Phỏng vấn là một “sự kiện” rất quan trọng. Đặc biệt là đối với những bạn sinh viên mới ra trường. Vì vậy, với một tư thế là những “tấm chiếu mới”, làm thế nào để các bạn trả lời các câu hỏi phỏng vấn hay nhất và có thể gây ấn tượng tốt nhất đối với nhà tuyển dụng? Bài viết bên dưới với hơn 60 các câu hỏi phỏng vấn phổ biến, cách trả lời hay nhất khi đi xin việc làm và đặc biệt là các lỗi thường mắc khi đi phỏng vấn xin việc, cùng theo dõi để sở hữu cho mình những điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng nhé!
Theo từng năm, số lượng sinh viên ra trường ngày càng nhiều. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tỷ lệ cạnh tranh cũng tăng theo. Do đó, việc phỏng vấn cũng trở nên khó khăn hơn trước vì có quá nhiều ứng viên đăng ký cũng thời gian và cùng vị trí, đặc biệt vào các “mùa tốt nghiệp”.
Tỷ lệ chọi càng cao thì “buộc” phải đưa ra những câu hỏi thách thức hơn để chọn được những người vừa có tài vừa phù hợp với doanh nghiệp của họ. Vì vậy, nếu không có sự đầu tư để chuẩn bị trước, bạn sẽ khó có thể nào phản ứng nhanh và đưa ra được những câu trả lời tạo ấn tượng tốt với người phỏng vấn.
Hơn nữa, với tâm lý đã biết và chuẩn bị sẵn thì khi trả lời bạn cũng sẽ tự tin hơn đúng không nào? Vì thế, nếu thực sự muốn nghiêm túc với công việc mình sắp ứng tuyển thì hãy cố gắng chuẩn bị thật kỹ nhé!
Dưới đây là tổng hợp các câu hỏi thường gặp nhất trongg các buổi phỏng vấn và cách trả lời sao cho hay nhất. Các bạn có thể tham khảo nhé!
Đây là câu hỏi mà tất cả các buổi phỏng vấn đều xuất hiện. Mục đích câu hỏi này là để đánh giá phong thái và cách trình bày của ứng viên.
Bước đầu tiên, bạn sẽ phải giới thiệu những thông tin cơ bản về bản thân mình như: Tên, tuổi, tóm tắt quá trình học tập và làm việc, chuyên ngành, sở trường và sở thích.
Tuy nhiên, những thông tin trên không phải là thứ mà người phỏng vấn muốn biết, vì tất cả nó đều có sẵn trong CV. Điều quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng muốn biết ở bạn thông qua câu hỏi này là những nét nổi bật và thành tích của mình trong quá trình học tập, làm việc trước đó của bạn. Đây là tiêu chí để họ đánh giá năng lực và lựa chọn người phù hợp cho công ty của mình.
Bạn nên giới thiệu bản thân theo trình tự: quá khứ, hiện tại, tương lai và gói gọn trong 2 phút. Ngoài ra, việc chia sẻ những sở thích, tính cách cũng là một điểm nhấn trong mắt nhà tuyển dụng. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc những sở thích và tính cách phù hợp nhất với công việc và vị trí mà mình đang ứng tuyển, nó có thể giúp gì cho công việc của mình.
Xem thêm: Cách tạo ấn tượng tốt giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn
Các câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá xem bạn có phù hợp với vị trí công việc cũng như công ty bạn đang ứng tuyển hay không.
Đối với câu hỏi này bạn cần nêu rõ mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của mình, bạn muốn có vị trí nào trong tương lai ở công ty? Để trả lời tốt câu hỏi này, bạn nên tìm hiểu trước về mục tiêu, sứ mệnh của công ty trước khi đi phỏng vấn, từ đó đưa ra những mục tiêu của bản thân sao cho phù hợp nhất với công ty.
Không nên sử dụng các từ ngữ quá chung chung hoặc quá xa vời để miêu tả mục tiêu của mình. Ở câu hỏi này, người phỏng phấn đang muốn kiểm tra mức độ trung thành của bạn với và bạn gắn bó với họ trong bao lâu. Vì vậy, bạn cũng nên cân nhắc câu trả lời của mình cho phù hợp.
Nếu bạn muốn học lên cao hơn thì cũng nên thể thiện sự cam kết của mình với công ty bằng cách nói việc có nhiều tri thức sẽ giúp bạn cống hiến nhiều hơn cho sự phát triển của công ty.
Câu hỏi này sẽ tương tự với câu “Bạn thích làm gì trong thời gian rảnh rỗi?”, thông qua đó, nhà tuyển dụng sẽ phần nào hiểu được bạn là người như thế nào, yêu thể thao hay thích đọc sách,…
Về sở thích, bạn thoải mái nói về những điều mà bạn muốn làm ngoài thời gian làm việc. Tốt nhất nên nhắc đến những sở thích lành mạnh như công việc xã hội, thể thao… và lợi ích mang lại từ chúng. Để cho câu trả lời thêm trọn vẹn, bạn nên để những sở thích liên quan đến công việc của mình lên trên đầu để tạo ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng.
Vì đây không chỉ đơn thuần là một câu hỏi để tìm hiểu thói quen, mà qua đó, nhà tuyển dụng có thể nhìn cách trả lời xem có bộc lộ những sở thích, thói quen nào phù hợp công việc mà bạn đang ứng tuyển hay không, bạn có thực sự đam mê với công việc này không, câu trả lời phỏng vấn của bạn sẽ thể hiện tất cả.
Ở câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao tính trung thực của câu chuyện. Vì vậy, bạn hãy thoải mái nhớ lại câu chuyện khiến bạn tự hào nhất. Và quan trọng là phải nêu ra được điều bạn tâm đắc, bài học rút ra từ câu chuyện đó để người phỏng vấn thấy được khả năng cầu tiến của bạn.
Vậy đâu là câu chuyện phù hợp nhất? Bạn nên kể những câu chuyện về 1 dự án nào đó bạn đang tham gia, bạn hoàn thành nó như thế nào? Vai trò của bạn trong dự án đó là gì? Gặp những khó khăn gì và giải quyết ra sao? Khi kết thúc dự án, bạn đã mang lại lợi ích gì cho công ty? Và đừng quên nói rằng bạn tự hào như thế nào về nó và hãy nói rằng đó là một trải nghiệm vô cùng quý giá với bản thân bạn.
Câu hỏi này khá khó vì không thể nào hỏi đột xuất mà bạn có thể nghĩ ra ngay 3 từ phù hợp nhất để trả lời cho người phỏng vấn. Do đó, đây là lúc bạn tư duy nhanh về bản thân mình xem yếu tố nào khiến mình trở nên nổi bật trước đám đông và mọi người nghĩ mình như thế nào?
Bạn hãy nhớ là luôn luôn trung thực trong khi trả lời câu hỏi phỏng vấn của mình vì khi nghe các câu trả lời phỏng vấn tiếp theo của bạn nhà tuyển dụng có thể nhận ra bạn đang nói thật hay nói dối về bản thân.
