6 BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP HIỆU QUẢ CHO HỌC SINH, SINH VIÊN

Kế hoạch học tập là gì?

Kế hoạch học tập là một lịch trình có tổ chức phác thảo thời gian và mục tiêu học tập. Tương tự như lịch trình đi làm hoặc đi học, sinh viên đại học nên xây dựng cho mình lịch trình dành riêng cho việc học mỗi tuần. Lịch trình này nên gồm có ngày của các câu hỏi, bài kiểm tra và kỳ thi; cũng như thời hạn cho các bài báo và đồ án.

Tại sao bạn cần lập một kế hoạch học tập?

Quản lý thời gian có thể là thách thức cho mỗi cá nhân. Ngoài việc tham gia các lớp học của mình, bạn có thể cam kết tham gia những hoạt động khác như ngoại khóa, công việc làm thêm hay tham gia công tác xã hội. Lập một kế hoạch học tập hiệu quả cho phép bạn sử dụng thời gian của mình một cách hợp lý và đảm bảo rằng bạn đang dành đủ thời gian ngoài giờ học trên lớp để hoàn thành bài tập về nhà, ôn tập các bài kiểm tra cũng như lưu giữ thông tin đang học.

Tại sao bạn cần lập một kế hoạch học tập?

Kế hoạch học tập cực kỳ quan trọng đối với sinh viên đang học trực tuyến, vì bạn cần có tính kỷ luật, tinh thần tự giác và sự quyết tâm để hoàn thành việc học của mình mà không cần thầy cô nhắc nhở liên tục.

6 bước lập kế hoạch học tập hiệu quả

Xác định mục tiêu học tập

Để bắt đầu lập kế hoạch học tập, bạn cần phải biết mình muốn học gì, cần học gì. Nếu bạn đang tìm kiếm một nghề mới cho bản thân, hãy xem xét kỹ lưỡng nghề nghiệp nào là mục tiêu cuối cùng mà bạn tìm kiếm. Nếu muốn nâng cao kỹ năng của mình và muốn học một ngôn ngữ mới, hãy hình dung bản thân đang du lịch đến đất nước khác và sử dụng các kỹ năng của mình. Hình dung mục tiêu cuối cùng muốn đạt được trước, sau đó bạn cụ thể hóa thành những công việc nhỏ để đạt được mục tiêu đó.

Xác định mục tiêu học tập

Xem xét lý do vì sao bạn muốn học kiến thức, kỹ năng này mà không phải kiến thức, kỹ năng khác. Khi bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi này, tức là bạn đã xác định động lực học tập một cách rõ ràng. Động lực sẽ giúp bạn bắt đầu và vượt qua những thời điểm khó khăn khi học kỹ năng và kiến thức mới. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể duy trì động lực như lúc bắt đầu? Nó đòi hỏi sự nghiên cứu, sự cam kết với bản thân và đôi khi là sự trợ giúp.

Nghiên cứu khóa học

Tất nhiên, internet sẽ cung cấp rất nhiều bài báo và blog liên quan đến những kiến thức, kỹ năng mà bạn muốn học. Tuy nhiên, cùng với việc tìm hiểu thông tin trên internet, hãy cố gắng tìm những cá nhân đang và đã làm chính xác những gì mà bạn đang tìm kiếm. Những người này sẽ trở thành cố vấn cung cấp kiến ​​thức và chuyên môn vô giá cho bạn. Những lời khuyên từ họ sẽ giúp bạn nhận biết cơ hội và hạn chế rủi ro. Từ đó, bạn có thể hình dung cơ bản về khóa học và chất lượng của nó.

Chia nhỏ mục tiêu

Dựa trên mục tiêu đã xác định ở bước 1, bạn hãy chia nhỏ chúng và gắn chúng với các hoạt động cụ thể. Các mục tiêu nhỏ cần phải đo lường được.

Ví dụ nếu bạn đang muốn học một kỹ năng mới, hãy yêu cầu bản thân làm việc với nó ít nhất 20 phút mỗi ngày. Hoặc tự nói với bản thân rằng bạn sẽ tham gia mọi lớp học và tham gia đầy đủ. Sau khi đã đăng ký khóa học, hãy cho chúng một “chiếc deadline”.

