả bằng những chỉ số gì?
Việc cần làm là bạn cần đặt ra những chỉ số KPI rõ ràng. KPI là những chỉ số mà bạn và những người đồng hành đã xác định là quan trọng nhất cho sự thành công của chiến dịch. Đây là những mục tiêu mà bạn phải tuân theo một cách cẩn thận, nhất quán để đảm bảo chiến dịch đạt được tất cả các mục tiêu đặt ra và tận dụng tối đa ngân sách. Để người đọc hiểu hơn về tối ưu hóa chiến dịch marketing, 6 chỉ số User Acquisition dưới đây có thể giúp bạn xây dựng một bản kế hoạch hoàn hảo hơn đấy!
Chỉ số User Acquisition (UA) hay còn được biết đến là thu hút người dùng là một thuật ngữ trong Marketing khi diễn tả một chiến lược được thiết kế để thu hút khán giả và thuyết phục họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn, thường đạt được qua chiến dịch quảng cáo trong nhiều chiến thuật khác.
User Acquisition còn được coi là huyết mạch của bất kỳ công ty. Bởi vì khách hàng, người dùng chính là nhân tố quyết định đến việc thương hiệu, công ty của bạn có thể tồn tại được hay không. Bạn không thể phát triển và thịnh vượng nếu không có khách hàng. Trên thực tế, nếu không có khách hàng thì bạn không có gì cả.
Chính vì thế, chỉ số User Acquisition là một trong những chỉ số quan trọng của marketing mà các chủ doanh nghiệp, thương hiệu cần xây dựng chiến lược một cách cụ thể, chuyên nghiệp và hiệu quả.
Một trong những chỉ số quan trọng của chiến dịch tối ưu hóa marketing chính là lợi tức trên chi tiêu quảng cáo (Return On Assets - ROAS). Chỉ số này thường được dùng để đo lường mức độ hiệu quả của chi tiêu chiến dịch.
ROAS là số tiền bạn sẽ được nhận lại cho mỗi USD chi tiêu cho quảng cáo. Cách xác định ROAS rất đơn giản, bạn cần chia tổng doanh thu kiếm được từ chiến dịch cho chi phí quảng cáo.
Lý tưởng nhất là bạn chỉ cần chi tiêu ít nhất có thể nhưng vẫn đạt được kết quả tối đa, vì vậy ROAS cao là một xu hướng tốt mà các doanh nghiệp có thể lưu ý trong chiến dịch marketing của mình.
Chi phí chuyển đổi khách hàng (Customer Acquisition Cost - CAC) là một trong những chỉ số mà bạn nên cân nhắc thật kỹ ở chiến dịch marketing.
Áp dụng CAC vào trong kinh doanh, chỉ số này sẽ giúp cho các chủ doanh nghiệp thấy được tổng hợp doanh số bán hàng và chi phí của hoạt động đầu tư marketing vào việc thu hút khách hàng mới trong một khoảng thời gian nhất định.
Chỉ số CAC rất hữu ích trong việc đưa ra các quyết định về ngân sách và tính toán lợi tức đầu tư (ROI).
Với chiến dịch (Cost Per Install - CPI), nhà phát triển và UA Manager sẽ chỉ phải trả tiền cho quảng cáo khi ứng dụng của họ thực sự được cài đặt.
Điều đó có nghĩa là ROI có thể được tính toán dễ dàng và chính xác hơn. Vì vậy, bạn có thể đặt giá mỗi lượt cài đặt phù hợp với mục tiêu chiến dịch của mình và tối ưu hoá đến con số đó hoặc thấp hơn giá trị đó.
CPI rất giống với CPA (Cost Per Action), một mô hình được sử dụng rộng rãi trong digital marketing, tuy nhiên CPI chỉ dành riêng cho mobile app.
CPI có nhiều yếu tố phụ thuộc khác nhau, bao gồm cả vị trí địa lý và thiết bị (iOS hay Android). Bạn có thể tính toán CPI bằng cách chia chi tiêu quảng cáo cho số lượt cài đặt mới trong một khoảng thời gian nhất định.
ARPDAU (Average Revenue Per Daily Active User) đo lường mức độ hiệu quả của các chiến lược kiếm tiền của bạn hàng ngày.
ARPDAU sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về người dùng đang hoạt động trên ứng dụng của bạn tạo ra bao nhiêu doanh thu cho bạn mỗi ngày từ nhiều nguồn, bao gồm quảng cáo, mua hàng trong ứng dụng và đăng ký.
Mặc dù chỉ số ARPDAU có thể không hữu ích đối với một ứng dụng mới ra mắt, nhưng lại trở nên quan trọng hơn nhiều trong vòng đời của ứng dụng. Vì các chiến dịch UA ngày càng tồn tại lâu dài, ARPDAU trở thành một công cụ quan trọng giúp bạn hiểu người dùng hơn. Khi có thông tin đó, bạn có thể nhắm mục tiêu đến những người dùng có đặc điểm tương đồng với họ. Khách hàng có doanh thu cao nhất của bạn đến từ đâu - network, ứng dụng, quảng cáo nào là phù hợp với họ? Khi biết được thông tin này, bạn có thể đầu tư nhiều hơn vào quảng cáo và các kênh để thu hút và tiếp cận được nhiều người dùng lâu dài.
LTV - Lifetime Value đúng như tên gọi là một dự đoán về tỷ suất lợi nhuận bạn sẽ kiếm được từ người dùng trung bình của ứng dụng trong khoảng thời gian khi người dùng sử dụng ứng dụng của bạn. LTV được cho là KPI quan trọng nhất vì tính đến tất cả các yếu tố doanh thu.
Giống như ARPDAU, LTV là một chỉ số chỉ áp dụng được khi ứng dụng của bạn thực sự có được một cơ sở người dùng nhất định. Tuy nhiên, khi tìm ra LTV người dùng, bạn có thể đo lường nhiều thứ khác giúp tối ưu hoá các chiến dịch hiệu quả hơn. Có một số trường hợp chỉ số KPI này thực sự có giá trị:
Bạn có thể phân đoạn và nhắm mục tiêu người dùng có các thuộc tính tương tự như người dùng LTV của mình, sau khi có thể ước tính số tiền mà mỗi người dùng sẽ tạo ra theo thời gian.
Bạn cũng có thể đặt ngân sách chiến dịch chính xác hơn vì bạn sẽ có ý tưởng tốt hơn về số tiền có thể chi tiêu trong khi vẫn nhận thấy lợi tức đầu tư của mình.
Bạn sẽ biết thời điểm thích hợp để tạm dừng các chiến dịch UA, ít nhất là cho đến khi cập nhật ứng dụng hoặc trò chơi.
Công thức tính toán LTV thường được sử dụng:
LTV = ARPDAU x Thời gian tồn tại
Tối ưu hoá cửa hàng ứng dụng ASO (App Store Optimization) là một yếu tố quan trọng trong việc chuyển đổi người dùng. Đây là những điều quan trọng nhất cần ghi nhớ về ASO:
Trên đây Thủy Thủ mới giới thiệu đến bạn những chỉ số của chiến dịch UA, mong rằng qua đây, bạn có thể biết được những chỉ số nào thực sự là KPI mà bạn theo đuổi và dễ dàng điều chỉnh các thông số, chiến lược một cách hiệu quả để tận dụng tối đa hiệu suất chiến dịch của mình.
Thủy Thủ chúc các bạn thành công!
Link nội dung: https://pmil.edu.vn/user-acquisition-la-gi-a11669.html