Với câu hỏi này, bạn có thể khéo léo thể hiện những ưu điểm của mình thông qua một người uy tín - sếp cũ của bạn. Vì vậy, bạn hãy bắt đầu câu trả lời này bằng cách nói: “Sếp tôi từng nói tôi là người chịu khó làm việc và ông ta thích sự năng động, hài hước của tôi”
Ở câu hỏi này, một số bạn thường chọn câu trả lời là “Tôi là người cầu toàn” để nói rằng mình cũng cẩn thận đấy. Nhưng thực tế, nhà tuyển dụng không hề đánh giá cao cách trả lời này vì nó thiếu sự cụ thể và có phần hơi “lươn lẹo”. Thay vào đó, bạn hãy mạnh dạn kể ra những điểm yếu của mình và nhớ nói thêm cách khắc phục chúng ra sao nhé!
Đây là câu hỏi mà nhà tuyển dụng đang muốn “dò” xem bạn có phải là người làm việc cách khoa học và hiệu quả hay không? Thông qua câu trả lời, người phỏng vấn muốn biết về cách tổ chức và quản lý công việc của bạn như thế nào.
Một nhân viên ưu tú là người luôn biết cách quản lý thời gian và công việc của mình thông qua việc lên kế hoạch, báo cáo và theo dõi tiến độ công việc. Vì vậy mà dựa vào câu trả lời, nhà tuyển dụng có thể kiểm tra được phần nào về năng lực làm việc, cách thức bạn xử lý công việc, đánh giá nó có phù hợp với công ty họ hay không. Do đó bạn nên đưa ra một cách làm việc khoa học và hiệu quả
Bạn có thể trả lời: “Tôi thích các công việc của mình được theo sát, qua các bản báo cáo, tôi thích làm việc theo kế hoạch vì nó giúp đạt hiệu quả cao hơn”, “Luôn tập trung tối đa khi làm việc, đây là cách giúp tôi hoàn thành tốt các mục tiêu đạt ra”, “Tôi thích ghi chép lại những gì mình học được, những kiến thức bổ ích, nó giúp tôi khá nhiều trong công việc”.
Varun Srinivasan, cựu Giám đốc thiết kế cấp cao tại Coinbase cho biết: “Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn hay nhất. Các ứng viên xuất sắc sẽ có thể nêu rõ động cơ bên trong của họ, lý do tại sao họ đã làm việc tại các công ty khởi nghiệp trước đây - hoặc giải đáp lý do tại sao họ muốn gia nhập. Các ứng viên kém xuất sắc hơn sẽ không tham gia vào cuộc tự vấn đó. Họ sẽ đưa ra những câu trả lời ở cấp độ bề mặt, chẳng hạn như: Tôi thích thử thách bản thân trong lĩnh vực công nghệ.”
Với những lập luận trên, nếu gặp phải câu hỏi này, bạn hãy nêu rõ mục đích việc làm của mình là gì và lý do tại sao bạn lại chọn công ty trước đây để làm việc hoặc giải thích lý do vì sao bạn muốn bước vào công ty này. Đây là cách bạn có thể thu hút nhà tuyển dụng hơn.
Áp lực có thể đến từ nhiều vấn đề, do công việc, từ vấn đề gia đình, xã hội, điều quan trọng là cách bạn giải quyết nó. Vì vậy, cách hay nhất để trả lời câu hỏi này là hãy cho nhà tuyển dụng thấy những áp lực mà bạn từng đối mặt, bạn nắm được những phương pháp cân bằng và biết cách vượt qua nó.
Giả sử như áp lực đến từ công việc chưa hiệu quả hay gặp khó khăn gì đó trong công việc và phải nêu ra giải pháp và cách xử lý cúng để khiến bạn tập trung hơn trong công việc. Hãy cho thấy bạn không sợ phải đối mặt với các áp lực công việc.
Hiểu được vai trò quan trọng của Các Câu Hỏi Phỏng Vấn và Cách Trả Lời. Edumall xin tặng bạn “Khóa Học Kỹ Năng Tìm Việc Và Phỏng Vấn Xin Việc Hiệu Quả”. Để được trang bị đầy đủ kiến thức, thực hành các bài tập thực tế để cải thiện, nâng cao và phát triển kỹ năng giao tiếp của mình.
Viêc đặt câu hỏi này cho ứng viên được coi là cách làm hài lòng hai bên:
Mục đích của câu hỏi này là để công ty tìm ra một ứng viên phù hợp với đặc thù tính chất công việc và phù hợp với ngân sách, chế độ đãi ngộ của công ty.
Đây là câu hỏi “muôn thuở” của nhà tuyển dụng nhưng ứng viên rất ngại trả lời. Nếu nhỡ nói cao quá thì sợ bị loại, nói thấp quá lại cảm thấy thiệt thòi. Thực chất, không có cuộc trả giá nào ở đây cả vì mức lương đã được quy định theo từng vị trí trong công ty.
Do đó, trước khi đến phỏng vấn, bạn cũng nên tham khảo mức lương mặt bằng chung ở các công ty khác cho cùng vị trí đó và tự đánh giá xem bản thân cần mức thu nhập bao nhiêu và giá trị của bạn đang ở mức nào.
Có 1 nguyên tắc khi trả lời câu hỏi trên là :
Ngoài lương ra, trong quá trình phỏng vấn, bạn cũng nên hỏi rõ ràng và cụ thể về những quyền lợi mà mình được hưởng như: Bảo hiểm xã hội, tiền phụ cấp xăng, ăn uống; Chế độ nghỉ thai sản … cho rõ ràng và cụ thể. Việc thẳng thắng với nhau ngay từ đầu sẽ giúp cả hai hiểu nhau hơn và tránh những sai lầm về sau.
Xem thêm: Bí quyết deal lương khi đi phỏng vấn
Hầu hết, công việc nào cũng có áp lực và khó khăn riêng, tuy nhiên theo một quy luật tự nhiên: “Không có áp lực sẽ không có kim cương” nên việc tạo ra áp lực chưa hẳn đã xấu, mà nó có thể là cách để nhân viên vượt qua giới hạn của bản hân mình để đạt hiệu suất cao hơn.
Vì vậy, khi trả lời câu hỏi này cũng là một cách để giới thiệu bản thân khéo léo. Và để trả lời tốt các câu hỏi phỏng vấn xin việc kiểu như này, không gì hơn ngoài việc bạn nêu rõ một ví dụ cụ thể để chứng minh bạn là người giỏi chịu áp lực. Bạn có thể kể về những khó khăn bạn đã mắc phải ở công ty cũ như thế nào và cách để vượt qua chúng.
Ví dụ như luôn phải nỗ lực để hoàn thành công việc đúng deadline, hoàn thành các nhiệm vụ cấp trên giao thêm, sắp xếp lại thời gian làm việc cho khoa học,… Ngoài ra, bạn cũng có thể nói thêm các hoạt động thường làm để giải quyết áp lực như tập yoga, bơi lội, cafe với bạn bè hay xem một bộ phim nào đó
Đối với câu hỏi này, bạn nên đưa ra những đề cao tinh thần ham học hỏi và nâng cao kĩ năng, nghiệp vụ của bản thân. Ngoài ra, bạn cũng nên kể đến những lợi ích mà bạn sẽ mang lại cho công ty từ những kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được.
Các câu hỏi phỏng vấn dạng này nhà tuyển dụng muốn biết thái độ và trách nhiệm của bạn so với gia đình là như thế nào, mức độ ưu tiên của bạn so với công việc.