Mẹo để có thể dễ dàng đạt được những mục tiêu nhỏ là ghi chúng ra giấy. Việc theo dõi chúng trên giấy sẽ giúp bạn hoàn thành dễ dàng hơn. Việc ghi lại hàng ngày các mục tiêu nhỏ là động lực để bạn tiếp tục duy trì, bạn sẽ cảm thấy tự hào về bản thân khi hoàn thành danh sách này. Hãy để danh sách này ở một vị trí dễ nhìn và tự thưởng cho bản thân mỗi khi hoàn thành một mục tiêu nhỏ trong đó.

Tập trung và cam kết

Với kế hoạch đã đề ra từ đầu, bạn cần phải hết sức tập trung. Nếu một phần kế hoạch của bạn là dành một khoảng thời gian mỗi ngày để học điều gì đó mới thì bạn phải tạo một lịch trình khuyến khích bản thân chăm chỉ thực hiện. Nếu bạn cần thức dậy sớm hơn mười lăm phút mỗi ngày để tập trung vào việc học, hãy thực hiện nó. Tóm lại, bạn cần thay đổi bản thân để phù hợp với kế hoạch học tập.

Tập trung và cam kết

Thay đổi hành vi đòi hỏi sự cam kết thực hiện của chính bạn. Chỉ có bạn mới biết điều gì là tốt nhất cho bản thân. Nếu bạn cần tự thưởng cho mình khi đạt được các mốc cụ thể trong kế hoạch, hãy làm điều đó. Bất cứ điều gì cần thiết để thúc đẩy bạn tiếp tục cam kết và tập trung đều sẽ giúp bạn kiên trì tiếp tục hành trình.

Thực hiện theo đúng kế hoạch

Hãy tranh thủ sự giúp đỡ của người thân trong gia đình và bạn bè. Khi gặp khó khăn thì sự hỗ trợ từ người thân chính là nguồn động lực rất lớn, giúp bạn theo đuổi bản kế hoạch học tập đã thiết lập. Những việc nhỏ lại có thể đem hiệu quả bất ngờ, nên đừng ngần ngại thử nghiệm để có thể theo đúng kế hoạch.

Thực hiện theo đúng kế hoạch

Vận dụng kỹ năng, kiến thức đã học

Học tập nghiêm túc liên quan đến việc thay đổi hành vi của mỗi người. Với mỗi kỹ năng bạn mới học được, hãy sử dụng nó. Nếu bạn đang học một ngôn ngữ mới, hãy tìm cơ hội để thực hành nó. Bạn càng luyện tập và sử dụng kỹ năng mới của mình thường xuyên, bạn sẽ càng có nhiều khả năng sở hữu nó. Tìm cách chia sẻ kiến ​​thức của bạn như áp dụng trong công việc, viết blog hay dạy cho người xung quanh.

7 mẹo xây dựng kế hoạch học tập đạt hiệu quả cao

Thiết lập mục tiêu học tập dài hạn và ngắn hạn

Khi đã xác định mục tiêu học tập cho bản thân, việc đề ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn sẽ giúp bạn thực hiện dễ dàng hơn và bám sát kế hoạch đã đề ra.

Thiết lập mục tiêu học tập dài hạn và ngắn hạn

Mục tiêu ngắn hạn như: Ôn tập cho kỳ kiểm tra trong một tuần, đọc xong tài liệu tham khảo trong 2 tuần,... Tốt nhất nên sử dụng đơn vị tính theo ngày, bạn cần bao nhiêu ngày cho từng mục tiêu ngắn hạn cụ thể.

Mục tiêu dài hạn như: Thi đại học, thi chứng chỉ hay phỏng vấn cho một vị trí nghề nghiệp mới,... Bạn cần sử dụng thông tin của mục tiêu dài hạn để tính toán cho các mục tiêu ngắn hạn.