Bạn nên hiểu rằng việc đi công tác là điều tất yếu để hoàn thành công việc và mục tiêu mà công ty đã đặt ra. Do đó, đi công tác là điều khó có thể tránh khỏi trong quá trình làm việc. Và quan trọng hơn hết, bạn hãy nhớ rằng, nếu bạn được chọn đi công tác cũng đồng nghĩa với việc bạn đang giữ vai trò quan trọng và được công ty tín nhiệm.
Nếu còn độc thân, bạn nên sẵn sàng cho việc đi công tác để hoàn thành các mục tiêu đặt ra của công ty. Tuy nhiên, bạn nên đặt thêm câu hỏi về mật độ và thời gian công tác của công ty như thế nào để cân bằng giữa công việc với cuộc sống gia đình riêng của mình.
Có một số công ty, nếu bạn thật thà và trả lời “không” thì sẽ bị loại ngay từ đầu. Hãy thể hiện bản lĩnh tự tin của mình bằng câu trả lời dứt khoát của bạn. Vì vậy, tốt hơn hết, bạn nên tìm hiểu trước về công ty trước khi phỏng vấn, đặt sẵn ra một số câu hỏi sẽ giúp cho nhà tuyển dụng biết được bạn đang quan tâm tới vị trí công việc ứng tuyển cũng như công ty họ.
Đây là cơ hội vàng để bạn thẳng thắn hỏi và trao đổi với công ty về những thắc mắc cũng như những điều chưa thỏa đáng với bản thân về phúc lợi của công ty mình. Nếu không có gì để hỏi, bạn cũng có thể hỏi về môi trường làm việc hay tính cách của người sếp mà sẽ trực tiếp làm việc với bạn.
Trong quá trình phỏng vấn, câu hỏi này sẽ khiến bạn khá “tuột mood”. Tuy nhiên, hãy bình tĩnh và trả lời nó một cách khôn ngoan vì thực ra những câu hỏi phỏng vấn này chỉ là để thử phản ứng của ứng viên xem thái độ của ứng viên ra sao, ứng biến có nhanh không, có hiểu vấn đề không.
Do đó, bạn có thể trả lời một cách tự tin rằng: Cho dù không được nhận vào công việc thì bạn vẫn vui vẻ và chấp nhận vì ít nhất bạn đã cố gắng hết sức và không từ bỏ những cơ hội của bản thân ình, sau đó sẽ nhìn lại những thiếu sót mà bản thân cần cố gắng hơn. Nghĩ một cách lạc quan là bạn không được chọn không không có nghĩa là bạn không giỏi, mà có thể là do bạn không phù hợp, và nói rằng buổi phỏng vấn cho bạn một trải nghiệm thú vị, đáng nhớ.
Cách trả lời này sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu hơn về bạn là người tạc quan, tự tin và cũng biết nhìn lại những khuyết điểm của bản thân.
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết họ có thực sự là lựa chọn hàng đầu của bạn không và nếu nhận bạn vào làm thì có xảy ra tình trạng nhảy việc ở bạn hay không. Vì vậy, hãy tỉnh táo và tập trung vào vị trí đang ứng tuyển, đừng để bị cuốn vào câu hỏi và vô tình để lộ ra mình đang quan tâm đến vị trí của công ty nổi tiếng nào đó.
Nên trả lời: ” Tôi đã tìm hiểu rất nhiều công ty, và công ty … có vẻ phù hợp với tôi. Thật trùng hợp công ty đang làm trong ngành…, và tôi rất vui khi được đóng góp.”
Đây là một câu hỏi mẹo nhằm đánh giá sự linh hoạt và khả năng ứng xoay chuyển tình thế của ứng viên. Vì vậy, thay vì trả lời bạn hãy khéo léo đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng. Ví dụ: “Tại sao phải thay đổi và lý do thay đổi vào phút chót có thực sự cần thiết hay không”
Mục đích của các câu hỏi phỏng vấn dạng này là: Nhà tuyển dụng muốn biết ứng viên đã tìm hiểu và có hiểu được công việc mình đang ứng tuyển không. Không nên chỉ trả lời “Vì tôi muốn có một công việc”, có thể điều này sẽ gạch ngay tên bạn khỏi danh sách ứng viên tiềm năng.
Thay vào đó, hãy đề cập vào kinh nghiệm ở một vị trí tương đương và thể hiện sự tham mê nghề nghiệm mà bạn đang theo đuổi, thể hiện tinh thần cầu tiến trong công việc và cuối cùng hãy khẳng định năng lực của bạn hoàn toàn phù hợp đối với vị trí công ty đang tuyển.
Có thể sử dụng cách trả lời “Đây là vị trí công việc yêu thích của tôi, tôi đã dành nhiều thời gian để học tập và hoàn thiện các kỹ năng, tôi muốn đây là công việc gắn bó lâu dài với mình”
Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong vị trí công việc này bạn có thể đưa ra các thông tin như: Đây là công việc yêu thích và có nhiều đam mê với nó, mong muốn được phát triển bản thân với công việc này, là một người yêu thích những cái mới, sẵn sàng tìm hiểu và hoàn thiện kỹ năng chuyên môn.
Đối với câu hỏi này, bạn không nên đưa ra khoảng thời gian nhất định mà mình muốn làm ở công ty vì không ai có thể biết trước được điều gì. Hơn nữa, câu trả lời này còn khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn không muốn gắn bó và phát triển lâu dài cùng công ty.
Hãy khéo léo trả lời câu hỏi bằng cách làm rõ ý định muốn gắn bó lâu dài cùng công ty. Nên đưa ra các câu trả lời có ý như: “Tôi muốn gắn bó lây dài, chỉ cần công việc tốt và có cơ hội phát triển bản thân” hay “trước khi nộp đơn ứng tuyển tôi đã tìm hiểu rất kỹ về công ty, nên tôi rất mong muốn có thể hợp tác lâu dài cùng công ty”.
Một số công ty đánh giá cao sự góp ý tích cực để xây dựng tính chuyên nghiệp từ nhân viên bằng cách cho họ đưa ra ý kiến cá nhân của mình để định hướng phát triển của công ty vì chính những người này cũng là một phần trong sự phát triển của doanh nghiệp.
Vậy, nếu sếp sai bạn sẽ làm gì? Đây là câu hỏi phỏng vấn xin việc khá khó để trả lời. Trong trường hợp sếp sai, nếu nó liên quan tới vấn đề công việc bạn có thể trao đổi trực tiếp với sếp một cách thẳng thắn, người lãnh đạo sáng suốt sẽ biết cách sử dụng các thông tin có ích, tránh việc trao đổi, to tiếng trong cuộc họp hay khi sếp đang nóng giận.
Trong công ty sẽ không thể tránh khỏi những lúc sếp hay những người quản lý sẽ có những quyền quyết định về công việc. Lúc này, nhân viên có thể đưa ra ý kiến của bản thân về những vấn đề của kế hoạch, đồng thời cũng phải nói lên những cách để khắc phục và giải quyến chúng. Tuy nhiên, hãy suy nghĩ thật kỹ và lựa cách nói cho khéo léo, tinh tế để tránh những hiểu lầm trong công việc.
Đây là cách tuyệt vời để xem ứng viên coi trọng và khao khát điều gì. Bằng cách buộc họ nghĩ về một người nào đó mà họ biết, bạn sẽ tránh được những câu trả lời đại loại như “Steve Jobs” - kèm theo lý do họ muốn được giống như ông ấy như thế nào.
Bằng cách tìm hiểu bạn ngưỡng mộ ai, nhà tuyển dụng có thể đánh giá tổng quan về những phẩm chất cũng như những điều mà bạn đang phấn đấu đạt được trên hành trình trau dồi bản thân.
Do đó, bạn hãy trả lời rằng mình đã bị ảnh hưởng như thế nào từ những người này trong cách làm việc hay đối xử với mọi người xung quanh để làm nổi bật lên những ưu điểm của mình. Không có câu trả lời nào là hoàn hảo, nhưng tốt nhất nên tập trung vào một đặc điểm cụ thể.
Khi hỏi câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết cách bạn tiếp cận quá trình ra quyết định, từ đó đánh giá được bạn là người bốc đồng, hay nghiên cứu tỉ mỉ? Có lập kế hoạch hay trao đổi với bạn bè không?
Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ cho thấy liệu phong cách ra quyết định và quy trình suy nghĩ của ứng viên có phù hợp với cách làm công việc tại công ty của bạn không.
Thông qua cách xử lý các quyết định, nhà tuyển dụng có thể nhận ra được cách suy nghĩ và cách giải quyết vấn đề có phù hợp với văn hóa doanh nghiệp đó hay không.
Michael Vaughan, cựu COO của Venmo đánh giá đây là một trong những câu hỏi khi phỏng vấn hay nhất. “Nó cho tôi biết ứng viên là người như thế nào, điều gì quan trọng đối với họ, cũng như cách thức họ suy nghĩ ra sao.”
Nếu bạn nói muốn nói đến một thành tích của cá nhân, nhà tuyển dụng sẽ hiểu rẳng bạn đang muốn phát triển sự nghiệp cá nhân.
Nếu bạn nói với họ rằng mình đã có được những thành tích nào từ việc huấn luyện nhân viên cấp dưới hay đội nhóm của mình, họ sẽ biết rằng bạn là người quan tâm đến việc phát triển con người.
Còn nếu bạn đề cập đến các kỳ tích của công ty cũ, họ sẽ nhận ra rằng bạn có khả năng gắn kết với thành công của doanh nghiệp.
Vì vậy, dựa vào những mong muốn bạn muốn nhà tuyển dụng hiểu bạn là người như thế nào để lựa chọn điểm nổi bật cho bản thân mình.
Đây là câu hỏi ngược với 2 câu trên và nó sẽ thường đi chung thành cặp với nhau. Mục đích của nhà tuyển dụng khi đặt ra câu hỏi này là muốn biết vị trí mà bạn đang ứng tuyển có nằm trong mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong tương lai hay không. Chẳng một nhà tuyển dụng nào lại tuyển một ứng viên không có ý định gắn bó lâu dài với công ty dù bạn có giỏi đến đâu.
Do đó, nếu có ý định gắn bó lâu dài, bạn nên dựa vào vị trí mà mình đang muốn hướng tới trong tương lai tại công ty đó để trả lời. Đồng thời cũng phải nói đến những lợi ích mà bạn có thể mang lại cho công ty. Ví dụ: Tôi muốn trở thành một giám đốc điều hành trong 5 năm tới, tôi sẽ làm … để công ty phát triển hơn.
Đây là một câu hỏi khá “đánh đố ứng viên”. Tuy nhiên, bạn nên hiểu rằng vấn đề mong muốn của nhà tuyển dụng không phải việc bạn chọn cái gì, mà là cách bạn làm gì để vừa có được tiền mà lại vừa hoàn thành tốt công việc.
Cách trả lời phỏng vấn thích hợp: Cả hai đều quan trọng và cho nhà tuyển dụng biết rằng tiền và công việc đi liền với nhau. Cách bạn làm việc để kiếm tiền, việc thể hiện năng suất và năng lực của chính mình mình để hưởng thành quả sẽ là điều mà nhà tuyển dụng mong muốn từ bạn.
Câu hỏi này sẽ giúp người phỏng vấn xác định xem có sự phù hợp về kỳ vọng của ứng viên cho vị trí hay không và điểm mấu chốt để thu hút ứng viên nhận lời. Do đó, hãy thoải mái và nêu lên vị trí mà bạn mong muốn đạt được trong tương lai để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn cũng là một người có kế hoạch và lộ trình cho cuộc đời mình một cách rõ ràng.
Đối với câu hỏi này bạn nên trả lời thật lòng nhất có thể, bởi khi nhà tuyển dụng hỏi bạn như thế này thì tin chắc rằng bạn đã ghi điểm ở những câu trả lời trước đó và họ muốn lắng nghe bạn nhiều hơn.
Tuy nhiên, khi trả lời hãy nói về thành quả đạt được trong công việc và niềm vui của bạn khi vượt qua một thử thách. Điều này sẽ giúp bạn gây thêm ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Nếu bạn “thật thà”, trả lời những điểm xấu của đồng nghiệp thì đây sẽ là mộ sai lầm lớn. Nó thể hiện bạn là người nhỏ mọn, ích kỷ và có thể sẽ gây ảnh hưởng đến công ty sau này. Cách khéo léo để giải quyết câu hỏi này là đưa ra các câu trả lời về sự ăn ý giữa bạn và đồng nghiệp của mình. Từ đó cũng cho thấy bạn là người hòa đồng, dễ hợp tác với mọi người vì mục đích của công việc.
Rõ ràng, những câu hỏi về công ty cũ thì không hề “dễ nhai chút nào đúng không? Tương tự câu hỏi ở trên, câu này nếu bạn nói ra những điều tiêu cực về sếp cũ của mình, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng liệu bán có đang đỗ lỗi hay đánh giá xấu sếp cũ của mình? Và chẳng may, sau này họ cũng là sếp cũ của bạn và cũng bị bạn nói như vậy trước mặt nhà tuyển dụng mới thì sao?
Do đó, hãy khôn ngoan xử lý câu hỏi bằng cách đưa ra những nhận xét tích cực cho công ty hay sếp cũ của mình dù lúc trước có khá nhiều những bất đồng về quan điểm. Bạn cũng nên nói rằng mình đã học hỏi và làm việc ở đây rất nhiều, rằng mình đã được hướng dẫn và giúp đỡ ra sao? Và bạn vẫn giữ liên lạc với họ một cách tích cực.
Hãy nhớ một nguyên tắc vằng rằng đừng vì bất cứ lý do nào mà nói xấu công ty cũ cũng như sếp cũ của bạn. Đó sẽ là một điểm trừ trong mắt nhà tuyển dụng đấy.
Nhằm đánh giá khả năng làm việc và tính cách trong công việc của ứng viên. Nhiều nhà tuyển dụng sẽ đánh giá tính tình của ứng viên, dựa vào nét tương đồng hay tương phản giữa 2 môi trường để xác định rằng bạn có phù hợp với công ty hay không trước khi ra quyết định tuyển dụng. Chính vì vậy, bạn hãy tìm hiểu thật kĩ môi trường làm việc của công ty để đưa ra câu trả lời phù hợp nhất.