Sắp xếp mức độ ưu tiên hợp lý cho mỗi hoạt động

Sắp xếp mức độ ưu tiên hợp lý cho mỗi hoạt động

Thông thường trong việc học tập, chúng ta không chỉ học riêng lẻ một môn học. Mỗi người chúng ta luôn phải tiếp thu các loại, các nguồn và các dạng kiến thức khác nhau một cách liên tục, đôi khi là đồng thời. Vì thế sẽ có nhiều mục tiêu khác nhau được đặt ra. Vấn đề là bạn cần phải thực hiện việc nào trước?

Do đó, sau khi đã xác định được mục tiêu, bạn cần phải phân loại và sắp xếp được mức độ ưu tiên cho mỗi hoạt động. Bạn có thể dựa theo ma trận ra quyết định của Eisenhower:

>> check ô này thể hiện cách khác cho dễ hiểu hơn

Thứ tự ưu tiên cho các hoạt động của bạn sẽ là 1 => 2 => 3=> 4

Sắp xếp thời gian cho các hoạt động khác

Bằng cách sắp xếp một lịch trình cân bằng, tâm trí của bạn sẽ dễ dàng tiếp thu hơn trong thời gian dành cho việc học. Nếu lên kế hoạch học nhiều ngày dài liên tục, bạn sẽ cảm thấy chán nản và dễ bỏ cuộc. Bạn nên sắp xếp thời gian của cho các hoạt động khác như tập thể dục, giao lưu với các sinh viên khác…

Có cân nhắc phương pháp học bạn yêu thích

Bạn thích xem video hay nghe audio, bạn có khả năng tập trung vào buổi sáng hay buổi tối, bạn thuộc tuýp người có tính kỷ luật hay thích trì hoãn. Hãy cân nhắc và lựa chọn phương pháp học phù hợp với ý muốn của mình.

Kiên trì và theo sát kế hoạch học tập

Để có thể kiên trì theo sát kế hoạch học tập đã lập ra, bạn có thể chủ động viết những việc bản thân cần làm vào đầu ngày và đánh dấu những việc mà mình đã làm được trong ngày hôm đó. 

Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng theo sát kế hoạch, không bị trễ bất kỳ deadline hay đề mục quan trọng nào. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp bạn tạo động lực để thúc đẩy bản thân, từ đó có thể theo sát kế hoạch một cách dài lâu và trọn vẹn.

Đánh giá kế hoạch học tập của bản thân và điều chỉnh khi cần

Kế hoạch học tập của bạn là tất cả những việc giúp bạn học tập hiệu quả và năng suất hơn. Nếu bạn thấy rằng nó không hoạt động không tốt, đừng nản lòng. Bạn có thể thay đổi kế hoạch khi tìm ra những điều phù hợp hơn với mình.

Đánh giá kế hoạch học tập của bản thân và điều chỉnh khi cần

Sử dụng phần mềm lập kế hoạch

Các phần mềm lập kế hoạch sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả thực hiện kế hoạch học tập.

Bạn có thể tham khảo các phần mềm lập kế hoạch công việc và lập kế hoạch cá nhân dưới đây:

Trello

Nếu là học sinh cấp 3 hoặc sinh viên đại học, chắc bạn đã từng nghe qua phần mềm Trello. Đây là một phần mềm giúp cá nhân, tập thể tham gia lập và theo dõi kế hoạch. Với giao diện khá đơn giản, dễ hiểu và không tốn phí, Trello chắc chắn là phần mềm mà bạn nên dùng thử.

Ưu điểm:

Nhược điểm:

Notion

Notion là phần mềm khá đa năng, bạn có thể sử dụng Notion để lập kế hoạch, ghi chú bài học hay làm Portfolio, CV… một cách cực kỳ đẹp mắt và thỏa sức sáng tạo. 

Ưu điểm:

Nhược điểm:

Trên đây là bài viết UMT đã chia sẻ đến các bạn 6 bước lập kế hoạch học tập cũng như những “mẹo hay” giúp xây dựng kế hoạch học tập mang lại hiệu quả cao. Hy vọng các bạn có thể áp dụng cho bản thân để học tập tốt hơn nhé! Ngoài ra bạn nên tăng cường sức khỏe, cách chạy bộ hoặc xe đạp tập thể dục để có sức khỏe.

Link nội dung: https://pmil.edu.vn/cach-lap-ke-hoach-hoc-tap-a11511.html