Đây cũng là một cách hỏi khác của câu hỏi: “Bạn thích gì ở công ty cũ của mình?”. Thông qua cách trả lời, nhà tuyển dụng sẽ biết được điều gì làm bạn hứng thú với công việc, công ty có thể đáp ứng chúng hay không? Và đâu mới là động lực thực sự để bạn ở lại công ty lâu dài? Từ đó, họ sẽ đưa ra quyết định rằng bạn có đủ phù hợp với doanh nghiệp này hay không.
Đây là một câu hỏi khá nhạu cảm. Tuy nhiên, nếu gặp phải thì hãy khéo léo trả lời thôi. Với câu hỏi này, điều mà người phỏng vấn muốn thấy là tinh thần tích cực, thái độ sẵn sàng làm việc trở lại của bạn thay vì thái độ giận dữ khi bị xa thải. Vì vậy, hãy giữ bình tĩnh và nói về quyết định nghề nghiệp sau khi bị sa thải.
Đây là cách bạn tinh tế khoe ra những ưu điểm của mình thông qua nhận xét của những người xung quanh mình. Nó là cơ sở để người tuyển dụng nhận định rằng bạn là người như thế nào. Tuy nhiên, đừng có quá phóng đại sự thật lên nhà tuyển dụng họ đủ thông minh để biết bạn đang trả lời thực hay là cố để qua mắt họ đấy.
Đối với Sarah Fetter, Giám đốc điều hành East Rock Capital, trọng tâm của câu hỏi này là kiểm tra khả năng tự phát triển và thích ứng của ứng viên. “Nó cho phép bạn tìm hiểu sự thay đổi trong hệ thống niềm tin hoặc bộ giá trị cốt lõi của ứng viên. Làm thế nào mà một kinh nghiệm đáng nhớ, hoặc một cá nhân có tác động thay đổi thế giới quan của ứng viên?” cô chia sẻ.
Thông qua những phân tích trên, nếu là ứng viên, bạn sẽ phải khéo léo thể hiện câu trả lời của mình sao cho hợp lý và khoa học, đưa ra những lý do chính đáng và kết quả của việc thay đổi ý định đó. Đừng để nhà tuyển dụng nhận xét rằng bạn là người thiếu tính quyết đoán trong công việc.
Đây là một trong những những câu hỏi phỏng vấn hay nhất, giúp người tuyển dụng kiểm tra sự khiêm tốn và tự nhận thức (self-awareness) của ứng viên.
Thực tế, trong cuộc sống, ai cũng có những lúc mắc sai lầm. Nhưng điều quan trọng rằng sau những sai lầm đóm bạn có rút ra được bài học nào cho bản thân mình và động lực để cải thiện bản thân hay chỉ phủ tay đổ lỗi cho đồng nghiệp/ hoàn cảnh.
Một câu trả lời không ngoan sẽ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn sẵn sàng làm chủ công việc của mình, không trốn tránh trách nhiệm khi tình thế trở nên khó khăn.
Câu hỏi này thường gặp ở những người đã đi làm lâu năm và có ý định nhảy việc để tìm cơ hội mới. Vì vậy, bạn hãy thẳng thắng trả lời rằng: “Sau … năm trang bị cho mình những kinh nghiệm và kiến thức, tôi quyết định tìm kiếm cho mình một công ty có nhiều cơ hội phát triển để tôi có thể phát huy hết khả năng của mình và thành công hơn”.
Ở câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết rằng tư duy của bạn có tích cực hay không, cách đối phó với nghịch cảnh như thế nào? Vì vậy, đừng dại gì mà “nói xấu sếp” mà hãy đề cập đến những gì mà bạn đang quan tâm ở công ty hiện tại này. Bạn cũng có thể hỏi về các cơ hội để thử thách bản thân để người phỏng phấn thấy được rằng bạn là người không ngại khó khăn.
Giai đoạn 30, 60 hay 90 ngày đầu tiên là lúc bạn đang ở vị trí nhân viên thử việc. Trong 30 ngày đầu tiên, bạn sẽ phải làm quen với quy trình của doanh nghiệp, ngồi lại với các vị trí chủ chốt và thích ứng với môi trường mới. 60-90 ngày là thời gian đủ để bạn thực hiện những đóng góp công sức và ý tưởng của mình trong doanh nghiệp.
Vì vậy, hãy thể hiện mình là một người có trách nhiệm trong công việc, có khả năng học hỏi, tiếp thu và đặc biệt là thích nghi với môi trường mới.
Câu hỏi này được dùng để kiểm tra xem sự chuẩn bị và mức độ nghiêm túc của bạn đối với công việc này là bao nhiêu. Vì vậy, để trả lời tốt câu hỏi này, buộc bạn phải tìm hiểu thật kỹ về công ty đó trước khi đi phỏng vấn, xác định mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp mà bạn đang muốn tham gia.
Người phỏng vấn muốn biết điều gì có thể tạo động lực cho bạn làm việc và có thể hiểu thêm về sở thích của bạn nên bạn có thể trả lời rằng “Ở công việc cũ tôi hài lòng nhất là được tiếp xúc với khách hàng, được hiểu họ và giải quyết những khúc mắc của họ để sản phẩm và dịch vụ của công ty tốt hơn và khách hàng hài lòng hơn”.
Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng biết được hiệu quả của việc đầu tư ngân sách cho việc tuyển dụng, quảng bá và xây dựng thương hiệu. Vì vậy, bạn cứ trả lời thành thật rằng mình đã kiếm được công việc này từ đâu, do ai giới thiệu.
Đối với câu hỏi này, chính bạn là người hiểu rõ nhất. Người phỏng vấn muốn thấy sự cam kết, niềm đam mê và mong muốn đối với công việc của bạn chứ không phải vì lý do thực dụng như “lương cao”. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp với giai điệu giọng nói và ngôn ngữ cơ thể để tạo thêm hiệu quả cho buổi phỏng vấn.
Khi đặt ra câu hỏi này, thứ nhà tuyển dụng muốn nghe là câu trả lời có sự đầu tư chứ không phải đơn giản và vô trách nhiệm như là “vì thấy có thông báo tuyển dụng nên đi”. Thay vào đó, bạn có thể trả lời rằng: “Tôi đã chọn ra một số công ty quan trọng có phương châm làm việc phù hợp với khả năng của tôi và công ty này nằm ở vị trí hàng đầu trong danh sách những lựa chọn ưa thích của tôi”.
Đây là lúc bạn nêu ra những ưu điểm của mình vượt trội hơn so với mặt bằng chung. Bạn cũng có thể nói lên những kinh nghiệm mà mình có được, kết quả làm việc từ sự nỗ lực của bạn ra sao. Đặc biệt, nếu có những chứng minh rõ ràng bằng thông số hay lời nhận xét từ sếp cũ, câu trả lời của bạn sẽ đáng tin cậy hơn.
Tùy theo vị trí có câu trả lời phù hợp. Tuy nhiên, nguyên tắc chung là sẽ nêu lên những ưu điểm nổi bật mà bạn có được, giúp ích cho vị trí dự tuyển cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm đã có.
Đây cũng chính là câu hỏi thường được đặt ra nhất trong lúc phỏng vấn. Để trả lời câu này, bạn hãy tóm tắt những kinh nghiệm, kỹ năng của bạn có thể giúp ích cho sự phát triển công ty.
Bạn có thể tham khảo cách trả lời này: “Tôi có được sự kết hợp độc đáo giữa kỹ năng bán hàng và khả năng xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Điều này cho phép tôi sử dụng vốn kiến thức của mình cùng với kỹ năng giao tiếp khá tốt của tôi.
Nếu là người đã từng làm lâu năm, bạn có thể thể hiện thành công của mình qua những con số mà mình đạt được. Tuy nhiên, trong trường hợp ở công ty cũ bạn chỉ là một người nhân viên bình thường thì sao? Lúc này, bạn không nên “nổ” quá. Điều này sẽ tạo ra ấn tượng xấu đối với nhà tuyển dụng.
Bạn có thể trả lời “Thành tích lớn nhất của tôi trong công việc vẫn là dựa vào sự cố gắng của chính bản thân mình. Tôi có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm để cùng nhau hoàn thành tốt mục tiêu của công ty đề ra”.
Hỏi về kinh nghiệm là điều chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ đề cập đến trong quá trình phỏng vấn. Và cách trả lời hay nhất là phải chân thật, bạn biết gì thì nói đó, đừng cố nói những gì mà mình không biết. Vì nếu nhà tuyển dụng hỏi sâu hơn thì không thể nào trả lời được đâu.
Hãy nói những gì bạn được học hay những gì biết về công việc một cách ngắn gọn và đủ, cũng không nên kể chi tiết các công việc, quá dài dòng.
Trong trường hợp chưa có kinh nghiệm, hãy nói đến những hoạt động xã hội, các kỹ năng mềm mà bạn có được, cái mà giúp ích cho công việc hiện tại hay những thành quả bạn có được trong quá trình học tập. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng thêm tin tưởng bạn đấy!
Đặc biệt, không nên tạo ra sự khác biệt quá lớn giữa CV và thực tế để gây ra sự nghi ngờ, thiếu tin tưởng của nhà tuyển dụng đối với bản thân mình.
Khi được hỏi câu này, chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ có tăng ca. Vì vậy, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi trả lời.
Ngoài ra, mục đích của câu hỏi này là để “dò” xem ứng viên của mình có tinh thần trách nhiệm với công việc hay không. Vì vậy, đừng ngần ngại và trả lời là có. Vì trong những tình huống cần thiết, bạn buộc phải “mang việc về nhà” để giải quyết cho kịp tiến độ của 2 bên. Điều này sẽ thể hiện sự chủ động và trách nhiệm của bạn với công việc như thế nào.
Bạn có thể trả lời: “Tôi thấy việc tăng ca là bình thường và hầu hết các công ty đều có, tăng ca giúp tiến độ công việc được đảm bảo, các hoạt động của công ty không bị ảnh hưởng”, “Nếu việc tăng ca giúp cho hoàn thành mục tiêu, tôi nghĩ việc tăng ca sẽ được các nhân viên đồng ý”,…
Thực tế, môi trường nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm. Vì vậy, đừng vội chê môi trường này và khen môi trường kia. Qua đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được cách nhìn không toàn diện và đa chiều của bạn.
Khi hỏi về môi trường làm việc, ý của nhà tuyển dụng muốn nói đến là môi trường làm việc độc lập hay theo nhóm, bạn có thể trả lời bằng cách nêu lên mặt tích cực của cả hai môi trường, hai hình thức làm việc này và chọn ra môi trường phù hợp với mình hơn, nêu kèm lý do tại sao.
Ví dụ câu trả lời phỏng vấn như: “Tôi đã từng làm việc ở cả hai môi trường và tôi nhận thấy môi trường nào cũng có những mặt tích cực và hạn chế riêng. Theo tôi, lựa chọn môi trường làm việc nào thì tùy thuộc vào loại hình công việc, tính chất công việc. Có những dự án tôi cần phải làm việc một cách độc lập, tự đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm, làm chủ dự án, những lúc đó tôi cảm thấy mình hoạt động hết công suất và vận dụng hết khả năng của bản thân. Cũng có những dự án tôi làm việc theo nhóm vì tính chất công việc đòi hỏi các thành viên phải phối hợp với nhau, cùng nhau suy nghĩ và thực hiện”.
Khi đi phỏng vấn tìm việc, các câu hỏi phỏng vấn kiểu này đòi hỏi bạn cần trả lời một cách hết sức khéo léo, bạn có thể nói rằng sẽ chỉ nghỉ việc khi công ty không làm đúng nghĩa vụ đã cam kết hoặc công ty không nhận được những giá trị mà bạn đem lại, bạn không phù hợp với công ty,…
Hãy cố gắng để đưa ra câu trả lời phù hợp nhất mà không ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn của mình. Lưu ý, đừng nên đưa ra các lý do từ mục tiêu nghề nghiệp của bạn thay đổi hay môi trường không phù hợp, quản lý khó tính,… Điều này sẽ thể hiện rằng bạn là người hay thay đổi và thiếu tính chuyên nghiệp đấy.
Vấn đề của câu hỏi nhằm xác định khả năng làm việc cũng như khả năng hợp tác - hỗ trợ đồng nghiệp của bạn trong công việc. Vì vậy hãy thể hiện rõ ràng kỹ năng teamwork của mình cũng như khả năng làm việc độc lập của bản thân. Đừng ngại bày tỏ những vấn đề bạn có thể xử lý được trong cả 2 trường hợp mà nhà tuyển dụng đưa ra.
Câu hỏi này nhằm để xác định khả năng làm việc cũng như sự hợp tác, hỗ trợ mọi người của ban đối với đồng nghiệp. Nhờ đó, họ sẽ sắp xếp bạn vào nhóm phù hợp để phát triển tốt nhất cho cả 2.
Không có gì phải ngại khi bạn có thể xử lý ở cả 2 trường hợp nhà tuyển dụng đưa ra. Điều này còn đánh giá được bạn là người có tính linh hoạt trong công việc nữa đấy.
Câu hỏi này thường dành cho những người ở vị trí cấp cao hơn là sinh viên mới ra trường. Vì với câu hỏi này, nhà tuyển dụng mong đợi ở ứng viên khả năng lãnh đạo để dẫn dắt đội nhóm và công ty đi lên.
Vì tầm quan trọng của vị trí đó, bạn hãy nêu rõ cách quản lý tích cực, cách giải quyết tình huống khi nhân viên của mình mắc sai lầm cũng như cách mà bạn có thể làm để gắn kết các thành viên trong nhóm lại với nhau.
Tất cả chúng ta đều từng ít nhất một lần làm việc với một người sếp khiến bạn cảm thấy lo lắng - hoặc một đồng nghiệp khó chịu. Công sở là môi trường áp lực cao, khiến ta dễ dàng có những cảm xúc tiêu cực.
Mục đích của câu hỏi này là tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự kém chất lượng của mối quan hệ đồng nghiệp. Từ đó có thể cho nhà tuyển dụng biết được bạn có phù hợp với môi trường và văn hóa nghề nghiệp ở đây hay không.
Bạn hãy lựa chọn cách trả lời khéo léo nhất và đừng nói ra những điểm yếu kém của sếp hay đồng nghiệp của mình. Và tuyệt đối không được đổ lỗi cho thất bại của dự án là lý do dẫn đến mối quan hệ tồi tệ. Loại “văn hóa đổ lỗi” này là điều chủ doanh nghiệp hoàn toàn không muốn tồn tại trong doanh nghiệp.
Câu hỏi này sẽ tiết lộ cho nhà tuyển dụng biết bạn có phải là người giữ vững lập trường của mình không. Và làm thế nào để bạn thuyết phục mọi người tin theo suy nghĩ và quyết định của bạn.
Bằng cách thể hiện sự cởi mở trong cách giải quyết vấn đề sẽ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có phải là người có những ý tưởng khác biệt tạo nên những điểm nhấn hay không. Đồng thời, họ cũng sẽ thấy được cách bạn giao tiếp với mọi người như thế nào qua việc xử lý những bất đồng với người khác trong công việc.
Đây là cách mà công ty kiểm tra trí thông minh và khả năng phản xạ cũng như niềm đam mê của bạn đối với công việc. Có người đã từng nói rằng, để biết bạn có hiểu một vấn đề phức tạp nào đó không, hãy đem nó giải thích với những người không biết gì về nó để xem họ có thực sự hiểu những gì bạn nói không.
Vì vậy, điều quan trọng mà nhà tuyển dụng muốn chú ý đến là cách phân tích một ý tưởng phức tạp và trình bày ý tưởng đó với người mới. Do đó, khi trình bày, hãy lựa chọn những từ ngữ đơn giản và phổ biến nhất có thể nhé!
Thông qua câu hỏi này, người tuyển dụng muốn biết rằng bạn có biết cách để quản lý thời gian, xử lý công việc và sắp xếp thứ tự ưu tiên của công việc hay không. Hãy nhớ rằng, doanh nghiệp không quan tâm những gì bạn nói, điều họ muốn biết làcách lý luận và quá trình suy nghĩ của bạn ra sao mà thôi.
Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn hay nhất mà ứng viên không thể chuẩn bị trước được. Thông qua đó, người tuyển dụng sẽ biết được bạn đang cảm thấy như thế nào về buổi trao đổi, cũng như buộc bạn phải suy nghĩ và ứng biến nhanh nhạy nhất.
Nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí quản lý, bằng những kinh nghiệm mà mình có được, bạn hãy mạnh dạn nói ra những suy nghĩ của mình về hiệu quả và quy trình phỏng vấn trên tinh thần xây dựng.
Đây là một phiên bản khác - thách thức hơn - cho câu hỏi “Bạn biết gì về công ty?”. Nó không chỉ yêu cầu bạn phải trình bày những hiểu biết của mình về sản phẩm của công ty mà còn kiểm tra về năng lực của bạn xem những ý tưởng và thông điệp mà bạn đưa ra có thực sự mang lại sức hút cho người khác hay không.
Câu hỏi này thường được dành cho các vị trí bán hàng (sales) và tiếp thị (marketing). Chìa khóa để đưa ra câu trả lời tốt là nghiên cứu kỹ lưỡng và trình bày rõ ràng về doanh nghiệp.
Mục đích của câu hỏi phỏng vấn này là kiểm tra mức độ nhạy bén và sáng tạo trong kinh doanh của bạn. Thông qua đó, họ cũng có thể kiểm tra được cách bạn xây dựng những chiến lược của mình. Đối với câu hỏi này, câu trả lời càng cụ thể bao nhiêu sẽ càng tốt bấy nhiêu. Bạn có thể sẽ lên kế hoạch về hậu cần, tuyển dụng, sản phẩm và dịch vụ hay bất cứ thứ gì mà bạn cho là phù hợp nhất.
Đọc sách là cách tốt nhất để tăng vốn kiến thức và phát triển bản thân. Việc đọc càng nhiều sách cũng sẽ giúp bạn cải thiện khả năng sử dụng ngôn từ của mình để hiểu được ý nhà tuyển dụng và cũng có thể đưa ra câu trả lời khéo léo nhất.
Ngoài ra, bạn cũng nên đọc thêm những cuốn sách về kỹ năng giao tiếp. Vì đây là yêu cầu tối thiểu phải có khi đi làm. Thông qua những cuốn sách đó, bạn cũng có thể biết thêm những cách để xử lý tình huống, tăng thêm tự tin, khôn khéo đưa cuộc nói chuyện theo sắp xếp của mình, làm nổi bật các thế mạnh của bản thân.
Ngoài việc lên mạng và đọc sách để tìm hiểu, bạn có thể tăng sự thực tế bằng cách đi hỏi chính những người đi trước. Vì chính họ cũng đã trải qua giai đoạn này rồi nên chắc chắn sẽ có những lời khuyên thật tốt dành cho bạn.
Khi hỏi những người đi trước, bạn có thể nhìn nhận vấn đề thực tế hơn, không phải “màu hồng” như những thứ mà mình đọc phải ở trong sách hay trên mạng. Lúc đó, bạn sẽ càng tự tin hơn để bình tĩnh và xử lý những tình huống và câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra.
Nếu bạn chưa từng đi phỏng vấn hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ năng phỏng vấn, thì hãy luyện tập trước khi tham gia buổi phỏng vấn thật. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo thêm những mẹo nhỏ được chia sẻ trên mạng xã hội từ những người đã trải qua rồi để tăng thêm sự tự tin.
Tham khảo qua những bài phỏng vấn mẫu sẽ giúp bạn biết thêm những cách trả lời hay hoặc cũng có thể tạo cơ hội cho bạn tự nảy ra câu trả lời mang “thương hiệu riêng” của mình.
Ấn tượng tốt nhất mà bạn có thể cho nhà tuyển dụng thấy đó là sự tự tin của chính mình và những kiến thức cũng như kỹ năng cơ bản để xử lý các câu hỏi tuyển dụng một cách chính xác, đúng yêu cầu nhất, bỏ ra một chút thời gian để tìm hiểu toàn bộ các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn, giúp bạn không bị loại ngay từ vòng gửi xe.
Thái độ phỏng vấn quyết định đến 70% cơ hội việc làm của bạn. Việc bạn có đầu tư thời gian để hiểu về các sản phẩm cũng như định hướng của công ty sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn đang thực sự nghiêm túc và muốn gắn bó với công việc này.
Như đã nói ở trên, chẳng ông giám đốc nào muốn nhận người không biết gì về sản phẩm hay dịch vụ của công ty mình vào làm. Biết đâu chính họ sẽ “phá vỡ” và làm rối loạn công việc cũng như tiến độ hoàn thành nhiệm vụ của cả tập thể thì sao?
Hãy tìm hiểu các thông tin về công ty, các sản phẩm và công việc họ yêu cầu, đây cũng là cách giúp bạn tự tin hơn khi phỏng vấn. Ngoài ra, nếu bạn đưa ra thêm những góp ý, định hướng phát triển sản phẩm của công ty theo cách tích cự và khéo léo thì sẽ càng ghi điểm với nhà tuyển dụng đấy.
Tỏ ra bạn đang quan tâm và yêu thích với công việc này, các định hướng phát triển của công ty phù hợp với bạn và thể hiện bạn đang muong muốn được kết hợp lâu dài với công ty.
Khi hiểu được mục đích mà nhà tuyển dụng muốn đặt ra, bạn có thể biết cách lựa chọn câu trả lời cho hợp lý. Trả lời càng rõ ràng, tự tin, bạn càng có nhiều “điểm cộng” trong mắt nhà tuyển dụng.
Ngoài những câu hỏi khá đơn giản như giới thiệu về bạn thân, mục tiêu nghề nghiệp rồi kinh nghiệm. Thì nhà tuyển dụng cũng muốn thử sức bạn với những câu hỏi khó có chiều sâu nhằm mục đích hiểu rõ hơn và cách sử lý thông minh của bạn như thế nào.
Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng thể hiện sự đầu tư của bạn đối với công việc ứng tuyển. Vì vậy, để gây thiện cảm và thể hiện thái độ muốn làm việc, bạn nên tìm hiểu kỹ về công ty mà bạn đang dự định ứng tuyển như văn hóa công ty, sản phẩm công ty hoặc các dịch vụ kinh doanh bên công ty họ là gì…
Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm thông tin qua website công ty, qua các trang mạng xã hội hoặc thậm chí các bài báo liên quan để kiếm được thông tin của công ty mình. Vì không ai muốn làm viêc với người mà không biết gì về chính họ cả.
Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao về bạn và sẽ hiểu rõ giá trị của bạn để yên tâm giao cho bạn công việc cho một người đã từng có kinh nghiệm và đã từng thành công.
Vì vậy, trong bất cứ nhà tuyển dụng nào khi phỏng vấn một ứng viên, họ đều hỏi về kinh nghiệm. Vì thế hãy nói về những việc có liên quan bạn đã làm trước đây và nhấn mạnh về kết quả đạt được kèm theo những con số rõ ràng, cụ thể.
Tinh thần học hỏi là thứ cực kỳ cần thiết khi đi làm. Có thể bạn không giỏi, có thể bạn không biết nhiều, có thể bạn không có kinh nghiệm nhưng bắt buộc bạn phải có tinh thần học hỏi. Vì nó là cơ sở để công ty quyết định có nên giữ bạn lại để đào tạo và làm việc hay không.
Do đó, hầu hết các nhà tuyển dụng luôn uốn biết ứng viên của mình có sẵn sàng để thích nghi với cách học tập và làm việc mới hay không. Hãy tỏ ra mình là người có khả năng học hỏi, luôn muốn tìm hiểu thêm về lĩnh vực mới nhé!
Mục tiêu quan trọng nhất trong cuộc phỏng vấn là chứng minh làm thế nào để bạn mang lại lợi ích cho công ty chứ không phải đòi hỏi xem công ty mang lại lợi ích gì cho bạn.
Vì vậy, hãy đề ra một kế hoạch và lộ trình rõ ràng, rằng mình sẽ làm những gì ở công ty, sẽ phát triển lên những vị trí nào? Không cần phải quá chi tiết nhưng phải thể hiện được những ý tưởng và dự định mà bạn nghĩ rằng mình có thể mang lại lợi ích cho công ty.
Khi đã hiểu rõ được những mong muốn của nhà tuyển dụng rồi thì việc của bạn là làm nổi bật những khả năng của bản thân để phù hợp với yêu cầu và mong muốn của công ty thì cơ hôi trúng tuyển của bạn đã tăng rất nhiều.
Kỹ năng giao tiếp là thứ cực kỳ quan trọng không chỉ đối với cuộc sống hằng ngày mà còn với cả trong công việc. Thông qua quá trình trả lời các câu hỏi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được cách giao tiếp của bạn. Họ sẽ quan sát từ cái bắt tay hay hành động nhìn vào mắt khi nói chuyện,..
Đôi khi, chỉ với một chi tiết nhỏ cũng sẽ làm cho người phỏng vấn thấy được bạn là một ứng cử viên sáng giá mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm, ngay cả khi bạn chưa trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Nên hãy thật tự tin khi giao tiếp với họ nhé!
Đây là một thiếu sót cực kỳ lớn đối với những “tấm chiếu mới” khi đi phỏng vấn. Khi nhận được câu hỏi, có một số bạn sẽ thật thà và trả lời không có câu hỏi nào cho nhà tuyển dụng. Đối với một số công ty, nếu bạn không hỏi sẽ bị “đánh rớt” ngay từ đầu vì họ đánh giá rằng bạn đang chưa thực sự quan tâm và tìm hiểu kỹ về công việc này
Vì vậy, các bạn không dươc phép bỏ lỡ cơ hội này bởi lúc đưa ra các câu hỏi thích hợp chính là thời cơ thích hợp để bạn thể hiện sự quan tâm và nhiệt tình với công việc và công ty mà mình ứng tuyển.
Nếu không có câu hỏi nào dành cho nhà tuyển dụng về công việc, bạn có thể hỏi về văn hóa doanh nghiệp, hỏi về cách làm việc của những người mà mình có thể làm việc trực tiếp với họ trong công ty để hiểu hơn về con người và môi trường ở nơi này. Thông qua đó, chính bạn cũng có thể đánh giá được mình có phù hợp với công ty này hay không.
Đây là điểm yếu của hầu hết các sinh viên mới ra trường. Đôi khi, các bạn quá tập trung dành nhiều thời gian để nói về những thứ không cần thiết mà lại nói không đủ ý cho những câu hỏi trọng tâm. Nó là một điểm trừ khá lớn trong mắt nhà tuyển dụng.
Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy tồi tệ và khó chịu khi bạn nói quá nhiều, lan man và thao thao bất tuyệt về tất cả các câu chuyện về cuộc đời bạn. Chính vì vậy mà bạn hãy trả lời các câu hỏi một cách súc tích, ngắn gọn và đơn giản, đúng trọng tâm.
Mặt khác, họ cũng sẽ khó chịu khi bạn trả lời cộc lốc chỉ với 1 - 2 từ, không đủ ý và đặc biệt là không có đầu đuôi. Điều này thể hiện bạn là người kém lịch sự.
Với những câu hỏi “Có/Không”, thay vì chỉ trả lời “có” hay “không” thì bạn có thể giải thích thêm vì sao bạn lại lựa chọn như vậy, từ đó cũng giúp nhà tuyển dụng hiểu hơn về bạn.
Khi nhận được câu hỏi phỏng vấn, bạn không nên trả lời vội mà hãy bình tĩnh, chậm lại 2 - 3 giây để suy nghĩ câu hỏi cho thật kỹ, xem nhà tuyển dụng muốn nhận được cái gì từ câu hỏi này để bạn có thể lựa chọn cách trả lời cho hợp lý nhất. Ngoài ra, nó còn cho người phỏng vấn thấy được bạn là người điềm tĩnh, không vội vàng hấp tấp.
Tránh tình trạng nghe qua loa và trả lời ngay, sau đó mới sửa lại câu trả lời của mình. Nó sẽ thể hiện rằng bạn là người thiếu chuyên nghiệp và không cẩn thận đấy.
Edumall sẽ bật bí những “bí kíp” để giúp bạn thành công trong mọi cuộc phỏng vấn xin việc. Hãy cùng theo dõi nhé!
Ở vòng 1 nhà tuyển dụng sẽ có 5 tiêu chí để đánh giá bạn có phải là ứng viên tiềm năng hay không.
Với vòng 2 thì NTD có 4 tiêu chí sau để đánh giá ứng viên.
Như vậy, qua bài viết trên, edumall đã giúp bạn tổng hợp lại 60+ các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời hay nhất khi đi xin việc và bật mí các “bí kíp” để giúp bạn thành công trong buổi phỏng vấn của mình. Chúc bạn tự tin và thành công trong buổi phỏng vấn của mình nhé.
Link nội dung: https://pmil.edu.vn/bo-50-cau-hoi-phong-van-va-cach-tra-loi-a11550.html